CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐNGV ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 114 3.1. Phương hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh HNQT
3.4. Thử nghiệm giải pháp
3.4.2. Kết quả thử nghiệm
- Kết thúc lớp học, 100% giảng viên tham gia được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về nghệ thuật vẽ truyện tranh.
- Kết quả thử nghiệm và đối chứng hiệu quả của việc áp dụng giải pháp 4 về
“Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế”
được đánh giá theo nội dung ở Bảng 3.5, Bảng 3.6
Bảng 3. 5. Đánh giá về kiến thức chuyên môn thử nghiệm
Nội dung đánh giá Mức độ (TTN) Mức độ (STN)
1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X
1. Kiến thức về xây dựng cốt truyện, dàn dựng bố cục truyện
10 20 2,6 10 20 3,6
145 2. Kiến thức về xây dựng
đặc trưng tạo hình nhân vật 10 20 3,6 20 10 4,3 3. Hiểu biết về ý tưởng loại
hình “tiểu thuyết đồ họa”
(graphic novel)
15 15 2,5 20 10 2,6
4. Hiểu biết về ý tưởng “lấy chữ cái để xây dựng cốt truyện”
15 15 2,5 20 10 2,6
5. Nhận thức về vai trò của của đồ họa trong sáng tác truyện tranh
20 10 3,3 20 10 4,3
6. Nhận thức về sự sáng tạo của họa sĩ trong sáng tác truyện tranh
10 10 10 4,0 15 15 4,5
Mức độ 1: Hoàn toàn không biết – 1 điểm Mức độ 2: Biết rất ít – 2 điểm
Mức độ 3: Có kiến thức cơ bản – 3 điểm Mức độ 4: Có kiến thức chuyên sâu – 4 điểm
Mức độ 5: Có kiến thức chuyên sâu và vận dụng được trong sáng tác – 5 điểm Bảng 3. 6. Đánh giá về nhận thức thử nghiệm
Nội dung đánh giá Mức độ (TTN) Mức độ (STN)
1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X
1. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kiến thức chuyên môn
15 15 2,5 20 10 4,3
2. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến tư duy sáng tạo, ý tưởng sáng tác
15 15 2,5 10 20 3,6
3. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kỹ năng thực hành sáng tác
10 20 2,6 15 15 4,5
4. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến năng lực hội nhập quốc tế
10 20 2,6 10 20 3,6
Mức độ 1: Không có tác dụng – 1 điểm Mức độ 2: Tác dụng kém – 2 điểm Mức độ 3: Có tác dụng - 3 điểm Mức độ 4: Có tác dụng tốt – 4 điểm Mức độ 5: Có tác dụng rất tốt – 5 điểm
146
So sánh mức đánh giá sau khi đã áp dụng thử nghiệm giải pháp (STN) với trước khi thử nghiệm giải pháp (TTN) cho thấy tất cả các nội dung đều được đánh giá theo hướng tích cực ở mức cao hơn. (Bảng 3.6)
Bảng 3.7. So sánh kết quả thử nghiệm giải pháp ở thử nghiệm
Nội dung X (TTN) X (STN)
1. Kiến thức về xây dựng cốt truyện, dàn dựng bố cục truyện
2,6 3,6
2. Kiến thức về xây dựng đặc trưng tạo
hình nhân vật 3,6 4,3
3. Hiểu biết về ý tưởng loại hình “tiểu
thuyết đồ họa” (graphic novel) 2,5 2,6
4. Hiểu biết về ý tưởng “lấy chữ cái để xây dựng cốt truyện”
2,5 2,6
5. Nhận thức về vai trò của của đồ họa
trong sáng tác truyện tranh 3,3 4,3
6. Nhận thức về sự sáng tạo của họa sĩ trong sáng tác truyện tranh
4,0 4,5
7. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kiến
thức chuyên môn 2,5 4,3
8. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến tư duy
sáng tạo, ý tưởng sáng tác 2,5 3,6
9. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kỹ năng thực hành sáng tác
2,6 4,5
10. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến năng
lực hội nhập quốc tế 2,6 3,6
- Sản phẩm thu được sau lớp bồi dưỡng
+ Hàng loạt bản thảo được trình bày theo nhiều chủ đề phong cách khác nhau và được đánh giá trực tiếp của Ban Giám hiệu, giảng viên và Giám đốc Viện Goethe: bản thảo “Gọi màu xanh trở về” của Nguyễn Thu Thủy, bản thảo “Fly” của Lại Thành Minh…
“Lớp bồi dưỡng đã mở ra định hướng mới trong sáng tác của giảng viên.
Đồng thời nội dung của lớp bồi dưỡng cũng là nội dung mới mà nhà trường cần nghiên cứu triển khai giảng dạy cho sinh viên để bắt kịp các xu thế nghệ thuật đương đại” [V.T.Đ, giảng viên Khoa Đồ họa]
+ Ký kết dự án xuất bản một số tác phẩm truyện tranh được sáng tác sau lớp bồi dưỡng tại Nhà xuất bản Jaja, CHLB Đức.
147
Căn cứ kết quả thử nghiệm giải pháp, có thể thấy, hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế có tác dụng rất tích cực đối với giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật. Thông qua các lớp bồi dƣỡng, giảng viên đƣợc nâng cao kiến thức chuyên môn, nhận thức nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội sáng tác, giao lưu quốc tế.
Tiểu kết
Như vậy, kế thừa các kết quả ngiên cứu từ chương 1 và chương 2, trong chương 3, dựa vào các quan điểm lý thuyết và xây dựng cách nhìn từ các giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả đưa ra một số phương hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên.
