1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.3. Giáo dục, đào tạo khối ngành nghệ thuật
Có thể được hiểu bao gồm các bộ môn nghệ thuật như: mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu (kịch hiện đại, tuồng, chèo, cải lương, múa), điện ảnh, xiếc, tạp kỹ.... Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở đào tạo trình độ đại học của khối ngành nghệ thuật mới
22
chỉ có các nhóm ngành: âm nhạc, mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu – điện ảnh, múa [19].
Ngoài ra, các bộ môn nghệ thuật còn được giảng dạy ở một số trường đại học không thuộc khối nghệ thuật như một môn học bổ trợ (ví dụ: môn hát, múa... ở khoa Quản lí văn hóa, Trường Đại học Văn hóa; bộ môn Mỹ thuật ở Trường Đại học Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng…) tuy nhiên chương trình đào tạo các môn học này chưa được xếp vào trình độ đại học.
1.2.3.2.Giáo dục, đào tạo khối ngành nghệ thuật trình độ đại học
Khái niệm Giáo dục nghệ thuật bao gồm hai khái niệm giáo duc và nghệ thuật. Theo nghĩa rộng, giáo dục “là quá trình toàn vẹn nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà loài người tích lũy trong lịch sử” [27].
Nghệ thuật “kết tinh từ những tinh hoa sang tạo của con người và là bộ phận tinh túy, chắt lọc trong văn hóa của mỗi dân tộc cũng như của nhân loại. Nghệ thuật ra đời từ thực tiễn cuộc sống, từ lao động sang tạo và nhu cầu thẩm mỹ của con người”
[35]. Nghệ thuật sử dụng tư duy hình tượng để phản ánh hiện thực một cách cảm tính, biểu cảm, mang nặng tính cá nhân.
Khái niệm giáo dục nghệ thuật có thể được hiểu là chuyển giao di sản văn hóa nghệ thuật cho các thế hệ, làm cho đối tượng giáo dục có khả năng tạo dựng ngôn ngữ nghệ thuật riêng và phát triển toàn diện về nhận thức và tình cảm. Do đó, giáo dục nghệ thuật tác động đến đối tượng giáo dục ở cả khía cạnh học thuật và nhân cách. Nội dung chủ yếu của giáo dục nghệ thuật là xây dựng văn hóa thẩm mỹ nói chung, văn hóa nghệ thuật nói riêng. Giáo dục nghệ thuật trang bị cho mỗi cá nhân một vốn kiến thức chung, phong phú, một trình độ nghệ thuật sâu sắc để cá nhân xác định được lý tưởng thẩm mỹ - nghệ thuật, có khả năng cảm thụ và đánh giá nghệ thuật, giúp cá nhân chủ động cảm thụ, đánh giá và sáng tạo trong nghệ thuật nói riêng, trong hoạt động sống nói chung.
Giáo dục đào tạo khối ngành nghệ thuật là quá trình giáo dục đào tạo năng khiếu, có thể tiến hành từ khi người học còn nhỏ, kéo dài trong nhiều năm, qua nhiều cấp học từ trung cấp, cao đẳng đến đại học. Khác với các ngành đào tạo khác, đào tạo nghệ thuật là ngành đào tạo đặc biệt, dựa trên cơ sở năng khiếu.
23
Cần xác định rõ, khái niệm “giáo dục, đào tạo các ngành nghệ thuật trình độ đại học” khác với giáo dục, đào tạo nghệ thuật đại trà. Giáo dục đào tạo nghệ thuật đại trà nhằm mục đích nâng cao dân trí, còn giáo dục, đào tạo các ngành nghệ thuật trình độ đại học nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho lĩnh vực nghệ thuật, nên nội dung, chương trình đòi hỏi ở mức độ chuyên sâu hơn, người học và người giảng dạy cũng có trình độ cao hơn. Trong đào tạo nghệ thuật – với tƣ cách nhƣ một chuyên ngành thì tri thức nghệ thuật và năng lực nghệ thuật là hai nội dung trọng tâm. Ở đây, tri thức nghệ thuật được truyền đạt đã vượt ra khỏi những kiến thức nghệ thuật thông thường mà nâng lên tầm cao mới, đi vào những nghiên cứu, thực hành chuyên sâu của từng lĩnh vực nghệ thuật. Đào tạo nghệ thuật cũng đòi hỏi người học phải có năng khiếu và năng lực nhất định để lĩnh hội và thực hành được các loại hình nghệ thuật. Giáo dục đào tạo nghệ thuật ở các trường năng khiếu, các trường đại học khối ngành nghệ thuật không còn là “nâng cao dân trí” về nghệ thuật, mà là “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho lĩnh vực nghệ thuật.
Ở trình độ đại học, chương trình đào tạo các ngành nghệ thuật được thiết kế dựa trên yêu cầu chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo song vẫn phải tính đến đặc thù riêng của ngành. Giáo dục đào tạo các ngành nghệ thuật ở bậc đại học đã chú trọng nhiều hơn đến đào tạo tƣ duy lí luận, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, nhƣng vẫn đề cao khả năng thực hành, đƣa lên trình độ, đẳng cấp cao hơn: điêu luyện hơn, mang tính nghệ thuật hơn, phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân nhiều hơn.
Ở bậc học này, tri thức nghệ thuật của sinh viên đã được trang bị tương đối đầy đủ và chuyên sâu. Năng lực nghệ thuật được chú trọng hơn nhằm giúp sinh viên chủ động cảm thụ nghệ thuật, có đánh giá chủ quan đối với các tác phẩm nghệ thuật, từ đó tự sáng tạo nghệ thuật theo hướng cá nhân, dần dần hình thành “văn hóa nghệ thuật của cá nhân” và góp phần định hướng cảm thụ nghệ thuật cho cộng đồng thông qua sáng tác, biểu diễn của cá nhân – với tư cách người nghệ sĩ.
1.2.3.3. Đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật
Có thể nhận định đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật là tập thể những người làm công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật trình độ đại học. Do đặc thù nghề nghiệp, đội ngũ giảng viên đại học
24
ngành nghệ thuật có những tiêu chuẩn riêng về chuyên môn, bên cạnh những tiêu chuẩn chung về đạo đức, chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học….
Đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật có đặc thù riêng, là vừa tham gia công tác giảng dạy – giảng viên, vừa tham gia hoạt động nghệ thuật (sáng tác, biểu diễn) – nghệ sĩ. Hai hoạt động trên được tiến hành song song, có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, song cũng có thể ảnh hưởng, tác động tiêu cực lẫn nhau.