Phân tích nội bộ của Trường

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học điện lực đến năm 2020 (Trang 64 - 84)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐẾN NĂM 2020

2.3 PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

2.3.3 Phân tích nội bộ của Trường

Từ việc nhận thức quá trình dậy học là quá trình có hai chủ thể: Thầy và trò, người thầy là linh hồn của giờ học sinh động và sáng tạo. Người thầy có vai trò

trong việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, vì vậy việc xây dựng đội ngũ giảng viên của trường Đại học Điện Lực là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Bảng 2. 9. Bảng tính toán số lượng cán bộ giảng dạy ĐH Điện Lực (2009 – 2014).

Đơn vị Cán bộ, Giảng viên (ĐVT: Người)

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Cán bộ Quản trị 41 57 64 65 70 72

Giảng viên 158 168 182 221 252 278

Cán bộ 54 63 76 85 92 97

Cán bộ, giảng viên

phục vụ 49 35 35 34 32 36

Tổng 302 323 357 405 446 483

Nguồn: Phòng CTHHSV trường Đại học Điện Lực

Từ bảng trên ta nhận thấy: Nguồn nhân lực của Trường liên tục tăng qua các năm. Từ năm 2011 nguồn nhân lực của Trường tăng 126 người, vì trong thời gian này Trường thành lập thêm một số phòng ban và các khoa, do đó cần thêm một số lao động trong lĩnh vực này. Nguồn nhân lực từ năm 2010 đến nay tăng tương đối ổn định và chủ yếu là tăng ở bộ phận giảng viên.

Nhà trường đặc biệt quan tâm đưa đội ngũ cán bộ trẻ đi đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ ở trong và ngoài nước. Trung bình mỗi năm số cán bộ được gửi đi đào tạo tại nước ngoài là 20-40 người. Đặc biệt, năm 2013 số lượng giảng viên được cử đi đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ ở nước ngoài chiếm tới 20% tổng số giảng viên.

Bảng 2. 10. Thống kê số lượng giảng viên trường ĐHĐL đã được đào tạo ngoài nước năm 2013.

Tổng số giảng viên

(người)

Đào tạo đại học (người)

Đào tạo thạc sỹ (người)

Đào tạo tiến sỹ (người)

Tổng số đào tạo ở trong và ngoài

nước (người)

Tỉ lệ (%)

460 1 46 45 92 20%

Nguồn: Phòng TCCB trường Đại học Điện Lực

Ngoài trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực trong Trường Đại

ngữ, tin học, khả năng NCKH…Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, trường ĐH cần có chính sách phân công, tuyển dụng hợp lý, có kế hoạch và chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng làm việc đồng thời có các chính sách sử dụng, khuyến khích tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho họ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước.

Bảng 2. 11. Đội ngũ Giảng viên của Đại học Điện lực phân theo tuổi.

TT Trình độ Người Phân loại theo tuổi (người)

< 30 30-40 41-50 51-60 > 60

1 Giáo sư, Viện sĩ 0 0 0 0 0 0

2 Phó giáo sư 10 0 0 3 4 3

3 Tiến sĩ khoa học 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 62 4 26 15 14 3

5 Thạc sĩ 227 59 109 51 8 0

6 Đại học 148 35 55 38 18 2

7 Cao đẳng 4 0 0 0 4 0

8 Trung cấp 2 0 0 0 1 1

9 Trình độ khác 30 10 8 9 3 0

Tổng 483 108 198 116 52 9

Nguồn: Phòng TCCB trường Đại học Điện Lực

Đội ngũ cán bộ, công cán bộ, giảng viên của Trường có tuổi đời khá trẻ.

Khoảng tuổi 20 - 40 chiếm 63.2%. Số lượng giảng viên đang được trẻ hóa có tính năng động cao, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, có thể làm nên những bước đổi mới có tính đột phá.

