Mô hình hoạt động của giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 50 - 71)

*Về kiến thức/kỹ năng

Theo khái niệm đã nêu về người giảng viên đại học, giảng viên khối ngành nghệ thuật cũng là người có (được trang bị) 4 nhóm kiến thức/ kỹ năng sau: kiến thức chuyên ngành, kiến thức về chương trình đào tạo, kiến thức và kỹ năng về dạy và học, kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục…

Trong đó, cần nhấn mạnh, nền tảng cho kiến thức và kỹ năng của người giảng viên đại học ngành nghệ thuật chính là năng khiếu nghệ thuật.

41

Nghệ thuật là ngành học đặc thù, đòi hỏi người học ít nhiều phải có năng khiếu, tài năng. Năng khiếu nghệ thuật là năng lực cảm thụ, thể hiện, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật ở trình độ cao hơn so với người bình thường. Năng khiếu thường được phát hiện từ khi còn nhỏ và được đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian dài mới trở thành tài năng nghệ thuật. Năng lực này mang tính xã hội, bao gồm yếu tố bẩm sinh, học tập và rèn luyện từ bé đến lớn, qua nhiều trình độ. Trong đó không thể phủ nhận vai trò đầu tiên, không thể thiếu của yếu tố bẩm sinh. Yếu tố này thể hiện ở khả năng thực hiện những năng lực nghệ thuật. Một trong những năng lực nghệ thuậtquan trọng, đó là khả năng quan sát. Cuộc sống xung quanh có rất nhiều đối tượng nghệ thuật đáng quan tâm. Tuy vậy, người bình thường không chú ý thường bỏ qua, còn những tài năng nghệ thuật có thể làm cho những đối tượng quan sát đó thăng hoa trở thành giá trị nghệ thuật.

Có một thời khá dài, nhiều người rất ít lưu tâm tới nhân tố bẩm sinh. Câu nói thường được nghe là: Muốn thành công, trong bất cứ lĩnh vực nào, đều tùy thuộc tới 99,99 % vào mồ hồi công sức. Thực tế không hẳn như vậy. Đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Trong mọi họat động nghệ thuật, đặc biệt trong giáo dục đào tạo nghệ thuật cần có một cái nhìn hài hòa giữa năng khiếu bẩm sinh và quá trình học tập, rèn luyện. Mặc dầu vậy, như nhiều người khẳng định, học tập và rèn luyện nhằm vun đắp, phát triển tài năng sẵn có mới mang tính quyết định. Nói như K.Marx: “Thực tiễn sẽ phát triển những năng khiếu tiềm tàng trong bản thân con người”. Ngành nghề nào cũng vừa yêu cầu trình độ vừa đòi hỏi kỹ năng. Trình độ chủ yếu được trau dồi bằng con đường học tập, còn kỹ năng được thuần thục dần bằng qúa trình rèn luyện. Đối với các ngành nghệ thuật, quá trình rèn luyện càng đòi hỏi thời gian lâu dài và vất vả, từ lúc nhỏ cho đến tận khi về già. Đặng Thái Sơn, ngoài năng khiếu sẵn có, được học piano từ bé, thì cho đến tận bây giờ, ngày nào ông cũng phải tập luyện hàng giờ để cho tay không cứng, cho tiếng đàn được mềm mại, uyển chuyển…

Trước đây, giảng dạy nghệ thuật thường được cho là mang tính truyền nghề.

Thầy hát trò hát theo, thầy diễn trò bắt chước... Dẫn đến sự rập khuôn máy móc trong biểu diễn, sáng tác nghệ thuật. Có một thời gian, nghệ thuật đi vào lối mòn, không phát triển được cũng do tư duy dạy và học này. Hiện nay, bắt kịp quan điểm đổi mới trong giáo dục đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, hội nhập

42

quốc tế, cùng với cách nhìn nhận mới về vai trò của sáng tạo cá nhân trong hoạt động nghệ thuật, phương pháp giảng dạy các ngành nghệ thuật cũng đã được chú trọng đổi mới. Người giảng viên không chỉ là người truyền đạt những kiến thức chuyên môn căn bản mà còn là người truyền cảm hứng sáng tạo cho sinh viên, giúp sinh viên biết hình thành và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của riêng mình [N.H.L, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội]. Đây cũng là nét riêng biệt, đặc thù trong phương pháp giảng dạy của giảng viên đại học ngành nghệ thuật so với các ngành khác. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy của giảng viên các trường đại học ngành nghệ thuật cũng có nhiều thay đổi, giảm bớt tính truyền nghề, thị phạm mà có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng đa dạng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Mục đích cuối cùng cũng là để truyền cảm hứng sáng tạo, khả năng nuôi dưỡng và thể hiện sự sáng tạo của sinh viên vào tác phẩm.

