Khái quát về giáo dục Quốc phòng – An ninh

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học môn quân sự tại trường (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC

2.1. Khái quát về giáo dục Quốc phòng – An ninh

2.1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục Quốc phòng – An ninh trong hệ thống giáo dục quốc dân

Gi o dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ ph t triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó x c định Gi o dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của c ch mạng Việt Nam.Tư tưởng chỉ đạo trên được ph t triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua c c kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đó, Đảng ta luôn x c định gi o dục để ph t triển con người toàn diện có tinh thần yêu nước; lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân i, ý thức tôn trọng ph p luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học – công nghệ.

Gi o dục Quốc phòng- An ninh (GDQP – AN) cho học sinh, SV là môn học và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu gi o dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dƣỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lƣợc - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20 nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Ngày 28/4/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 11/SL công bố Luật Nghĩa vụ quân sự. Trong đó, Điều 30 quy định: Đối với sinh viên, học sinh c c trường đại học, c c trường chuyên nghiệp trung cấp thì việc huấn luyện quân sự thuộc chương trình gi o dục do Chính phủ quy định.

Ngày 28/12/1961 thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 219/CP về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ. Trong đó Điều 3 quy định: Trong các trường

29

đại học và các trường chuyên nghiệp trung cấp việc học tập quân sự phải đặt thành một môn học chính. [1]

Ngày 28 th ng 12 năm 1961 đ nh dấu sự xuất hiện môn học Huấn luyện quân sự phổ thông trong chương trình gi o dục của c c trường chuyên nghiệp trung cấp nay là trung cấp chuyên nghiệp , đại học, cao đẳng; sau đó thêm c c trường phổ thông cấp 3 nay là trung học phổ thông .

Môn học Huấn luyện quân sự phổ thông là tiền thân của môn học GDQP-AN ngày nay; dấu mốc quan trọng trong sự hình thành môn học mới của hệ thống gi o dục quốc dân.

Năm 1991, chương trình gi o dục quốc phòng chính kho được ban hành theo Quyết định 2732/QĐ ngày 28/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Gi o dục và Đào tạo đã đ nh dấu bước ph t triển của môn học với những thay đổi lớn cả về tên gọi, kết cấu chương trình và nội dung gi o dục; theo đó thời lượng của c c phần thực hành kỹ năng đƣợc giảm bớt, tăng thời lƣợng cho gi o dục truyền thống và nhận thức về nền quốc phòng toàn dân cho phù hợp với điều kiện ph t triển mới của đất nước.

Mặc dù môn học đã đưa vào chính kho , đã có tên gọi, có chương trình, nhưng ngành Gi o dục chƣa có đội ngũ gi o viên chuyên tr ch; nhiệm vụ gi o dục quốc phòng ở cấp phổ thông trung học do c n bộ, chiến sĩ thuộc c c cơ quan quân sự địa phương đảm nhiệm. Chương trình vẫn còn nặng về kỹ năng thực hành; vẫn còn có những nội dung cơ quan quân sự địa phương không thể đảm nhiệm được như nội dung về vũ khí ho học. Việc thực hiện nội dung chương trình chỉ là điều kiện để đ nh gi hạnh kiểm của học sinh chứ chƣa đƣợc đƣa vào để tính điểm trung bình chung với c c môn học kh c.

Cùng với những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, nội dung chương trình GDQP cho c c bậc học ban hành theo Quyết định 12/2000/QĐ - BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Gi o dục và Đào tạo đã có sự thay đổi về chất, đ p ứng s t thực hơn trước yêu cầu ph t triển. Chương trình đã khắc phục được những hạn chế của chương trình theo Quyết định 2732/QĐ, tăng thời lượng cho gi o dục truyền thống và quan trọng hơn là đến năm 2001 Bộ Gi o dục và Đào tạo đã hướng dẫn c c trường THPT đ nh gi , cho điểm môn học GDQP để tính

30

điểm trung bình chung với c c môn học kh c. Điều đó cũng đồng nghĩa với chất lƣợng của môn học đã đƣợc nâng lên và khẳng định đó là môn học thật sự chứ không phải là "tuần quân sự đầu năm học” như một phong trào ở những năm trước.

Triển khai thực hiện c c văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về quốc phòng, an ninh và để tạo thuận lợi cho việc tổ chức dạy- học của 35 tuần thực học ở cấp THPT, năm 2006 Bộ trưởng Bộ Gi o dục và Đào tạo đã ký ban hành Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 về Chương trình gi o dục phổ thông cấp Trung học phổ thông, trong đó có môn học GDQP-AN với thời lƣợng 35 tiết cho mỗi lớp và 105 tiết cho cả cấp học, đ p ứng yêu cầu tổ chức dạy, học theo phân phối chương trình. Như vậy, tên của môn học GDQP-AN đã được hình thành và lần đầu tiên đã x c định đƣợc chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học nhƣ c c môn học kh c cho học sinh PTTH, THCN, sinh viên cao đẳng và đại học.