Ý kiến phản hồi từ phía giảng viên

Qua thực hiện điều tra thực tế bằng phiếu đánh giá từ cán bộ giảng viên cho thấy các vấn đề về nhân sự và hoạt động đào tạo của trường hiện tại được thực hiện tương đối tốt, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề còn hạn chế như sau (Phụ lục 07):

Bên cạnh vấn đề phát triển nguồn nhân lực có những điểm tích cực về tốc độ Thạc sỹ, Tiến sỹ hóa đạt trên 255% như đã phân tích thì tỷ lệ giảng viên/sinh viên còn chưa cao, tại trường Đại học Điện Lực năm 2014 có 278 giảng viên với số lượng sinh viên là 18984, như vậy cứ 68 sinh viên thì mới có 01 giảng viên, tỷ lệ như vậy còn khá thấp so với quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 20 sinh viên/

01 giảng viên, điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Theo kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các ý kiến đồng ý còn khá thấp, chỉ chiếm 69%, trong khi đó có 17% ý kiến không đồng ý với số lượng giảng viên/ sinh viên hiện tại. Như vậy, trường cần có những chiến lược bổ sung thêm cán bộ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo.

Số lượng cán bộ, giảng viên được giao nhiệm vụ đúng chuyên ngành được đào tạo còn chưa đạt hiệu quả tối đa.

Hình 2. 3. Đánh giá mức độ phù hợp của chuyên ngành đào tạo với công việc.

Với tỷ lệ 1% ý kiến không đồng ý, vấn đề này nằm ở chỗ số lượng cán bộ giảng dạy đang thực hiện chưa đúng chuyên ngành vẫn tồn tại do quá trình tổ chức lại cơ cấu khoa.

2.3.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trường Đại học Điện Lực trước đó đã được Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đầu tư cơ sở vật chất tương đối hiện đại nhưng số lượng phòng học và các khu phục vụ vẫn cần được phát triển để đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng của nhu cầu đào tạo.

Để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế cần có quy hoạch tổng thể.

Từ năm 2006 đến nay, trường Đại học Điện Lực đến năm 2014 đã đạt được những kết quả sau:

- Tại cơ sở 1: hoàn thiện được nhà học viên 7 tầng với diện tích sàn là 4600m2, xây dựng được hệ thống thư viện điện tử và cải tạo cảnh quan.

- Tại cơ sở 2: đang xây mới nhà học 7 tầng với diện tích sàn 3640m2 Ý kiến phản hồi từ người học

Để làm rõ những hạn chế trong chiến lược phát triển của trường một cách khách quan, tác giả đã xây dựng phiếu thăm dò ý kiến phản hồi từ người học về chất lượng đào tạo và những điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (Phụ lục 08).

Tác giả tổ chức thực hiện phát ra 100 số phiếu cho 4 lớp học chia đều mỗi khóa lấy ý kiến của 1 lớp. Số phiếu thu về được là 92 phiếu với kết quả như sau:

Trang thiết bị giảng đường theo ý kiến khảo sát từ phía sinh viên còn chưa đáp ứng đủ cho người học, với tổng số ý kiến tán thành chiếm tỷ lệ 64% còn chưa cao, đặc biệt trong đó có 1% ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Hiện tại số lượng phòng học có đầy đủ các thiết bị như máy chiếu, loa trợ giảng còn hạn chế, chỉ chiếm 25% trên tổng số 60 phòng học, ngoài ra trường mới có 02 phòng thực hành tin học với 90 máy tính phục vụ cho giảng dậy, cụ thể tại năm 2013 thì cứ 209 sinh viên mới có 01 máy tính để thực hành.

Bên cạnh đó về điều kiện ánh sáng và các điều kiện khác phục vụ cho học tập còn hạn chế, chỉ có 61% các ý kiến đồng ý, 9% các ý kiến cho rằng chỉ đáp ứng được ở điều kiện trung bình và 1% ý kiến hoàn toàn không đồng ý.

Như vậy, kết quả thu được ở phiếu khảo sát của sinh viên cho thấy những hạn chế của trường Đại học Điện Lực trong việc xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược chủ yếu ở cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giảng dậy học tập của trường còn khiên tốn so với các trường khác trên địa bàn, chưa có nhiều phòng học đa phương tiện và chuyên dùng. Cùng với đó, mức độ đáp ứng của thư viện nhà trường đối với nhu cầu của người học còn rất thấp theo đánh giá của người học, trên 50% trả lời không hài lòng với thực trạng thư viện hiện tại.

