Trường đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh HNQT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 42 - 48)

- Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân; phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công

33

bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có các thế hệ nối tiếp nhau vững chắc, có tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, có năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng, đoàn kết, gắn bó cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước ta [1, tr.4]

Trường ĐH khối ngành nghệ thuật thực hiện chức năng đào tạo nhân lực cho ngành văn hóa nghệ thuật thông qua thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho ngành văn hóa nghệ thuật; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tham gia công tác giảng dạy nghệ thuật nhằm nâng cao dân trí về nghệ thuật cho nhân dân mọi tầng lớp, lứa tuổi; Tham gia trực tiếp vào quá trình nâng cao dân trí trong cộng đồng thông qua các chương trình hòa nhạc, ca múa nhạc, triển lãm,… được thực hiện bởi giảng viên, sinh viên của các trường đại học nghệ thuật.

Có thể thấy hệ thống các trường ngành nghệ thuật, đặc biệt là các trường đại học – nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành nghệ thuật đã được Bộ VH, TT&DL và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng. Mạng lưới các trường nghệ thuật từ trung ương đến địa phương, từ cấp trung học đến sau đại học đang từng bước được hệ thống, đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực của ngành nghệ thuật ở trung ương và địa phương, phục vụ sự nghiệp bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân.

Công tác đào tạo tại các trường nghệ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc. Số cơ sở đào tạo, quy mô đào tạo, ngành nghề, cơ cấu đào tạo ngày càng tăng.

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dần dần được nâng cao, chuẩn hóa. Chương trình, giáo trình các môn nghệ thuật từ chỗ không có, còn thiếu, đã dần được hoàn thiện, có tính liên thông qua từng cấp học. Công tác nghiên cứu khoa học từ chỗ còn bị xem nhẹ nay đã được chú trọng, gắn liền với công tác giảng dạy, kết quả nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng để nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính dành cho các trường đào tạo ngành nghệ

34

thuật cũng được đầu tư lớn gấp nhiều lần so với trước kia. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế, các trường đều được đầu tư hệ thống trang thiết bị giảng dạy học tập hiện đại, cơ sở vật chất, giảng đường, nhà hát, sân khấu, phòng thực hành…. đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, sự đầu tư của nhà nước và Bộ VH, TT&DL còn thể hiện ở việc tăng ngân sách cho việc bồi dưỡng, đãi ngộ đội ngũ giảng viên, cán bộ các trường nghệ thuật.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, hiệu quả đào tạo chưa cao, nhân lực chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, hiểu biết văn hóa xã hội. Nghị quyết 23-NQ/TW về việc tiếp tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nhận định:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ còn nhiều bất cập, yếu kém: chương trình, nội dung lạc hậu; chất lượng đào tạo toàn diện về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, đạo đức, thể chất không bảo đảm; chưa chú trọng đúng mức tính đặc thù, chuyên biệt và yêu cầu đào tạo tài năng; không quan tâm gửi giảng viên và sinh viên các ngành nghệ thuật đào tạo ở nước ngoài; đội ngũ giáo viên đầu đàn, có trình độ chuyên môn cao bị thiểu hụt ngày càng nhiều; điều kiện và phương tiện phục vụ dạy và học vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Đội ngũ lý luận, phê bình vừa thiếu, vừa bị hụt hẫng thế hệ kế cận, phân bổ không đều ở các ngành nghệ thuật [1; tr.3]

Đối với các trường đại học ngành nghệ thuật, quá trình HNQT có sự tác động lớn, mở ra nhiều cơ hội song cũng có nhiều thách thức, nhiệm vụ khó khăn. Về mặt giáo dục, các trường cần tích cực đổi mới, gia tăng số lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Song với đặc thù đào tạo của ngành nghệ thuật, cần đảm bảo quá trình hội nhập giao lưu về văn hóa nghệ thuật vừa theo kịp xu thế của thời đại, vừa giữ gìn được bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc thông qua việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm nghệ thuật trong tương lai và quá trình làm nghệ thuật của chính đội ngũ giảng viên – nghệ sĩ của trường mình. Đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật so với đội ngũ giảng viên trong cả nước còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu bố trí và sử dụng vào công tác giảng

35

dạy chuyên môn theo cơ cấu từng ngành đào tạo. Đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đầu ngành đang ở trong tình trạng hẫng hụt, số giảng viên được đào tạo nâng cao trình độ không kịp bù đắp số cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu. Đội ngũ giảng viên, giáo viên kế cận chưa được chuẩn bị tốt để thay thế đội ngũ giảng viên đầu ngành là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm nhưng đã cao tuổi. Bối cảnh hội nhập quốc tế đặt ra cho đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật thách thức về khả năng giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ, khả năng tư duy, nghiên cứu khoa học hiện đại và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm.

Những tác động của bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đã tạo ra những thách thức không nhỏ đối với công tác phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật, cụ thể như sau:

- Những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, trong đó có phát triển mạng lưới các trường Đại học tạo nên thách thức về thế và lực mới của nhà trường trong hệ thống đa dạng các trường Đại học trong vùng và cả nước. Bối cảnh trong nước và quốc tế dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ về nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghệ thuật cũng như các yêu cầu đối với một cơ sở đào tạo.

- Các cơ sở đào tạo thuộc khối trường nghệ thuật hoạt động trong điều kiện áp lực cạnh tranh ngày càng tăng đã đặt ra yêu cầu khách quan phải cải cách về mọi yếu tố của giáo dục đại học. Xu hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế đang được chú ý và được tạo điều kiện để phát triển dưới nhiều hình thức.

