8. Cấu trúc của luận văn
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất l−ợng đào tạo TCCN ngành công nghệ may tại trường CĐCN Nam định
3.2.7 Đổi mới công tác quản lý chất l−ợng đào tạo
đào tạo.
• Mục đích của giải pháp:
Công tác quản lý chất l−ợng là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả mọi ng−ời,
được tất cả mọi người thực hiện trong quá trình đào tạo từ đầu vào, quá trình và đầu ra – sản phẩm của đào tạo, giúp quá trình quản lý đào tạo đ−ợc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chất l−ợng đào tạo.
• Nội dung của giải pháp:
- Tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa và ph−ơng pháp quản lý chất l−ợng tổng thể TQM và một số tiêu chuẩn chất l−ợng.
- Tuyên truyền sâu rộng làm thay đổi nhận thức của cán bộ giáo viên không ngại khó khăn trong việc tham gia quản lý chất l−ợng và tiến hành kiểm định chất l−ợng.
- Xây dựng các nội dung đánh giá cụ thể, các tiêu chí đánh giá về chất l−ợng đào tạo TCCN ngành Công nghệ may.
- Tiến hành hội thảo và điều chỉnh chất l−ợng cho phù hợp.
- Tiến hành kiểm định đánh giá chất l−ợng đào tạo: Thông qua hai giai
đoạn đó là:
+ Giai đoạn 1: Nhà trường đề ra kế hoạch đào tạo TCCN ngành Công nghệ may phấn đấu và tự đánh giá theo các tiêu chí và tiêu chuẩn đề ra.
+ Giai đoạn 2: Hội đồng thẩm định cấp quốc gia kiểm định đánh giá và công nhận cơ sở đào tạo đạt chuẩn chất l−ợng.
Trong luận văn này đề cập tới giai đoạn 1 đó là : Nhà trường đề ra kế hoạch phấn đấu và đánh giá theo các tiêu chí và tiêu chuẩn đề ra.
* Thực hiện kiểm định các điều kiện đảm bảo chất l−ợng: Đánh giá xác nhận hệ thống đảm bảo chất l−ợng: các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên..., hoặc chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do nhà trường đề ra.
* Thực hiện kiểm định đánh giá chất l−ợng đào tạo: Đánh giá thông qua quá trình từ đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra (sản phẩm của đào tạo) theo các tiêu chí mà nhà trường đặt ra đáp ứng các nhu cầu của thị trường lao động.
- Khẳng định chất l−ợng đào tạo: Việc khẳng định chất l−ợng đào tạo ngoài sự khẳng định của nhà trường về chất lượng đào tạo cần được những cơ
quan thẩm định có uy tín (Cơ quan của Bộ công nghiệp, Tổng cục dạy nghề, Bộ GD & ĐT, Tập đoàn Dệt - May Việt nam...) đánh giá, công nhận, đó là sự ghi nhận và quảng bá về chất l−ợng.
3.3 Xin ý kiến chuyên gia
Để tiến hành đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ TCCN ngành Công nghệ may tại trường
Cao đẳng Công nghiệp Nam định cũng nh− minh chứng cho sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, trong thời gian ngắn không đủ thời gian cho việc thử nghiệm các giải pháp, tác giả xin ý kiến của cán bộ quản lý đào tạo của trường với kết quả nh− sau:
Bảng 3.6 ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp (Tính cấp thiết và khả thi tăng dần từ 1 đến 3: 1 là không cấp thiết
hoặc không khả thi; 3 là rất cấp thiết hoặc khả thi cao)
Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%)
TT Các giải pháp
1 2 3 1 2 3
1 Đổi mới công tác tuyên truyền tuyển
sinh nhằm thu hút ng−ời học 8,3 41,7 50,0 8,3 41,7 50,0 2 Đổi mới nội dung ch−ơng trình,
phương pháp đào tạo TCCN ngành Công nghệ may trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, của người học
8,3 25,0 66,7 8,3 33,3 58,3
3 Tăng c−ờng cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học hiện đại 8,3 33,3 58,3 16,7 25,0 58,3 4 Nâng cao chất l−ợng cho đội ngũ
giáo viên ngành Công nghệ may 0,0 50,0 50,0 8,3 25,0 66,7 5 Nâng cao ý thức thái độ nghề nghiệp
cho học sinh 8,3 16,7 66,7 8,3 33,3 58,3
6 Tăng c−ờng mối quan hệ giữa nhà
trường và cơ sở sử dụng lao động 8,3 33,3 58,3 8,3 33,3 41,7 7 Đổi mới công tác quản lý chất l−ợng
đào tạo 16,7 41,7 41,7 25,0 33,3 41,7
Bằng kết quả (bảng 3.6) đã cho thấy các giải pháp đã nêu trên đều có tính cấp thiết và rất cấp thiết cao. Trong các giải pháp trên trừ giải pháp đổi mới công tác quản lý chất l−ợng đào tạo còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan nh−
các cơ quan kiểm định chất l−ợng, các cơ quan quản lý cấp trên ... và việc thay
đổi một cách suy nghĩ, cách làm đã có từ lâu cần có thời gian, nên tính khả thi ch−a cao, còn các giải pháp khác đều đ−ợc đánh giá có tính khả thi cao (bảng 3.6). Do đó việc tiến hành thử nghiệm và thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất l−ợng đào tạo.