Hình 2. 5. Mức độ đáp ứng của thư viện trường ĐH Điện Lực.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu người học đó là do trường Đại học Điện Lực hoàn toàn tự chủ về tài chính, mặc dù là trường công lập nhưng trường Đại học Điện Lực hiện nay lại không được cấp kinh phí đào tạo, nguồn thu chủ yếu của trường là từ học phí của sinh viên và dịch vụ đào tạo khác.

Ý kiến phản hồi từ phía giảng viên

Qua thực hiện điều tra thực tế bằng phiếu đánh giá từ phía giảng viên, cơ sở vật chất và thiết bị học tập của trường còn nhiều thiếu thốn, các thiết bị hỗ trợ cho giảng viên trong công tác giảng dậy cũng được đánh giá thấp

Hình 2. 6. Đánh giá thiết bị hỗ trợ giảng dậy tại khu giảng đường ĐH Điện Lực.

Cụ thể tỷ lệ đồng ý với điều kiện thiết bị trợ giảng hiện tại đạt 41%; trong khi 21%

cho rằng là bình thường và 5% hoàn toàn không đồng ý. Vấn đề được đặt ra ở đây rất rõ ràng về cơ sở vật chất của trường còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong công tác dậy học

2.3.3.3 Tài chính

- Nguồn thu học phí theo qui định tại nghị định 70/CP.

- Nguồn thu từ hợp đồng liên kết đào tạo các đơn vi trong ngành điện.

- Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của nhà trường như gửi xe, nhà ăn sinh

viên, ký túc xá.

Căn cứ vào nguồn thu trong năm, trường đã phân bổ chi:

+ Kinh phí dùng để chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học như cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, chi đào tạo, đào tạo lại viên chức....

+ Kinh phí chi lương và các khoản có tính chất lương như chi vượt giờ, vượt quản lý, học bổng, điện nước, văn phòng phẩm, sách báo.... chi cho công tác tuyển sinh, hoạt động ký túc xá, nghiệp vụ chuyên môn, trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quĩ như: quĩ phúc lợi, quĩ khen thưởng, quĩ tăng thu nhập....

Các khoản thu, chi và định mức chi của trường đều công khai trong qui chế chi tiêu nội bộ. Hàng năm qui chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, sửa đổi trên tinh thần tiết kiệm và đảm bảo chi để thực hiện tốt cho các nhiệm vụ đã đề ra trong năm Bảng 2. 12. Tổng hợp nguồn thu của trường trong giai đoạn 2011 – 2013.

STT Nguồn thu

(triệu VNĐ)

Năm

2011 2012 2013

1 Thu học phí trực tiếp của học sinh, sinh viên

129.564 197.292 227.052

2 Thu từ hợp đồng đào tạo liên kết, các đơn vị trong ngành

7.686 8.347 9.928

3 Thu từ các hoạt động dịch vụ 3.234 4.475 6.837

5 Tổng số/năm 140.484 210.114 243.817

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính trường Đại học Điện Lực 2.3.3.4 Quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo

a. Quy mô đào tạo

Bảng 2. 13. Số lượng sinh viên giai đoạn 2010-2014.

Năm Tổng số sv

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau ĐH SL

(sv)

TL (%)

SL (sv)

TL (%)

SL (sv)

TL (%)

SL (sv)

TL (%) 2010 6874 1449 21,08 2034 29,59 3391 49,33 0 0,00

2011 10797 1600 14,82 2906 26,91 6291 58,27 110 1,02 2012 16441 1976 12,02 4000 24,33 10355 62,98 275 1,67 2013 18921 1729 9,14 3597 19,01 13279 70,18 316 1,67 2014 18984 1542 8,12 4268 22,48 12764 67,24 410 2,16

