CHƯƠNG III HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐẾN NĂM 2020
3.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
3.3.2 Hoạch định chiến lược chức năng
Nhận xét chung: nhận thấy tổng số điểm hấp dẫn của các chiến lược đã phân tích ở trên trong cùng nhóm chênh lệch nhau không lớn nên trong quá trình đề xuất các chiến lược chức năng, tác giả đã nỗ lực phối kết hợp chiến lược tổng quát ở trên với nội dung của các chiến lược khác.
Dựa vào quá trình phân tích và lựa chọn các chiến lược chức năng, Trường Đại học Điện Lực có thể thực hiện các chiến lược chức năng phối kết hợp với nhau.
Cụ thể như sau:
3.3.2.1 Hoạch định chiến lược về đào tạo
Mục tiêu phát triển: Chất lượng đào tạo cao, thể hiện rõ giá trị của trường là mục tiêu chung trong chiến lược phát triển đào tạo của trường xuyên suốt giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tiếp tục triển khai các chương trình nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, duy trì qui mô đào tạo ở các bậc, các cấp học.
Tăng cường liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học trong cả nước, khu vực và quốc tế. Đào tạo con người có phẩm chất về kiến thức, khả năng sáng tạo về đạo đức và quan hệ xã hội.
Chỉ tiêu phát triển:
+ Trường duy trì các bậc đào tạo tiến tới đến năm 2020 có thể đào tạo thêm các ngành nghề đào tạo khác.
+ Bố trí, sắp xếp, bổ sung, cân đối nguồn nhân lực cho việc sử dụng đội ngũ giảng viên một cách tối ưu nhất; bố trí công viên chuyên môn đúng với khả năng của từng người, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên chức trong trường phát huy cao nhất sở trường của mình.
+ Chủ trương của nhà trường là nâng cao chất lượng đào tạo, 70% sinh viên ra trường tìm được công việc phù hợp sau 6 tháng tốt nghiệp.
+ Chú trọng tăng cường chương trình liên kết, Trường đang đưa ra đề án từ nay đến năm 2020 trường sẽ nhanh chóng xây dựng được thương hiệu.
+ Triển khai và hoàn thiện chương trình đào tạo chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng anh các chuyên ngành như công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, quản lý công nghiệp, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, điện tử viên thông, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, kế toán.
+ Phấn đấu từ nay đến năm 2020 nhà trường sẽ mở thêm 5 mã ngành mới đối với bậc học cao học.
Bảng 3. 2. Lộ trình phát triển chương trình đào tạo cao học tới năm 2020.
Năm Các ngành dự kiến mở thêm Số lượng dự kiến tuyển sinh
2016 Tài chính doanh nghiệp 90
2017 Kỹ thuật công nghệ môi trường 100
2018 Kế toán doanh nghiệp 100
2019 Công nghệ năng lượng 100
Nguồn: Trường Đại học Điện Lực
3.3.2.2 Hoạch định chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng
Nhà trường đã đưa ra mục tiêu thực hiện từ nay đến năm 2020 như sau:
Mục tiêu phát triển:
- Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng: Khu giảng đường, khu nhà hiệu bộ, khu ký túc xá học sinh, sinh viên , khu sinh hoạt văn hóa, thể thao, thư viện, xưởng thực tập, phòng thí nghiệm…
- Nâng cấp hiện đại hóa điều kiện giảng dạy và học tập xứng đáng với qui mô phát triển là trường đa ngành, đa lĩnh vực.
- Qui hoạch, xây dựng trường theo hướng tập trung hiện đại.
- Đẩy mạnh việc mở rộng mặt bằng trong thời gian sớm nhất và khẩn trương thực hiện việc xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo cơ sở, môi trường, điều kiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học, làm việc, học tập và nội trú khang trang, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chỉ tiêu phát triển:
- Tại cơ sở 1: Xây nhà thí nghiệm kết hợp nhà học 15 tầng với diện tích sàn 17.300m2, bổ sung trang thiết bị thí nghiệm và thư viện điện tử. Xây mới một nhà hội trường đa năng 5 tầng với diện tích sàn 4.820m2, một nhà học 5 tầng với diện tích sàn 7700m2 và một số cơ sở hạ tầng khác.
- Tại cơ sở 2: Xây mới nhà một nhà học 5 tầng, một nhà học 7 tầng, một ký túc xá 5 tầng, xây nhà hội trường đa năng 5 tầng và khu giáo dục thể chất 6000m2, một nhà ăn kết hợp ký túc xá 5 tầng diện tích sàn 3500m2 và một nhà lưu trữ 6 tầng.
- Nâng cấp phòng thí nghiệm, xưởng thực tập cũ đã có. Trang bị mới các phòng thực hành và trang thiết bị cho các khoa: các xưởng thực hành cho ngành tự động hóa, cơ khí, hệ thống điện, điện tử viễn thông… Trang bị máy tính phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu cho sinh viên bình quân 10 sinh viên/ 1 máy tính.
- Xây dựng hệ thống thư viện hiện đại với nguồn tài nguyên thông tin cập nhật phong phú, liên thông với hệ thống thư viện điện tử của các trường đại học trong nước.
Bảng 3. 3. Kế hoạch đầu tư thư viện trường ĐH Điện Lực.