Những phương hướng và nguyên tắc này là cơ sở để đưa ra 6 giải pháp, mà tác giả cho rằng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của các cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật. Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được sự nhất trí cao về việc đề xuất các giải pháp này.
Các giải pháp này cũng được tác giả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và khả thi và thử nghiệm áp dụng trong điều kiện của các cơ sở đào tạo hiện nay. Trên phương diện lý thuyết, tác giả cho rằng, các hệ thống giải pháp này là mang tính khả thi, đảm bảo tính thực tiễn, mang tính kế thừa, phát huy được mọi nguồn lực có thể giúp cho PTNNL đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật.
148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Thông qua việc sử dụng các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu khoa học, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết từ các ví dụ cụ thể là các trường hợp nghiên cứu, luận án có các kết luận và khuyến nghị như sau:
1. Hội nhập quốc tế là xu thế không thể tránh khỏi trong thế giới ngày nay.
HNQT có thể vừa tạo ra cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức cho chính trị cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa từng quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm, chủ trương rõ ràng để HNQT thông qua Nghị quyết số 22 NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 31 NQ/CP của Chính phủ.
Đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật, bối cảnh hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cơ hội, thách thức, thuận lợi, khó khăn nhất định.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 (Ban chấp hành trung ương Khóa VIII) và gần đây nhất là Nghị quyết số 33 NQ/TW của Hội nghị lần thứ chín (Ban chấp hành trung ương khóa XI) nhấn mạnh và đề cao vai trò của văn hóa (trong đó có nghệ thuật) như là nền tảng tinh thần, động lực phát triển kinh tế - xã hội đã thu hút sự quan tâm nhiều hơn của toàn xã hội đối với việc giảng dạy nghệ thuật; chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, sự phát triển của khoa học công nghệ, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu ngày càng cao về đời sống tinh thần, thị trường nghệ thuật dần được định hình… là những cơ hội và thuận lợi lớn đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật; trong khi đó, sự áp đảo của văn hóa nước ngoài trong đời sống giải trí, lối sống thực dụng coi trọng giá trị kinh tế, sự khó khăn trong hòa nhập do năng lực yếu kém về ngoại ngữ hay xuất phát từ tâm lý của người Việt Nam, hay từ chính đời sống khó khăn hiện nay của đội ngũ giảng viên… thực sự là những thách thức và khó khăn trong hoạt động phát triển đội ngũ này.
2. Thực trạng nghiên cứu đánh giá công tác phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật cho thấy, trong những năm vừa qua, các cơ sở đào tạo khối ngành nghệ thuật đã có rất nhiều cố gắng trong việc chuẩn hóa đội ngũ theo yêu cầu của xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bản thân đội ngũ giảng viên cũng ngày càng có ý thực hơn trong việc trau dồi chuyên môn và kiến thức của mình; tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung, ngành giáo dục, ngành văn hóa nghệ thuật nói riêng. Chất lượng đội ngũ giảng viên
149
còn thấp, có sự chênh lệch giữa các trường trung ương và địa phương, sự chênh lệch giữa đội ngũ giảng viên đầu ngành với các giảng viên trẻ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên chưa được chú trọng. Quy hoạch đội ngũ giảng viên còn thiếu tính hệ thống, kế thừa.
Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: cả chủ quan và khách quan, có thể do lịch sử để lại, có thể do thực tiễn hiện tại phát sinh; mang tính hệ thống chung cho cả ngành đào tạo nghệ thuật, cũng có thể mang tính đặc thù đối với một số cơ sở đào tạo nhất định.
3. Như vậy, ở một mức độ nhất định, phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật phải được xem xét trong tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng, phát triển ngành giáo dục và đào tạo nói chung. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập quốc tế cần phải được xem xét như một môi trường, một mục đích để việc phát triển đội ngũ hướng tới. Trong bối cảnh rộng lớn, phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật phải hướng đến mục đích vì sự phát triển văn hóa, kinh tế và xã hội. Phát triển đội ngũ cần phải mềm dẻo hơn, tạo ra sự đa dạng về ngành học, về những kênh liên thông giữa các loại hình đào tạo khác nhau, giữa những đặc thù nghề nghiệp và hướng đến việc tiếp tục đào tạo sau này. Hơn thế, trong bối cảnh thế giới đang hướng tới một nền giáo dục “mọi người đều được học và học suốt đời”, việc phát triển đội ngũ giảng viên cần được nhìn nhận là một quá trình, hơn là một hoạt động, để tạo ra những bước nhảy vọt về chất trong sự phát triển của giáo dục nghệ thuật ở thế kỷ XXI.
4. Để quá trình phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật đạt được kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đề tài đã đề xuất 6 giải pháp căn bản, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, với xu thế phát triển của giáo dục – đào tạo và với yêu cầu riêng của khối ngành nghệ thuật. Đây là các giải pháp dành cho đối tượng quản lý là cấp nhà trường. Tuy nhiên, để việc thực hiện giải pháp đạt được hiệu quả, cần có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ từ phía Nhà nước, các cơ quan ban, ngành quản lý và sự chung tay của cả xã hội.
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. (2012), “Thách thức đối với đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, Hà Nội.
2. (2014), “Đưa dân ca vào trường học – bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể - theo quan điểm quản lý giáo dục”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong đời sống đương đại – nghiên cứu trường hợp Ví, Giặm Nghệ An, Hà Tĩnh, Nghệ An.
3. (2015), “Giáo dục đào tạo nghệ thuật với vấn đề nâng cao dân trí”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 60 (2), trang 155 - 161
4. (2015), “Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật”, Tạp chí Giáo dục, số tháng 5/2015, trang 29 - 31
5. (2015), “Trường đại học ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế về văn hóa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số tháng 4/2015, trang 43 – 47.
151