Nguồn: Phòng CTHSSC trường Đại học Điện Lực

Bên cạnh số lượng tuyển sinh hàng năm tăng đều thì nhìn chung quy mô đào tạo của trường Đại học Điện Lực qua các năm có chiều hướng tăng theo. Cụ thể vào năm 2010, tổng quy mô đào tạo tại trường lên đến con số 6874 chưa kể số lượng sinh viên đào tạo liên kết với trường. Nhìn vào biểu đồ hình 2.2 chúng ta nhận thấy, vào năm 2010 hầu như tất cả các hệ đào tạo có số lượng sinh viên không chênh lệch nhiều, nhưng các năm sau đó số lượng sinh viên Đại học tăng nhanh do nhu cầu đào tạo đại học của xã hội, trường đã từng bước mở thêm các ngành nghề như Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng và kế toán. Đặc biệt là hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành kế toán đã làm cho số lượng sinh viên đại học của trường tăng đột biến đến năm 2013 là 13279 sinh viên.

Năm 2012, Trường đã bắt đầu được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép mở hệ đào tạo mới Sau đại học, bước đầu trường chỉ được ngành hệ thống điện và quản lý năng lượng với tổng số sinh viên là 110 học viên chiếm 0.67% số lượng sinh viên toàn trường. Năm 2013, trường lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tiếp tục đào tạo sau đại học ngành Điện tử viễn thông và công nghệ năng lượng đã làm tăng số lượng học viên sau đại học lên 275 người chiếm 1,46% số lượng sinh viên toàn trường.

Hình 2. 7. Số lượng sinh viên trường ĐH Điện Lực giai đoạn 2010 -2014.

Đào tạo sau đại học như vậy đối với trường Đại học Điện Lực còn khá non trẻ cho nên số lượng chuyên ngành được phép đào tạo còn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

b. Chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo là chỉ tiêu phản ánh trình độ nhận thức, sự tiếp thu bài giảng và vận dụng tốt trong học tập của HSSV trong quá trình đào tạo của các trường đào tạo nhân lực nói chung.

Bảng 2. 14. Số lượng sinh viên khá giỏi trường ĐH Điện Lực giai đoạn 2010- 2014.

Năm Tổng số

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau ĐH

SL(sv) TL(%) SL(sv) TL(%) SL(sv) TL(%) SL(sv) TL(%)

2010 253 12 0,83 53 2,61 188 5,54 0 0,00

2011 320 23 1,44 81 2,79 216 3,43 21 0,00

2012 485 29 1,47 112 2,80 323 3,12 55 19,09

2013 568 33 1,91 101 2,81 379 2,85 64 20,25

2014 631 38 2,46 128 3,00 384 3,01 79 19,27

Nguồn: Phòng đào tạo trường Đại học Điện Lực

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung hàng năm số lượng sinh viên khá giỏi tăng, ở bậc đào tạo trung cấp với kết quả là 12 sinh viên khá giỏi chiếm 0,83% số lượng sinh viên của hệ đã tăng lên 33 sinh viên chiếm 1,91% vào năm 2013; đối với hệ đào tạo Cao đẳng và Đại học có tăng về mặt số lượng nhưng tỷ lệ phần trăm giảm do sinh viên tại bậc đào tạo liên thông tăng nhanh. Nếu để ý chúng ta thấy tỷ lệ cao nhất ở bậc ĐH là 5,54% vào năm 2010 sau đó lại giảm mạnh năm sau và giảm đều các năm không phải vì nguyên nhân chất lượng đào tạo đi xuống.

Theo kết quả tốt nghiệp hàng năm của trường, về toàn diện số HSSV tốt nghiệp chiếm khoảng 98% chỉ còn lại 2% là không tốt nghiệp. Số lượng này một phần là do lưu ban xuống khóa dưới và một phần đã bỏ học.

Bảng 2. 15. Số lượng sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Điện Lực giai đoạn 2010- 2014.