- Sau một thời gian dài ổn định và từng bước bổ sung đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, nhà trường đi vào thời kì “trẻ hoá”. Để đảm bảo đáp ứng quy mô đào tạo, sẽ phải tăng cường đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, bản lĩnh và trình độ. Phải tăng nhanh đội ngũ giảng viên đồng thời đảm bảo chất lượng lâu dài là một thách thức lớn trong tình hình hiện nay của Nhà trường. Hiện tại phải phấn đấu từng bước bổ sung để đủ đội ngũ giảng viên đáp ứng quy mô, cơ cấu đào tạo mới. Sự kém hấp dẫn về môi trường làm viê ̣c cũng như chế độ ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, đặc biệt là lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản ở các cơ sở đào tạo nước ngoài; (về điều kiện sống và làm việc, thu nhập, cơ hội bồi dưỡng nâng cao trình độ…);

36

- Sự đầu tư ngân sách Nhà nước chưa tương xứng với quy mô phát triển và yêu cầu chất lượng của một đại học khối ngành nghệ thuật lớn của cả nước.

- Mặt trái của cơ chế thị trường làm nảy sinh khuynh hướng thương mại hoá các hoạt động văn hoá. Sản phẩm văn hoá độc hại có chiều hướng gia tăng từ nhiều nguồn; lối sống chạy theo đồng tiền, mặt trái của thông tin trên các phương tiện truyền thông mạng… đã đặt những người làm công tác đào tạo nghệ thuật trước những thách thức không nhỏ

- Yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đòi hỏi nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao từ Tiến sỹ trở lên là một thách thức đòi hỏi tập thể cán bộ, giảng viên các trường phải nỗ lực phấn đấu để tránh nguy cơ tụt hậu và đánh mất “thương hiệu” vị thế đầu ngành trong nước về đào tạo nghệ thuật.

- Mặc dù có những bước phát triển trong những năm gần đây nhưng các trường vẫn phần nào chưa đáp ứng kịp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực khối ngành nghệ thuật có chất lượng cao cho đất nước.

- Thách thức lớn trong đào tạo kiến thức chuyên môn đạt trình độ khu vực và thế giới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Trường cần đào tạo đa dạng loại hình, đổi mới chương trình, giáo trình và nâng cao chất lượng đào tạo để có thể hòa nhập với thế giới.

- Lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao còn thiếu, số giảng viên tham gia NCKH chưa nhiều, chương trình và phương pháp giảng dạy học tập chưa theo kịp sự phát triển mỹ thuật hiện nay, chưa tiếp cận được với các chương trình và phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giảng viên còn khá hạn chế.

- Kinh phí phục vụ đào tạo chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp. Khả năng tự chủ tài chính của các trường còn yếu.

- Việc chuẩn bị các nguồn lực: con người, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá tiến tới đổi mới phương pháp dạy học cũng là thách thức không nhỏ đối với Nhà trường.

Bên cạnh đó, HNQT cũng mang lại nhiều cơ hội cho các trường:

- Tác động tích cực từ các chủ trương, chính sách đối với sự phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2010 đến 2020 và những năm tiếp theo. Đặc biệt

37

các chính sách về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kế hoạch xây dựng và phát triển các trường đại học khối ngành nghệ thuật.

- Xu thế tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế tạo thời cơ cho các trường đại học khối ngành nghệ thuật thực hiện các chương trình liên kết quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện để nhà trường học tập kinh nghiệm xây dựng và phát triển của các trường đại học nghệ thuật trong khu vực và quốc tế, tạo động lực thu hút cán bộ có trình độ.

- Các trường đều nằm trong danh sách được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là một trong các trường trọng điểm để đầu tư các điều kiện phát triển.

- Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cùng với cơ cấu dân số trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao dẫn tới nhu cầu đời sống thẩm mỹ nâng cao, nhu cầu sử dụng nhân lực hoạt động nghệ thuật đang gia tăng mạnh mẽ là cơ hội rất lớn để nhà trường mở rộng, phát triển cơ cấu, quy mô đào tạo.

- Yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo, giải pháp kiểm định chất lượng và công khai chất lượng đào tạo các trường Đại học là cơ hội để các trường khẳng định và phát triển.

- Cơ sở vật chất của trường đang được Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch quan tâm ủng hộ để tăng cường về diện tích, không gian và trang bị hiện đại trong thời gian sắp tới.

- Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện, Đặc biệt là cơ hội tốt để nhà trường chuyển sang tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Hoạt động giao lưu HNQT ở các trường đại học ngành nghệ thuật diễn ra cả trên lĩnh vực đào tạo và biểu diễn nghệ thuật. Ở đó, các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo như trao đổi học thuật, tham quan, khảo sát,... góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, các cán bộ nghiên cứu và sinh viên có cơ hội được học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, phương pháp đào tạo..., đồng thời, khích lệ được tinh thần học tập, làm việc say mê, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, sự tự tin của giảng viên và sinh viên... Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, các trường đã không ngừng mở rộng mối quan hệ với các đối tác quốc tế, khai thác cơ hội tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn, dự hội thảo, hội nghị, liên hoan sân khấu, liên hoan phim học tập ở nước ngoài...cho đội

38

ngũ giảng viên và sinh viên của nhà trường, đồng thời tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)