Khái quát về tr−ờng CĐCN Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành công nghệ may tại trường cao đẳng công nghiệp nam định (Trang 41 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1 Khái quát về tr−ờng CĐCN Nam Định

Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định tiền thân là trường Trung cấp kỹ thuật III, được thành lập từ năm 1956, đến nay trường đã tròn 50 tuổi. Sau nhiều lần đổi tên và thay đổi địa chỉ hiện nay trường mang tên trường CĐCN Nam định, tại xã Liên bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Trường đào tạo ba hệ chính quy đó là hệ Cao đẳng, hệ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và hệ Công nhân kỹ thuật (CNKT), ngoài ra còn đào tạo hệ không chính quy bậc Đại học và Công nhân kỹ thuật.

Hiện nay tr−ờng có:

- Cán bộ công nhân viên tổng số: 221 người (Trong đó nữ 102) Giáo viên giảng dạy 182 ng−ời, Đảng bộ có 51 Đảng viên - Học sinh, sinh viên:

Tổng số học sinh, sinh viên toàn trường là: 4614 trong đó:

+ Hệ Đại học Tại chức: 157 sinh viên

+ Hệ Cao đẳng: 628sinh viên (tại trường 553 sinh viên) + Hệ TCCN : 1766 học sinh ( Tại tr−ờng 1544 học sinh) + Hệ CNKT : 1494 học sinh ( Tại tr−ờng 1392 học sinh)

- Cơ cấu ngành nghề:

+ Hệ Cao đẳng: Đào tạo các ngành: Công nghệ Điện tử, Công nghệ may, Tin học và Kế toán doanh nghiệp, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện và Quản trị Doanh nghiệp. Địa điểm đào tạo tại trường và địa điểm liên kết đào tạo tại Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ (ngành Kế toán doanh nghiệp)

+ Hệ THCN: Các ngành đào tạo: Điện tử, Điện tự động hoá xí nghiệp công nghiệp, Công nghệ may, Cơ khí , Công nghệ đóng tàu và Kế toán Doanh nghiệp. Địa điểm đào tạo tại trường và các địa điểm liên kết đào tạo tại Bắc Giang; Hải Phòng và Hà Nội.

+ Hệ CNKT: Các nghề đào tạo: Sửa chữa điện công nghiệp và dân dụng, May công nghiệp và Cơ khí (nghề Gò – Hàn, Tiện, Sửa chữa thiết bị may, Sửa chữa ô tô - máy nổ, Nguội sửa chữa – Lắp ráp ). Địa điểm đào tạo tại trường và địa điểm liên kết đào tạo tại Hà Nội.

+ Hệ văn hoá - nghề: Liên kết với Trung tâm Giáo dục th−ờng xuyên thành phố Nam Định. Số l−ợng: 337 học sinh.

+ Hệ dạy nghề ngắn hạn: 232 học sinh Các nghề đào tạo: Sửa chữa điện công nghiệp và dân dụng , May công nghiệp và Cơ khí (nghề Gò – Hàn, Tiện, Sửa chữa thiết bị may, Nguội sửa chữa – Lắp ráp ). Địa điểm đào tạo tại trường và tại Trung tâm đào tạo ở các huyện, tỉnh Nam Định.

Cơ cấu tổ chức của trờng CĐCN Nam Định bao gồm:

- Ban giám hiệu: Hiệu tr−ởng và 2 hiệu phó - Các tổ chức đoàn thể, các hội đồng

- Các phòng, khoa chức năng:

+ Phòng tổ chức hành chính + Phòng tài chính kế toán + Phòng quản trị đời sống

+ Phòng khoa học & Quan hệ quốc tế + Phòng đào tạo

+ Phòng công tác học sinh – sinh viên

+ Trung tâm Tuyển sinh & Giới thiệu việc làm + Khoa kỹ thuật cơ sở & Khoa học cơ bản + Khoa Công nghệ may & Thời trang + Khoa Điện - Điện tử

+ Khoa Cơ khí & Thiết bị áp lực + Khoa Công nghệ thông tin + Khoa kinh tÕ

Khoa Công nghệ may & Thời trang:

Khoa Công nghệ may & Thời trang đ−ợc thành lập từ năm 1991. Hiện nay tổng số cán bộ giáo viên của khoa là 25 trong đó có 23 giáo viên, 05 Đảng viên.

Trong những năm qua khoa Công nghệ may & thời trang đã đào tạo số lượng lớn nhân lực trình độ CNKT, TCCN đáp ứng nhu cầu thị trường lao

động khu vực Nam Định và cả nước góp phần giải quyết vịêc làm cho người lao động.

Với sự nỗ lực của tập thể giáo viên trong khoa và sự giúp đỡ tạo điều kiện của nhà tr−ờng khoa Công nghệ may & Thời trang luôn đi đầu trong phong trào thi đua của nhà tr−ờng, nhiều giáo viên đoạt giải cao trong các kỳ hội giảng cấp tỉnh và toàn quốc. Khoa đã góp phần đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cơ bản đáp ứng đ−ợc các yêu cầu của các doanh nghiệp và là địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của ngành thời trang và xu thế hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệp ngành may phải có sự đổi mới về công nghệ, phương pháp và hình thức tổ chức sản xuất, đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên phải có năng lực tổ chức, khả năng sáng tạo linh hoạt trong sản xuất. Vì

vậy yêu cầu của các doanh nghiệp về trình độ kỹ thuật viên ngày càng cao hơn, đồng thời có sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường về đào tạo ngành Công nghệ may tại khu vực tỉnh Nam Định đã buộc các trường đào tạo ngành may phải quan tâm đến uy tín và chất l−ợng để khẳng định và tồn tại trong thị trường đào tạo. Do đó trường CĐCN Nam Định nói chung và khoa Công nghệ may & Thời trang nói riêng phải không ngừng nâng cao chất l−ợng đào tạo, là

địa chỉ tin cậy thu hút học sinh về trường học tập và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành công nghệ may tại trường cao đẳng công nghiệp nam định (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)