Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 23 - 26)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TBDN

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Quản lý giáo dục

Giáo dục: “giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của loài người” .

Mỗi xã hội, mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể bao giờ cũng có một nền giáo dục tương ứng, trong đó mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và hình thức tổ

Kế hoạch

Kiểm tra Thông tin Tổ chức

Chỉ đạo

21

chức giáo dục phản ánh quy định của hoàn cảnh lịch sử, của toàn xã hội đối với giáo dục. Những tinh hoa văn hóa của loài người, của dân tộc đều được giáo dục chuyển tải tới thế hệ trẻ nhằm giúp họ khả năng tham gia mọi hoạt động xã hội, góp phần cải tiến và phát triển xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về giáo dục đã chỉ rõ:

“không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [26].

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn, có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế xã hội, là động lực phát triển và là nhân tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia [14]. Giáo dục có thể được xem như một hệ thống có tính xã hội khi xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà giáo dục học quan niệm giáo dục như một hệ thống bao gồm các thành tố: mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả giáo dục [18].

Do mỗi phương thức xã hội đều có một cách quản lý khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục (QLGD) đã ra đời và hình thành nên từ nhiều quan niệm khác nhau.

Ở các nước Tư bản chủ nghĩa, do vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trường học) nên QLGD được coi như một loại “xí nghiệp đặc biệt” [25].

Ở các nước XHCN, do vận dụng quản lý xã hội vào QLGD, nên QLGD thường được xếp trong lĩnh vực quản lý văn hoá tư tưởng như Faraxep A. đã phân chia trong cuốn sách kinh điển nổi tiếng của mình "con người trong quản lý xã hội".

Như vậy, QLGD được coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản lý văn hoá tinh thần.

Trong cuốn: "cơ sở lý luận của khoa học QLGD", Kônđacốp MI. định nghĩa

"QLGD là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng"

[22].

Ở Việt Nam, QLGD cũng là một lĩnh vực được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm:

Theo Đặng Quốc Bảo: "QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành

22

phối hợp của các lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội" [8].

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "QLGD thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới" [27].

Đỗ Hoàng Toàn quan niệm: "QLGD là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng" 28.

Theo Trần Kiểm: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [20].

Những định nghĩa nêu trên về QLGD tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung, đó là:

QLGD là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý.

QLGD là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục tiêu đã đề ra.

Từ những vấn đề trên có thể khái quát như sau:

QLGD chính là quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học có kế hoạch quá trình dạy học theo mục tiêu đào tạo.

23

QLGD có thể xem là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình giáo dục, những hoạt động của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên, huy động tối đa các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục đích của nhà QLGD và phù hợp với quy luật khách quan.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)