1.4.1.2. Nhà nghiên cứu khoa học – tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học

Ở hoạt động thứ hai này, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học. Trong lĩnh vực nghệ thuật, có nhiều ý kiến cho rằng “nghệ thuật không phải là khoa học”.

“Nghệ thuật, nói đúng hơn là một khoa học thách thức các khoa học về con người.

Nghệ thuật sẽ không là nghệ thuật khi nó phải hoàn toàn dựa vào khoa học. Nghệ thuật là nghệ thuật khi nó bất chấp khoa học để đi đến tâm thức bằng con đường không có lối mòn” [P.V.T, Khoa Sư phạm nghệ thuật, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội].

Tuy nhiên, thực tế, nghệ thuật cũng là một lĩnh vực cần được nghiên cứu một cách khoa học. Đặc biệt, trong công tác giáo dục đào tạo, việc nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng, phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy chuyên môn.Trong vai trò nhà khoa học, giảng viên đại học không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu mà còn phải có kỹ năng nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, so với kỹ năng thực hành biểu diễn, sáng tác, kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên ngành nghệ thuật còn yếu. Giảng viên ngành nghệ thuật thường được tuyển chọn từ sinh viên trong chính nhà trường, một số ít được tuyển từ nước ngoài về, nên chủ yếu là thiên về kiến thức thực hành, kỹ năng trình diễn, sáng tác, biểu diễn mà ít có chuyên môn, kiến thức lý luận, nghiên cứu khoa học.

Trong khi đó, đòi hỏi của giảng viên đại học nói chung là phải có khả năng nghiên cứu khoa học, có trình độ kiến thức lý luận. Một số trường đại học khối ngành nghệ

43

thuật đã chú trọng đến vấn đề này bằng việc cho cán bộ đi đào tạo nâng cao lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Song thực tế đánh giá từ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam – cơ sở đào tạo tiến sĩ của Bộ VHTTDL, đào tạo cả ngành văn hóa và nghệ thuật – thì các nghiên cứu sinh ngành nghệ thuật thường gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức thực hành vào nghiên cứu khoa học, khái quát kiến thức thực hành lên tầm lý luận. Năng lực tư duy, diễn đạt ngôn ngữ khoa học của các nghiên cứu sinh khối ngành nghệ thuật cũng kém hơn so với nghiên cứu sinh ngành văn hóa.

1.4.1.3. Con người nghệ sĩ – tham gia sáng tác, biểu diễn

Giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật có đặc thù, vừa là giảng viên, vừa là nghệ sĩ. Người giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật, đa phần có khả năng biểu diễn, sáng tác, thể hiện sáng tạo cá nhân. Điều này được hình thành từ bẩm sinh, được học tập và trau dồi trước khi trở thành một người giảng viên. Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cơ bản, sự sáng tạo là yếu tố then chốt đánh giá kết quả quá trình dạy và học của các ngành nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật có nghĩa là tạo ra một sản phẩm nghệ thuật mới, nghĩa là trước kia sản phẩm nghệ thuật đó chưa có. Điều này không dễ dàng song bản thân mỗi người nghệ sĩ luôn có khao khát được thể hiện sự sáng tạo, thể hiện cái tôi trong những tác phẩm nghệ thuật của mình. Người giảng viên nghệ thuật, trước hết cũng là một người nghệ sĩ, cũng có những khát vọng sáng tạo đó, qua thời gian trải nghiệm, đã ít nhiều khẳng định được cái tôi trong các sáng tác của mình. Vì vậy, từ kinh nghiệm bản thân, họ có khả năng hướng dẫn sinh viên tự tìm kiếm sự sáng tạo. Chính vì vậy mà trong ngành nghệ thuật, những giảng viên có kinh nghiệm sáng tác, biểu diễn thực tiễn luôn là những người có bài giảng lý thú, được sinh viên yêu thích và khâm phục.