STT Nội dung Đ.V
tính
Năm 2012
Chỉ tiêu
2020 Ghi chú
1 Diện tích m2 1.372 2.200
Số lượt bạn
đọc/năm Người 30.529 40.000
Số chỗ ngồi Chỗ 150 300
2 Trang thiết bị
Máy tính Chiếc 60 120 Hệ thống Wireless
Dịch vụ đa phương
tiện 1 Mutimedia
Hệ thống hội thảo 1 Video Conference
3 Nguồn lực thông
tin 64.762 150.000 Sách, tạp chí, báo
cáo khoa học, đề tài, luận văn....
4 Nhân lực Người 9 21 Cân đối với kế
hoạch phát triển của trường
5
Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin (Có đến thời điểm lập kế hoạch)
Tỷ đồng 1,7 3,5
Nguồn: Trường Đại học Điện Lực
3.3.2.3 Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu phát triển:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Đảm bảo tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo qui chuẩn. Đào tạo đội ngũ kế cận
có đủ đức, đủ tài đảm bảo sự kế thừa và phát triển vững chắc để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược phát triển của trường.
- Phát triển đội ngũ viên chức cho các lĩnh vực hoạt động, phấn đấu đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Chỉ tiêu phát triển:
- Đảm bảo tỷ lệ hợp lý về số lượng đội ngũ giữa khối giảng dạy và khối quản lý phục vụ là 65% và 35%.
- Về cơ cấu trình độ đội ngũ giảng dạy: Đến cuối năm 2020 có khoảng 50%
giảng viên có trình độ tiến sĩ; 100% giảng viên các chuyên ngành đào tạo sử dụng tốt một ngoại ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ưu tiên tiếng anh.
- Về đội ngũ quản lý: 100% cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ.
Bảng 3. 4. Lộ trình phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên ĐH Điện Lực.
Lộ trình năm học
PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao Đẳng Trình độ
khác
2015 79 238 148 4 36 505
2016 87 271 139 4 36 537
2017 97 345 109 0 36 588
2018 123 390 99 0 36 648
2019 162 425 89 0 36 712
2020 200 451 62 0 36 749
Nguồn: Trường Đại học Điện Lực
3.3.2.4 Hoạch định chiến lược phát triển nguồn lực tài chính Mục tiêu phát triển:
- Tài chính là nguồn lực rất quan trọng, quyết định tốc độ phát triển, tụt hậu hoặc đến giải thể của một tổ chức. Hệ thống các đại học công lập của nước ta hiện nay nguồn thu thường được hình thành từ 4 nguồn chủ yếu (Ngân sách của nhà nước, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các khoản thu khác...). Tuy nhiên do đặc điểm
tự chủ về tài chính, mục tiêu phát triển tài chính của Trường Đại học Điện Lực từ nay đến năm 2020 trường sẽ đảm bảo nguồn tài chính cho mọi hoạt động của nhà trường. Ngoài ra, trường triệt để tận dụng cơ chế khuyến khích huy động vốn từ các nguồn từ bộ chủ quản và nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược chung.
Chỉ tiêu phát triển:
- Khai thác tốt các nguồn thu với mức tăng tối thiểu 20 – 25% hàng năm.
- Ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức; xây dựng cơ sở vật chất hiện đại.
3.3.2.5 Hoạch định chiến lược phát triển khoa học
Mục tiêu phát triển: Đưa hoạt động nghiên cứu khoa học thực sự trở thành một trong hai hoạt động chính của từng giảng viên, sinh viên và của trường nói chung. Nhà trường hướng tới phát triển nghiên cứu các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, có thế mạnh của trường, đặc biệt là công nghệ cao.Thúc đẩy gia tăng nghiên cứu để gia tăng lượng bài công bố trên tạp chí của khu vực và quốc tế.
Chỉ tiêu thực hiện:
- Nhà trường phấn đấu từ nay tới năm 2020 mỗi năm có 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, biên soạn 20- 30 giáo trình, tài liệu tham khảo học tập cho học sinh, sinh viên.
- Công bố mỗi năm 30 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và 5 bài trên các tạp chí khoa học quốc tế.
- Mỗi năm tổ chức 1 – 2 hội thảo với qui mô lớn có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước và 12 hội thảo cấp khoa.
- Mỗi năm có 1 – 2 dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học.
3.3.2.6 Hoạch định chiến lược hợp tác đối ngoại
Mục tiêu phát triển: Phát triển và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, phấn đấu để trường trở thành trung tâm văn hóa khoa học của vùng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Chỉ tiêu phát triển:
- Ngoài việc duy trì các dự án đã có, khai thác và mở rộng quan hệ với các đối tác mới để thực hiện các chương trình tiên tiến, các chương trình liên kết đào tạo.
- Mở rộng hoạt động trao đổi sinh viên với các trường nhằm tạo ra số lượng sinh viên nước ngoài học tập nghiên cứu dài hạn tại trường khoảng 100 sinh viên/
năm vào thời điểm năm 2020, chuẩn hóa chương trình đào tạo để ngày càng nhiều các trường uy tín công nhận chương trình đào tạo của trường.
- Tìm kiếm các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về Việt Nam của các trường đối tác nước ngoài nhằm có được ít nhất một dự án phối hợp nghiên cứu quốc tế.
- Phát triển các chuyến đi học tập kinh nghiệm ở các trường đối tác nước ngoài cho đội ngũ viên chức, trung bình 35 – 50 lượt viên chức được giao lưu ở nước ngoài/ năm vào năm 2020.