CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐẾN NĂM 2020
2.3 PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay và là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3324,52 km2 đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7212300 người (tính đến 31/12/2013).
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Bảng 2. 5. Số lượng học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội giai đoạn 2010-2013.
Năm 2010 2011 2012 2013
Số học sinh THPT (học sinh) 212.842 212.961 206.472 195.254 Nguồn: Thống kế về giáo dục của tổng cục thống kê
Vị trị địa lý thuận tiện cho giao thông đi lại cùng với số dân đông với tỉ lệ người trong độ tuổi học đại học cao, số học sinh năm 2013 của Hà Nội khoảng 1094000 học sinh với tỉ lệ số học sinh / vạn dân khoảng 1518 học sinh, đây là điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học ở Hà Nội cũng như trường Đại học Điện Lực thu hút người học nhiều năm nay.
b. Môi trường chính trị pháp luật Tình hình chính trị ổn định
Tình hình ổn định về chính trị luật pháp tại các quốc gia là một yếu tố hết sức quan trọng tác động đến môi trường hoạt động của các tổ chức. Mặc dù hiện nay trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam được coi là quốc gia có môi trường chính trị ổn định. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành trong nước phát triển trong đó có giáo dục Đại học.
Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân với sự nghiệp GD &ĐT
Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 06-08-2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Trong mọi thời đại, trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá trí thức. Đội ngũ trí thức được đào tạo bằng nhiều con đường khác nhau đang hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội, các trường Đại học trong nước chính là nơi đào tạo một lực lượng trí thức đông đảo và chủ yếu phục vụ cho cho quá trình phát triển đất nước”.
Không để bất cứ học sinh, sinh viên nào phải nghỉ học vì nhà nghèo là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, bên cạnh điều chỉnh học phí, Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như giảm học phí, miễn học phí và nhiều chính sách hỗ trợ khác, đặc biệt là chính sách tín dụng học sinh, sinh viên. Đến thời điểm này, đã có hàng triệu học sinh, sinh viên được vay vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, với doanh số cho vay lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng mức cho vay tín dụng học sinh, sinh viên kể từ năm học 2013-2014 lên 1,1 triệu đồng/người/tháng (thay vì mức 800.000 đồng/tháng), với lãi suất 0,5%/tháng.
Như vậy, đủ để thấy rằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nền giáo dục là không hề nhỏ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục sánh
Tác động của các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về GD &ĐT
Tích cực giao quyền tự chủ cho các trường Đại học và cao đẳng trên các mặt hoạt động, khuyến khích hoạt động sản xuất kết hợp đào tạo, chủ động sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo.
Đây chính là cơ hội lớn cho các cơ sở giáo dục công lập, tuy nhiên cũng là thách thức nếu không có chiến lược phát triển thích hợp. Lĩnh vực giáo dục được nhà nước khuyến khích phát triển, đào tạo được coi là đầu tư tương lai dài hạn.
Trường Đại học Điện Lực là trường công lập thuộc EVN – Bộ Công thương, nguồn thu duy nhất hiện tại của trường là từ học phí và thu từ các dịch vụ khác.
Trong khi các trường công lập khác đều được hỗ trợ kinh phí của Bộ Giáo dục và Bộ chủ quản; từ năm 2007 trường Đại học Điện Lực tự chủ về kinh tế, đó cũng là môt phần khó khăn lớn nhất của Trường.
c. Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rất lớn, đó là nợ xấu ngân hàng, các doanh nghiệp tư nhân phá sản tăng, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, sức mua nội địa giảm, thất nghiệp tăng nhanh… Đối với chính phủ, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là các vấn đề về kinh tế: làm sao để vực dậy một nền kinh tế tăng trưởng ốm yếu
Câu hỏi đặt ra là bắt đầu những cải cách về chính sách đầu tư nguồn nhân lực như thế nào. Đây là một câu hỏi liên quan đến giáo dục và Giáo dục có phát triển?
có giúp tạo ra “hưng thịnh quốc gia” và sự phát triển cho cả xã hội hay không? Là nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục nói chung.