Kiến thức lý thuyết là không đủ để giúp sinh viên sáng tạo nghệ thuật cho riêng mình. Sản phẩm của quá trình đào tạo tại các trường ĐH ngành nghệ thuật đó là những cá nhân biết thể hiện sự sáng tạo cá nhân trong sáng tác và biểu diễn nghệ thuật.

Nguồn nhân lực khối ngành nghệ thuật bên cạnh các đặc điểm chung của nguồn nhân lực Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt, đó là:

- Có khả năng sáng tạo nghệ thuật, cống hiến bản thân cho tác phẩm, cho bộ môn nghệ thuật, thậm chí cho một tiết mục biểu diễn

44

- Không chỉ thực hiện công việc dập khuôn máy móc mà còn muốn thể hiện cái tôi, tính sáng tạo cá nhân trong từng tác phẩm, từng tiết mục biểu diễn.

- Có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với khán giả

- Muốn được công chúng công nhận và hâm mộ về tài năng cũng như tác phẩm của mình

- Ưa thích lối sống tự do, sáng tác theo cảm hứng và rất nhạy cảm trong mối quan hệ ứng xử và công việc.

- Tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó chặt chẽ với đồng nghiệp

- Thời gian hoạt động không theo giờ hành chính, tùy theo cảm hứng cá nhân hoặc phục vụ theo nhu cầu công chúng [67].

Vì vậy, trong lối sống, suy nghĩ, người giảng viên ít nhiều mang tư tưởng tự do, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, dễ dẫn đến những sai lệch trong quan điểm, tư tưởng. Một bộ phận giảng viên, tiếp xúc gần gũi với thế giới showbiz xa hoa, nhiều cám dỗ, dễ bị tha hóa, biến chất, đánh mất phẩm chất của một giảng viên.

1.4.1.4. Khung năng lực cho giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đạt chuẩn vừa là mục tiêu, vừa là động lực và được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo đại học ngành nghệ thuật. Trong Điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài quy định về phẩm chất, sức khỏe và lí lịch, giảng viên đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc. Trong những năm vừa qua, để thực hiện nghiêm túc điều lệ này, các cơ sở đào tạo khối ngành nghệ thuật đã có những cố gắng nhất định trong việc quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn.

Hiện nay, bên cạnh chuẩn chung do Nhà nước quy định, ngành nghệ thuật chưa có xây dựng được tiêu chuẩn riêng dành cho giảng viên của ngành. Nếu cứ căn

45

cứ theo tiêu chuẩn chung để đánh giá giảng viên, coi đó là một điều kiện để mở và duy trì các chuyên ngành đào tạo khối ngành nghệ thuật thì sẽ là khiên cưỡng, thiếu thực tế và thiệt thòi cho ngành. Ở ngành này đòi hỏi giảng viên không những phải nắm vững lý thuyết mà còn phải có khả năng thị phạm cho sinh viên. Vì vậy, bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, còn đòi hỏi thêm tiêu chuẩn về khả năng thực hành.Tuy nhiên, cũng cần đưa ra một khung năng lực chung để xây dựng đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật, nhằm định hướng cho công tác phát triển đội ngũ.

Cụ thể, trên cơ sở các quy định chung của ngành giáo dục về giảng viên đại học, có tham khảo thêm tiêu chuẩn năng lực của giảng viên giảng dạy trình độ quốc tế của ĐH Quốc gia Hà Nội, một số tiêu chuẩn năng lực của các trường ĐH khối ngành nghệ thuật trong và ngoài nước, đề tài xây dựng chuẩn năng lực cho đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật như sau:

* Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Người giảng viên đại học, trước hết phải là một công dân tốt của đất nước, đồng thời phải là tấm gương sáng để sinh viên noi theo. Vì vậy, người giảng viên đại học nói chung, giảng viên khối ngành nghệ thuật nói riêng cần có:

- Có phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.

- Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của ngành, có ý thức tổ chức, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

- Ứng xử tốt, đúng mực, tôn trọng, công bằng với sinh viên.

- Ứng xử tốt với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể.

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong làm việc chuẩn mực, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường giáo dục.

* Năng lực chuyên môn

- Có kiến thức cơ bản về các vấn đề tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị.

- Có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực giảng dạy của cá nhân (đối với các bộ môn lý thuyết cần có học hàm, học vị).