Kết luận ch−ơng 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận về chất l−ợng đào tạo và thực tiễn công tác đào tạo cũng như phương hướng phát triển đào tạo hệ TCCN ngành Công nghệ may tại trường CĐCN Nam Định trong những năm tới, tác giả đã đề xuất các giải pháp sau đây nhằm nâng cao chất l−ợng đào tạo đó là:
- Đổi mới công tác tuyên truyền tuyển sinh
- Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo - Tăng c−ờng cơ sở vật chất và ph−ơng tiện dạy học
- Nâng cao chất l−ợng đội ngũ giáo viên ngành Công nghệ may - Nâng cao ý thức, thái độ nghề nghiệp cho học sinh
- Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở sử dụng lao động - Đổi mới công tác quản lý chất l−ợng đào tạo
Các giải pháp đề ra trong luận văn đã đ−ợc tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý nhà trường đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp là rất cao tạo niềm tin t−ởng và hy vọng sự thành công của các giải pháp
đề ra.
Tuy nhiên để các giải pháp trên đ−ợc thực hiện thành công cần có sự chỉ
đạo sát sao của Đảng uỷ, ban giám hiệu nhà trường, sự góp sức của tập thể giáo viên, học sinh và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cấp trên tạo điều kiện để thực hiện nâng cao chất l−ợng đào tạo.
Kết luận và kiến nghị
Ngày nay chất l−ợng đào tạo không chỉ là mối quan tâm của các cơ sở
đào tạo mà là mối quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành và của toàn xã
hội. Nâng cao chất l−ợng đào tạo nghề sẽ góp phần nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước. Có nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo bao gồm cả yếu tố chủ quan và cả yếu tố khách quan. Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐCN Nam Định trong thời gian tới, luận văn đã đề cập đ−ợc một số nội dung sau đây:
1. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, luận văn đã đ−a ra cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất l−ợng đào tạo.
2. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo và chất l−ợng đào tạo TCCN ngành Công nghệ may tại tr−ờng CĐCN Nam Định trong thời gian qua thông qua các báo cáo tổng kết, đặc biệt là thông qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi tới cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của tr−ờng và cán bộ quản lý, người lao động trình độ TCCN ở các doanh nghiệp ngành may.
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đ−a ra 7 giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo TCCN ngành Công nghệ may tại trường CĐCN Nam
Định, trong đó các giải pháp: đổi mới nội dung chương trình và phương pháp
đào tạo; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và CSSDLĐ; đổi mới phương pháp quản lý chất lượng đào tạo là những giải pháp mang tính đột phá
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thêi gian tíi.
Để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất l−ợng đào tạo TCCN ngành Công nghệ may đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, xin phép được đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Các cơ quan quản lý đào tạo cấp trên (Bộ Công nghiệp, Bộ Lao động – Th−ơng binh & Xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo) sớm ban hành các tiêu chuẩn
đánh giá các trường đào tạo nghề và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo nghÒ.
2. Bộ Công nghiệp tạo điều kiện cho các trường đào tạo ngành may nắm bắt đ−ợc chiến l−ợc phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và nhu cầu xuất khẩu lao động ngành may, tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động giữa các doanh nghiệp ngành may và các trường đào tạo ngành may, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng.
3. Nhà nước tăng thêm nguồn kinh phí cho lĩnh vực đào tạo nghề, có chính sách −u đãi hơn nữa cho nghề nhà giáo đặc biệt là chính sách đào tạo liên tục, đầu t− về cơ sở vật chất cho các tr−ờng nghề, thành lập cơ quan điều phối chung giữa các trường dạy nghề với các đơn vị sản xuất và dịch vụ việc làm.