Trong những năm qua hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến kinh tế Việt Nam nói chung trong đó có giáo dục và đào tạo nói riêng. Hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng tới giáo dục Đại học Việt Nam ở nhiều phương diện khác nhau nhưng trong phạm vi nghiên cứu này tôi xin đề cập tới hai phương diện chính là:
Thứ nhất, liên kết đào tạo, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Quá trình này tạo nhiều cơ hội cho các Đại học ở các nước đang phát triển tiếp cận nhanh với trình độ quốc tế nhờ liên kết đào tạo với các Đại học tiên tiến của các nước phát triển.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài cho giáo dục. Trong những năm qua số lượng các dự án và tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khá lớn, tuy nhiên lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn khá khiêm tốn bởi các nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại vấn đề chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Nhưng đây cũng là một cơ hội cho giáo dục đại học trong thời gian tới nếu như các trường có chính sách và có các giải pháp đúng đắn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Bảng 2. 6. Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người qua các năm.
Năm 2006 2008 2010 2012 2013
Thu nhập quốc gia bình quân đầu người
(triệu đồng) 12,5 18,4 23,9 35,1 38,3
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
theo giá hiện hành (nghìn đồng) 636 995 1387 2000 Chi tiêu bình quân đầu người một tháng theo
giá hiện hành (nghìn đồng) 511 792 1211 1603
Nguồn: Thống kế về thu nhập và chi tiêu của tổng cục thống kê
Ngoài ra, qua bảng thống kế ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu bình quân của người Việt Nam nói chung là còn thấp tuy đã có sự tăng lên qua các năm. Đây là một thách thức đối với giáo dục bậc đại học nói chung cũng như Đại học Điện Lực nói riêng trong vấn đề chi tiêu cho giáo dục và yêu cầu học phí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
d. Môi trường văn hóa - xã hội
Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, [Nxb KHXH, H, 1994] truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.
Dân tộc Việt nam có tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững... Lênin cũng dạy rằng: Học! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều bắt buộc. Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người.
Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm, thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Ở nước ta, đặc biệt các thành phố lớn hiện tại, tâm lý phổ biến của nhiều bậc phụ huynh học sinh coi học Đại học là con đường tiến thân duy nhất, và nếu không vào được Đại học thì việc trúng tuyển vào Cao đẳng cũng là cơ hội để từ đó phấn đấu tiếp lên Đại học, việc lựa chọn trường học, ngành học cũng vẫn còn mang theo tâm lý chạy theo "mốt", hoặc ngành nghề sang trọng nhiều hơn, tuy nhiên cho đến nay tư tưởng này đang được nền kinh tế thị trường điều tiết. Đối với xã hội đây không phải là điều tốt, nhưng đối với các trường Đại học, Cao đẳng thì đây chính là cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp phát triển.
Như bảng 2.7 dưới đây, có thể thấy rằng số lượng sinh viên đại học luôn đạt con số cao, hơn 2 triệu, trong giai đoạn 2010-2013 đặc biệt tập trung tại Hà Nội với tỉ lệ khoảng 31% năm 2013, đây chính là cơ hội lớn với trường Đại học Điện Lực.
Qua bảng số liệu, chúng ta nhận ra một đòi hỏi ngay thời điểm hiện tại đối với đào tạo bậc đại học chính là phát triển số lượng giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo với
tiêu chuẩn bộ giáo dục đề ra là 20 sinh viên/ giảng viên thì mặt bằng chung hiện tại trên toàn quốc gia là 22,72 sinh viên/giảng viên, trong khi ở Hà Nội con số này là 24,14 sinh viên/ giảng viên.
Bảng 2. 7. Số lượng sinh viên Đại học giai đoạn 2010-2013.
Năm 2010 2011 2012 2013
GV/SV GV SV GV SV GV SV GV SV
CẢ
NƯỚC 74.573 2.162.106 84.181 2.208.062 87.160 2.178.622 90.605 2.058.922 HÀ
NỘI 19.982 668.227 22.652 690.276 24.599 674.112 26.435 638.234 Nguồn: Thống kế về giáo dục của tổng cục thống kê
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng của lượng kiến thức mới. Do đó, để hoàn thiện kiến thức của mình, người lao động có khuynh hướng nâng cao trình độ một cách liên tục và ngày càng có những yêu cầu đa dạng và khác nhau về giáo dục. Bên cạnh đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày càng cao, đòi hỏi các ứng viên phải có năng lực thực sự phù hợp với công việc. Điều này làm cho người học ngày càng giống như khách hàng, họ có quyền lựa chọn cách học, môn học, chương trình học. Cơ sở giáo dục đại học nào cung cấp nguồn kiến thức thiết thực và hữu ích đối với công việc của họ sau này.
Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt, đối với các cơ sở mới thành lập. Trường Đại học Điện Lực cũng không nằm ngoài những vấn đề trên. Trường cũng đang từng bước phát triển và đổi mới cho phù hợp với sự đổi mới của tỉnh nói riêng, của các vùng miền trong cả nước nói chung. Trường cũng đang từng bước đa dạng hóa các chương trình đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như thu hút người học.
Nhiều trường đại học thường xuyên thông báo tuyển giảng viên với số lượng không nhỏ, từ vài chục đến cả trăm chỉ tiêu nhưng rất khó tuyển. Hiện các trường đang “đau đầu” vì chế độ giữ chân người tài…Phân tích nguyên nhân tại sao khó tuyển GV trẻ, đại diện các trường đại học công lập đều khẳng định: Lý do là lương quá thấp. Một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nếu ở lại trường làm giảng viên lương
cao gấp năm, gấp bảy lần nên nhiều em không ở lại. Đó là chưa kể, nếu yêu cầu hàng đầu của những giảng viên trẻ là phải lương cao thì quả thật hầu như (nếu không muốn nói là tất cả) các trường công lập đều phải từ chối... không tuyển!
Bên cạnh đó, nhiều năm qua hiện tượng chảy máu chất xám của trường là một vấn đề bất cập cần biện pháp vĩ mô của nhà nước. Ông Phạm Sỹ Tiến, Trưởng ban Điều hành Đề án 322 trăn trở: "Điều đáng buồn nhất của các đề án đầu tư đưa học sinh, sinh viên đi du học là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp". Ông Tiến nhận xét: "Đề án có tốt nhưng "đầu ra" không tốt thì hiệu quả cũng bị giảm sút. Một số du học sinh sau khi về nước đã xin thôi việc ở cơ quan cũ để sang cơ quan khác làm việc hoặc làm việc cho doanh nghiệp. Nhiều người ở lại nước ngoài". Thiếu giảng viên trẻ cũng như chảy máu chất xám trong các trường đại học là thực trạng chung mà nhiều trường vẫn chưa có phương pháp đột phá nào để giữ chân người tài. Bài toán này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thấy rõ và bắt đầu có những chuyển động tích cực.
e. Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng phong phú và tăng theo cấp số nhân, đòi hỏi chất lượng đào tạo phải liên tục nâng lên ở tầm cao mới. Ngoài ra, tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao. Như vậy, việc phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu đã tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện để phát triển giáo dục đại học cả về qui mô và chất lượng. Toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế tạo điều kiện hợp tác để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến.
Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Nền kinh tế tri thức với cuộc cách mạng công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển và có những bước nhảy vọt trong thế kỷ XXI, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, internet đã và đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực đào tạo đại học đang và sẽ biến đổi sâu sắc đời sống vật chất tinh thần của xã hội, chính sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ tác động tích cực đến quá trình đổi mới của nhà trường nếu biết khai thác những ảnh hưởng tích cực của khoa học công nghệ.
f. Xu thế phát triển giáo dục Đại học trên thế giới
Đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn cầu, hiện đại hóa và nâng cao tính thực tiễn. Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo đang diễn ra trên quy mô rất lớn, bất kể đó là nước phát triển hay đang phát triển. Xu hướng này đã mang lại những thay đổi từ quan niệm về chất lượng giáo dục, kết quả của quá trình giáo dục đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Các trường đại học từ chỗ đào tạo theo hướng cục bộ, đóng kín chuyển sang đào tạo theo hướng liên thông, đa hệ; giảng viên ở các trường Đại học thay vì chỉ truyền đạt tri thức nay chuyển sang cung cấp cho sinh viên phương pháp tư duy sáng tạo.