Năm Tổng số

Đạt TB khá Khá Giỏi

SL(sv) TL(%) SL(sv) TL(%) SL(sv) TL(%) SL(sv) TL(%)

2010 2150 2109 98,09 2008 95,21 87 4,13 11 0,52

2011 3027 2993 98,88 2886 96,42 91 3,04 13 0,43

2012 3634 3517 96,78 3373 95,91 123 3,50 18 0,51

2013 6098 6031 98,90 5879 97,48 126 2,09 23 0,38

2014 8459 8321 98,37 7922 95,20 354 4,25 45 0,53

Nguồn: Phòng đào tạo trường Đại học Điện Lực

Trong số HSSV tốt nghiệp thì tỷ lệ HSSV tốt nghiệp xếp loại khá, trung bình là cao nhất trong khi đó số lượng HSSV tốt nghiệp loại giỏi chiếm tỷ lệ quá nhỏ dưới 1%. Chỉ tiêu này phản ánh nhà trường cần phải cố gắng và quyết tâm hơn nữa trong công tác giáo dục đào tạo.

Hình 2. 8. Số lượng sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi hàng năm

Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp xếp hạng trung bình không cao mà chỉ tập trung vào lượng trung bình khá là trên 95% cũng là điều đáng khích lệ hay cũng là một phần thành công, thể hiện sự nhiệt tình của toàn bộ Giảng viên, Cán bộ nhà trường trong những năm qua, nhất là đối với mái trường Đại học còn non trẻ.

Ý kiến phản hồi từ người học

Theo kết quả khảo sát từ phía người học, đối với nguồn nhân lực giảng dạy, phương pháp sư phạm của giảng viên đưa ra là tương đối phù hợp đối với các đối tượng theo các môn học. Đạt được kết quả này xuất phát từ trong những năm gần đây nhà trường thường xuyên mời các chuyên gia tổ chức các khóa học nghiệp vụ sư phạm và yêu cầu các giảng viên tham gia, nâng cao trình độ.

Hình 2. 9. Đánh giá phương pháp giảng dạy phù hợp người học

Bên cạnh đó, theo đánh giá của sinh viên về tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong giảng dạy, đây là một ưu điểm với đội ngũ giảng viên hiện tại của trường có độ tuổi còn trẻ, động lực làm việc tốt, năng động ham học hỏi, chính vì vậy phù hợp với mong muốn của người học theo khảo sát với gần 90% đồng ý và hoàn toàn đồng ý, tuy nhiên đội ngũ giảng viên/sinh viên còn quá thấp so với quy định chung.

Hiện tại nhà trường thực hiện nhiều phương pháp đánh giá kết quả học tập tùy theo đặc thù của từng môn học cùng với việc triển khai phần mềm quản lý thi và điểm QM-Test nhằm tăng tính khách qua , theo kết quả khảo sát đối với người học thì nhìn chung các phương pháp đánh giá hiện tại là phù hợp với đặc thù các môn học. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy nhà trường đầu tư vào công tác quản lý đào tạo đã mang lại kết quả ban đầu.

Hình 2. 10. Đánh giá phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với đặc thù môn học

Ngoài ra, kết quả khảo sát từ người học cho thấy giảng viên hiện tại của nhà trường nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của sinh viên về tác phong sư phạm, thời lượng giảng dạy, thân thiện với người học.

Về tài liệu tham khảo cho dậy và học, Trường Đại học Điện Lực sẽ dành một phần kinh phí hàng năm để bổ sung sách, tài liệu tham khảo đảm bảo thư viện có đủ tài liệu trong và ngoài nước về hầu hết các lĩnh vực khoa học chủ yếu.

c. Chính sách học sinh – sinh viên

- HSSV tốt nghiệp giỏi, xuất sắc được ưu tiên giới thiệu việc làm tại các cơ quan, doanh nghiệp.

- Được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách đối với HSSV theo quy định.

- Được tiếp nhận và bố trí ở nội trú nếu có nhu cầu.

- Tạm hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự theo luật…..

2.3.3.5 Nghiên cứu khoa học – công nghệ

Quán triệt chiến lược phát triển khoa học công nghệ của EVN, lãnh đạo trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi về kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học điện lực đến năm 2020 (Trang 64 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w