Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý thiết bị

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 62 - 66)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TBDN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC GIANG

2.4. Phân tích thực trạng công tác quản lý TBDN tại Trường CĐN Công nghệ Việt – Hàn Bắc giang

2.4.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý thiết bị

Đội ngũ cán bộ quản lý công tác thiết bị, từ trưởng phó phòng, khoa, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, phần lớn chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn quản lý thiết bị, phần nhiều thông qua quá trình giảng dạy mà trưởng thành.

Chuyên môn quản lý thiết bị cần phải được bồi dưỡng để phù hợp với tình hình phát triển của Nhà trường.

Trong thời gian vừa qua Nhà trường đã từng bước khắc phục được tình trạng thiếu thiết bị. Các hoạt động quản lý như kế hoạch khai thác, bảo dưỡng sửa chữa, tập huấn bồi dưỡng đội ngũ bước đầu đã làm được, tuy vậy việc cụ thể hóa trong việc khai thác, bảo quản bảo dưỡng thiết bị còn hạn chế, cán bộ chuyên trách công tác thiết bị chưa được đào tạo nên hiệu quả quản lý và sử dụng chưa cao.

Cùng với Ban giám hiệu, phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị và trưởng phó các phòng khoa đã làm tốt công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị cho học sinh thực tập, tuy nhiên công tác quản lý thiết bị còn hạn chế, từ khâu lập kế hoạch đầu tư, khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị.

Đội ngũ cán bộ giáo viên các phòng khoa, phần lớn có trình độ chuyên môn phù hợp với chương trình đào tạo, nên việc khai thác sử dụng thiết bị đã phần nào được phát huy. Bước đầu đã đề cập đến nhu cầu thiết bị phù hợp khi đề nghị đầu tư mua sắm. Tuy vậy công tác quản lý thiết bị còn hạn chế, cụ thể: chưa cập nhật được sự phát triển của công nghệ đề lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị cho phù hợp với hiện tại và cả cho tương lai.

Trong khai thác sử dụng thiết bị phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên mà chưa có biện pháp tích cực để toàn bộ giáo viên hưởng ứng tham gia đưa thiết bị vào giảng dạy ngay từ khi duyệt giáo án, nhất là những môn sử dụng thiết bị lý thuyết và thực hành. Công tác kiểm tra xưởng thực tập và các điều kiện phục vụ cho thực tập của học sinh chưa triệt để. Thiếu sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng và các phòng khoa khác trong trường.

60

Đội ngũ giáo viên lý thuyết, thực hành là người trực tiếp sử dụng thiết bị vào bài giảng của mình. Giáo viên dạy lý thuyết, đa số là tốt nghiệp đại học đủ trình độ để khai thác thiết bị ứng dụng vào bài giảng chiếm khoảng 40 đến 50%. Nhiều giáo viên còn ngại vì đầu tư một bài giảng trên thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin mất nhiều thời gian, công sức.

Giáo viên thực hành là những người trực tiếp hướng dẫn và theo dõi học sinh trong suốt thời gian học thực hành (75% thời gian). Đa số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và công nhân bậc cao. Thiết bị là công cụ thường xuyên để giáo viên hướng dẫn cho học sinh trong các giai đoạn luyện tập và thực tập sản xuất.

Bước đầu đã có giáo viên xây dựng được phương pháp dạy học, lập được quy trình khai thác thiết bị và bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng đột xuất xảy ra.

Công tác quản lý thiết bị mới dừng lại ở khâu khai thác sử dụng mà thiếu chăm lo bảo quản. Vẫn còn nhiều giáo viên việc giao nhận ca còn qua loa, không chặt chẽ kiểm tra trước, trong và sau thực tập của học sinh.

Chưa quan tâm đến các điều kiện đảm bảo an toàn cho quá trình luyện tập của học sinh như quần áo bảo hộ, các thao tác kỹ thuật an toàn lao động.

Quản lý xưởng, thiết bị chưa chặt chẽ, còn để cho học sinh sử dụng thao tác các thiết bị nằm ngoài nội dung chương trình bài học.

Một số giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được sát sao đúng mực; việc duy trì nội quy nền nếp thực tập không được thường xuyên, có giáo viên còn xem nhẹ.

Nội quy an toàn lao động còn mang tính hình thức, chưa triển khai sâu rộng.

Bảng 2.9. Kết quả trả lời các phiếu điều tra [Phụ lục 01]

TT Nội dung câu hỏi Kết quả trả lời Tỷ lệ (%)

I

Mức độ quan tâm của Lãnh đạo nhà trường tới công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý thiết bị đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên?

1 Rất quan tâm 37 37%

61

TT Nội dung câu hỏi Kết quả trả lời Tỷ lệ (%)

2 Quan tâm 40 40%

3 Ít quan tâm 23 23%

II Mức độ quan trọng của công tác quản lý thiết bị đối với hiệu quả đào tạo

1 Rất quan trọng 25 25%

2 Quan trọng 36 36%

3 Ít quan trọng 39 39%

III Sự tham gia của cán bộ/giáo viên cho các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý thiết bị

1 Chưa từng tham gia 80 80%

2 Tham gia 1 lần 20 20%

3 Tham gia nhiều lần 0 0%

IV Lý do tham gia khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý thiết bị?

1 Do nguyện vọng cá nhân 5 5%

2 Do nhu cầu công việc 25 25%

3 Do sự phân công cấp trên 65 65%

4 Lý do khác 5 5%

V Đánh giá sau khi tham gia khóa bồi dưỡng

1 Rất hiệu quả 55 55%

2 Hiệu quả 37 37%

3 Ít hiệu quả 8 8%

Qua điều tra khảo sát cho thấy:

Về mức độ quan tâm Lãnh đạo nhà trường tới công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý có tới 23% số phiếu trả lời là ít quan tâm. Đây là một phần nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý.

62

Về mức độ quan trọng của công tác quản lý tới hiệu quả đào tạo: Kết quả điều tra chỉ ra rằng có tới 39% số phiếu trả lời là ít quan trọng do đó cần nâng cao nhận thức của giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác quản lý thiết bị.

Khảo sát về sự tham gia của cán bộ, giáo viên cho các khóa bồi dưỡng về quản lý cơ sở vật chất cho thấy chỉ có 20% số người được hỏi đã từng tham gia 1 lần cho khóa bồi dưỡng và 55% số phiếu trả lời là các lớp bồi dưỡng này là rất hiệu quả.

Như vậy cần tăng cường hơn nữa các khóa bồi dưỡng về công tác quản lý cơ sở vật chất cho toàn thể giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường.

Bảng 2.10. Kết quả so sánh giữa các Trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đối với nghề Điện công nghiệp năm 2015

STT Tên trường Kinh phí đầu tư

Tuyển sinh

Danh mục TBDN được

đầu tư theo danh mục TB

tối thiểu

Học sinh tốt nghiệp có việc làm (%)

1 Trường CĐN Bắc Giang

2 tỷ đồng 50 Đủ 95%

2 Trường CĐN Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang

3 tỷ đồng 120 Đủ 94%

3 Trường TCN số 12-BQP

1 tỷ đồng 40 Còn thiếu 1 số TBDN

95%

4 Trường TCN TCMN 19/5

1 tỷ đồng 30 Còn thiếu 1 số TBDN

93%

( Nguồn: Theo báo cáo số liệu thống kê của Tổng cục Dạy nghề)

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)