Trong Dự thảo Luật gi o dục quốc phòng an ninh năm 2013 còn x c định Gi o dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở đƣợc thực hiện lồng ghép thông qua nội dung c c môn học trong chương trình kết hợp với hoạt động ngoại khóa để hình thành những cơ sở, hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh, lực lƣợng vũ trang nhân dân, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc;

ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhƣ vậy, nếu Dự thảo Luật gi o dục quốc phòng an ninh năm 2013 đƣợc p dụng thì nội dung môn học GDQP-AN sẽ đƣợc trải đều ở mọi cấp học, bậc học. Ngoài ra còn thường xuyên tổ chức c c lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong c c cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thường xuyên phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

2.1.2. Chương trình GDQP-AN trình độ cao đẳng, đại học

Ngày 12/9/2012, Bộ Gi o dục và Đào tạo ban hành Thông tƣ số 31/2012/TT-BGDĐT quy định Chương trình Gi o dục quốc phòng - an ninh trình độ cao đẳng, đại học thay thế Quyết định số:81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 th ng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Gi o dục và Đào tạo.

*Số tiết: 165 tiết;

*Thời điểm thực hiện: từ năm thứ nhất đến năm thứ 2.

31

*Mục tiêu: Chương trình gi o dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng, nhằm:

- Gi o dục trí thức trẻ kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và công t c quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lƣợc "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của c c thế lực thù địch đối với c ch mạng Việt Nam.

- Trang bị kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đ p ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tóm tắt nội dung các học phần

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng

Học phần có 3 đơn vị học trình đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản Học thuyết M c - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; c c quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; các quan điểm của Đảng về kết hợp ph t triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Học phần giành thời lƣợng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua c c thời kỳ.

Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh

Học phần có 3 đơn vị học trình đƣợc lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công t c quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đ nh bại chiến lƣợc "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của c c thế lực thù địch đối với c ch mạng Việt Nam. Học phần đề cập một số vấn đề về dân tộc, tôn gi o và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn gi o chống ph c ch mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

32

Học phần III: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK Học phần có 5 đơn vị học trình lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, c c phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, t c dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản c c loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPĐ, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương ph p xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối. Học phần còn nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động t c cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: c c tư thế vận động trên chiến trường, c ch quan s t ph t hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của c nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.

Nội dung gồm: đội ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầu c c vết thương. Học phần giành thời gian giới thiệu 3 môn quân sự phối hợp để sinh viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK;

từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu phòng ngự.

* Chương trình cụ thể: (Phụ lục 1)

2.1.3. Khoa GDQP-AN Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Ngày 23/8/1982 Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp nay là Bộ Gi o dục và đào tạo đã có Quyết định số 1576/QS về việc thành lập khoa Quân sự.

Thực hiện Quyết định số 1576/QS ngày 23/8/1982 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về thành lập khoa Quân sự. Th ng 6 năm 1983, Hiệu trưởng trường Đại học B ch Khoa Hà Nội đã ký quyết định thành lập tổ chức bộ m y của khoa Quân sự, Trường Đại học B ch Khoa Hà Nội. Gần 30 năm thành lập được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, c c cơ quan, đơn vị trong Quân chủng, Ban gi m hiệu và c c phòng khoa của trường Đại học B ch Khoa Hà Nội; Khoa Quân sự Trường Đại học B ch Khoa Hà Nội không ngừng trưởng thành cả về đội ngũ SV và chất lƣợng giảng dạy… Góp phần quan trọng vào củng cố

33

Quốc phòng - An ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Nhiệm vụ chính của Khoa là giảng dạy nội dung kiến thức về Gi o dục Quốc phòng - An ninh cho SV của trường ĐHBK Hà Nội và một số trường kh c theo sự phân công của Vụ Gi o dục Quốc phòng - An ninh Bộ GD&ĐT . Ngoài ra Khoa còn tham mưu cho lãnh đạo trường ĐHBK Hà Nội và tổ chức thực hiện công t c quân sự của nhà trường. Cụ thể là: Công t c tuyển chọn SV tốt nghiệp hàng năm đi đào tạo Sĩ quan dự bị theo chỉ tiêu của Bộ Quốc phòng – Bộ GD&ĐT, tham gia huấn luyện xây dựng lực lượng Tự vệ của trường, làm công t c quân sự địa phương thực hiện tiếp nhận và quản lý số nam SV trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ đang học tập tại trường ĐHBK Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học môn quân sự tại trường (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)