Chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành công nghệ may tại trường cao đẳng công nghiệp nam định (Trang 45 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2 Thực trạng về chất l−ợng đào tạo TCCN ngành Công nghệ may tại tr−ờng CĐCN Nam Định

2.2.1 Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến chất l−ợng đào tạo

2.2.1.1 Chương trình đào tạo

Trên cơ sở chương trình khung TCCN đã được Bộ GD & ĐT ban hành năm 2001, nhà trường đã hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo TCCN theo h−ớng tinh giản lý thuyết, tăng kỹ năng thực hành, cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ mới. Tuy đã có bước phát triển song nhìn chung CTĐT hệ TCCN ngành Công nghệ may còn nhiều hạn chế về cấu trúc và nội dung, từ năm 2001 đến nay chưa thực hiện sửa đổi chương trình nên đã không theo kịp sự phát triển của sản xuất.

Về mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung CTĐT

Thông qua kết quả khảo sát ý kiến của CBQL nhà trường và đội ngũ giáo viên đều cho rằng mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung CTĐT so với nhu cầu thực tiễn gần ở mức khá, nhưng người lao động đánh giá ở mức trung bình (bảng 2.1).

Bảng 2.1 ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội dung CTĐT so với nhu cầu thực tiễn (Điểm tối đa là 5)

Nội dung đánh giá ý kiến CBQL

nhà tr−ờng ý kiến giáo viên

ý kiÕn lao

động trình

độ TCCN

Kiến thức 3,9 3,8 3,3

Kü n¨ng 3,5 3,5 3,1

Thái độ, tác phong NN 3,9 4,0 4,2

Vì vậy phải điều chỉnh CTĐT phù hợp với thực tế nhằm đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

• Thực tiễn xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT cho thấy CTĐT khó liên thông với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục (dạy nghề, cao đẳng,

đại học), do vậy chưa thực hiện được chủ trương đào tạo liên thông như Chiến l−ợc phát triển giáo dục đã đề ra và nhu cầu học liên thông của nhiều khoá học sinh sau khi tốt nghiệp. Căn cứ vào ch−ơng trình khung TCCN của Bộ GD &

ĐT, các văn bản d−ới luật về xây dựng CTĐT, các tiêu chuẩn nghề và điều kiện của nhà trường, hiệu trưởng nhà trường TCCN chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và xây dựng chương trình giáo dục cụ thể đối với ngành Công nghệ may. Nhà trường thành lập hội đồng xây dựng CTĐT bao gồm: giáo viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, cán bộ quản lý đào tạo, tham gia xây dựng ch−ơng trình. Nh− vậy ch−a có sự tham gia của các chuyên gia, CBQL của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nên CTĐT ch−a bám sát đ−ợc nhu cầu của thực tế sản xuất, nói cách khác ch−a đổi mới cơ bản phương pháp xây dựng CTĐT phù hợp nhu cầu thị trường lao động.

Về tải trọng lý thuyết và thực hành

+ Về lý thuyết: Thông qua kết quả khảo sát (bảng 2.2) có khoảng 1/3 tổng số giáo viên (36,7%), CBQL của nhà trường (33,3%), học sinh TCCN đã

tốt nghiệp (37,5%) và học sinh đang học tại tr−ờng (32,9%) cho rằng tải trọng các môn học lý thuyết là nặng. Do đó cần giảm bớt phần lý thuyết trong CTĐT hệ TCCN ngành Công nghệ may. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khối l−ợng kiến thức cần thiết cho kỹ thuật viên trình độ TCCN.

+ Về thực hành: Có nhiều ý kiến cho rằng tải trọng thực hành trong CTĐT hệ TCCN ngành Công nghệ may còn nhẹ (lao động trình độ TCCN 25%; CBQL nhà tr−ờng 33,3%; giáo viên 26,7%; học sinh 34,3%) (bảng 2.2) cần phải tăng c−ờng thêm thực hành trong CTĐT.

Bảng 2.2 ý kiến về tải trọng lý thuyết và thực hành trong CTĐT hệ TCCN ngành Công nghệ may (Đơn vị tính %)

Tải trọng lý thuyết và thực hành

Lý thuyết Thực hành

Đối t−ợng xin ý kiến

Nhẹ Phù hợp

Nặng Nhẹ Phù hợp

Nặng

ý kiến LĐ trình độ

TCCN 6,3 56,3 37,5 25,0 68,8 6,3

ý kiÕn CBQL tr−êng 0,0 66,7 33,3 33,3 66,7 0,0 ý kiến giáo viên 3,3 63,3 36,7 26,7 66,7 6,7 ý kiến học sinh TCCN

ngành Công nghệ may 7,1 60,0 32,9 32,9 67,1 0,0

Nh− vậy thông qua kết quả khảo sát cho thấy đa phần ý kiến cho rằng cần giảm thời l−ợng cho phần lý thuyết và tăng nội dung thời l−ợng cho phần thực hành trong CTĐT hệ TCCN ngành Công nghệ may. Điều này cũng phù hợp với việc nâng cao năng lực thực hành cho người tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp. Cụ thể:

- Ch−ơng trình đ−ợc xây dựng theo môn học ít bám sát theo nghề, giáo viên tập trung vào bao quát tài liệu giảng dạy (phụ lục 3).

Ví dụ: Khi học Thiết kế trang phục 195 tiết ở học kỳ 2 trong đó học sinh ch−a có kỹ năng may t−ơng ứng với sản phẩm học thiết kế nên học sinh thụ

động và không thể hiện đ−ợc chuyên môn nghề nghiệp của mình, đồng thời khó khăn trong việc đánh giá.

- Người học trở nên thụ động.

- Kỹ năng hành nghề chỉ đ−ợc hình thành trong một khoảng thời gian dài.

- Không tạo điều kiện cho ng−ời học lựa chọn việc học tập phù hợp với các điều kiện cá nhân.

- Khó khăn khi muốn thay đổi chương trình.

- Khó khăn trong việc liên thông với các trình độ.

Về giáo trình phục vụ ngành Công nghệ may: tuy là nghề đã có từ lâu

đời nh−ng việc đào tạo chủ yếu là qua truyền nghề nên có rất ít sách tham khảo dành cho học sinh. Năm 2001 dựa trên chương trình khung đào tạo TCCN của Bộ GD & ĐT ban hành, nhà trường đã tiến hành điều chỉnh CTĐT hệ TCCN ngành công nghệ may và biên soạn giáo trình cho tất cả các môn chuyên ngành để học sinh học tập và tham khảo. Nh−ng từ đó đến nay CTĐT ch−a đ−ợc điều chỉnh, bổ xung, cập nhật kiến thức mới cho phù hợp với thực tế sản xuất và sự phát triển của khoa học công nghệ.

Vì vậy cải tiến mục tiêu, nội dung CTĐT hệ TCCN ngành Công nghệ may là điều cấp bách nhằm xây dựng CTĐT đáp ứng các tiêu chuẩn nghề theo quy định của Bộ GD &ĐT đồng thời bám sát theo nhu cầu thực tế, góp phần nâng cao chất l−ợng đào tạo đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của các cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành công nghệ may tại trường cao đẳng công nghiệp nam định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)