- Có kiến thức bổ trợ: tin học, ngoại ngữ, tâm lý giáo dục

46

- Có kiến thức về lý luận chính trị, hiểu biết đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng.

* Năng lực sư phạm

- Có khả năng thiết kế bài giảng và lập kế hoạch dạy học, giáo dục.

- Biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, khai thác công nghệ, các phương tiện dạy học và thông tin trong giảng dạy

- Năng lực tổ chức lớp học, điều khiển, tiếp nhận sự phản hồi, đánh giá của người học, tổ chức, quản lý sinh viên.

- Năng lực diễn thuyết, trình bày, xử lí tình huống sư phạm.

* Năng lực nghiên cứu khoa học

- Năng lực xác định vấn đề nghiên cứu và triển khai nghiên cứu độc lập, lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu.

- Năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu, viết báo cáo và báo cáo kết quả nghiên cứu, bảo vệ kết quả nghiên cứu

- Năng lực viết giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, bài báo khoa học, tổ chức, tham gia hội thảo khoa học, phản biện các công trình khoa học.

* Năng lực sáng tác, biểu diễn

- Năng lực thẩm mỹ: nhận thức, cảm thụ giá trị nghệ thuật, có quan điểm riêng về các giá trị nghệ thuật

- Năng khiếu cá nhân: có khả năng bẩm sinh và được rèn luyện công phu trong lĩnh vực nghệ thuật

- Năng lực sáng tạo: tạo ra dấu ấn cá nhân trong sáng tác, biểu diễn, đem lại các tác phẩm mới trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc và thế giới.

* Năng lực hội nhập quốc tế

- Năng lực nắm bắt vấn đề, nắm bắt xu hướng hiện đại.

- Năng lực thể hiện kiến thức chuyên môn, trao đổi học thuật bằng tiếng Anh, tham gia đào tạo ở môi trường quốc tế, theo chương trình quốc tế, trao đổi học thuật, phản biện khoa học, tham gia hội thảo khoa học quốc tế, tham gia nghiên cứu các dự án quốc tế, viết bài khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế

- Năng lực tham gia sáng tác, biểu diễn thực hành ở đẳng cấp quốc tế.

47

- Năng lực xác định và dự báo nhu cầu xã hội, đào tạo theo nhu cầu xã hội Trong thời đại toàn cầu hòa, hiện tại không còn một đột phá mới nào thuộc các lĩnh vực nghệ thuật trên thế giới mà lại không được khai thác tại Việt Nam.

Điều này đối với con người Việt Nam là một lợi thế. Cách tiếp thu cái mới của người Việt Nam đã rất giỏi.

Khả năng hội nhập quốc tế của đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật là biết ứng dụng những tinh hoa của nghệ thuật thế giới vào việc sáng tạo nghệ thuật của bản thân cũng như truyền cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên. Với mục tiêu, vừa đưa tác phẩm nghệ thuật đạt đến trình độ đẳng cấp quốc tế, đến gần với công chúng đương đại, vừa giữ gìn được truyền thống, tinh hoa của văn hóa dân tộc.

Trình độ ngoại ngữ là một điểm yếu của giảng viên ngành nghệ thuật trong quá trình hội nhập quốc tế. Đa phần giảng viên chỉ có trình độ ngoại ngữ đủ để giao tiếp thông thường chứ không thể trao đổi học thuật, nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nghệ thuật. Điều này gây hạn chế trong việc giao lưu, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam với công chúng quốc tế.

Hình 1.2. Mô hình Khung năng lực của giảng viên khối ngành NT

1.4.2. Các tiếp cận phát triển giảng viên, đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật

1.4.2.1. Tiếp cận về chức năng quản lý tổng quát

Bản thân phạm trù “phát triển” đã nói lên cái cốt yếu của quản lý. Đó là quá trình tạo nên sự chủ động, thích ứng, tăng trưởng, biến đổi về chất của đối tượng.

Học thuyết quản lý khoa học được hình thành bởi W.Taylor và sau được phát triển Khung năng lực của giảng viên

khối ngành nghệ thuật

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Hoạt động chuyên môn

Hoạt động sư phạm

Hoạt động nghiên cứu KH

Hoạt động hội nhập quốc tế Hoạt động

sáng tác, biểu diễn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 50 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)