Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TBDN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC GIANG
2.3. Phân tích thực trạng sử dụng TBDN qua khảo sát của Trường CĐN Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang
2.3.1. Thiết bị dạy lý thuyết
* Ưu điểm:
- Nhìn chung Nhà trường đã biết tận dụng hết được những thiết bị sẵn có của Nhà trường để vận dụng vào bài giảng, có nhiều thiết bị dùng chung cho nhiều môn học. Từ đó Nhà trường đã biết khai thác hết năng suất sử dụng của thiết bị.
- Hầu hết giáo viên đã sử dụng thiết bị dạy nghề vào bài giảng của mình thành công, đặc biệt là trong việc sử dụng thiết bị nghe nhìn hiện đại, máy chiếu projector, phần mềm powerpoint làm cho bài giảng đạt kết quả cao.
*Nhược điểm:
Bên cạnh đó còn không ít những giáo viên chưa tận dụng được những ưu điểm vốn có của thiết bị dạy nghề hoặc sử dụng thiết bị dạy nghề chưa hợp lý dẫn đến chất lượng giờ giảng chưa cao.
54 2.3.2. Thiết bị dạy thực hành
* Ưu điểm:
- Tại các cơ sở thực hành của Nhà trường có các kho bảo quản, lưu trữ vật tư, tài sản với đầy đủ các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt do Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị. Vật tư thực tập của các khoa sau khi nhận về được bàn giao cho các xưởng thực hành và được lưu trữ trong tủ vật tư do giáo viên giảng dạy quản lý.
- Hiện tại các kho vật tư và phòng bảo quản lưu trữ của nhà trường được bố trong các khối nhà kiên cố, do vậy đảm bảo tốt các yêu cầu về điều kiện bảo vệ, bảo quản các trang thiết bị và vật tư. Các kho có đầy đủ hệ thống chiếu sáng, được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông gió. Vật tư thiết bị được kê đặt trên hệ thống khung giá cao, thoáng …
- Hàng năm, kho và phòng bảo quản lưu trữ đều được bộ phận quản lý xử lý chống ẩm mốc, mối mọt hoặc sửa chữa chống xuống cấp để bảo đảm các điều kiện bảo vệ bảo quản tốt các trang thiết bị, hàng hóa, vật liệu.
- Cơ bản đã có đầy đủ thiết bị cần thiết theo danh mục thiết bị tối thiểu đối với các ngành nghề được lựa chọn đầu tư, đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
- Đối với các thiết bị chuyên dùng đã phát huy hết khả năng công suất phục vụ đào tạo đây là đặc điểm quan trọng nhất để hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh sinh viên.
* Nhược điểm:
- Hầu hết giáo viên đã sử dụng thiết bị dạy nghề trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đủ khả năng khai thác hết tính năng tác dụng của các thiết bị dạy nghề hiện đại. Nhà trường chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá giảng viên có sử dụng thiết bị dạy nghề. Do đó, việc sử dụng thiết bị dạy nghề chưa được triệt để và phát huy hết khả năng của thiết bị dạy nghề.
Một số khoa chưa được đầu tư các thiết bị dạy nghề đồng bộ, nên hiệu suất sử dụng thiết bị nói chung chưa cao.
55
- Một số máy móc thiết bị mới hiện đại có nhiều giáo viên còn ngại khai thác, thậm trí giáo viên chưa đầu tư thời gian, công sức nắm bắt nội dung, thiết bị mới để xây dựng quy trình thao tác chuẩn, có phương pháp đào tạo chuẩn, dẫn đến chất lượng học sinh sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Nhiều học sinh, sinh viên chưa có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức giữ gìn, bảo quản trang thiết bị chưa tốt, chưa đồng đều, nhất là giai đoạn ban đầu.
- Việc giáo dục an toàn lao động khi tiếp xúc với thiết bị giai đoạn đầu còn chủ quan, còn xảy ra một số trường hợp mất an toàn lao động. Việc tổ chức thực hành, thực tập cho học sinh sinh viên chưa khoa học cũng làm cho kết quả, hiệu quả đào tạo giảng, phế liệu nhiều.
Bảng 2.7. Kết quả trả lời các phiếu điều tra [Phụ lục 01]
TT Nội dung câu hỏi Kết quả trả lời Tỷ lệ (%) I Mức độ đáp ứng về chủng loại thiết bị so với yêu cầu đào tạo
1 Đủ 25 25%
2 Tạm đủ 45 45%
3 Thiếu 30 30%
II Mức độ đáp ứng về số lượng thiết bị so với yêu cầu
1 Đủ 45 45%
2 Tạm đủ 30 30%
3 Thiếu 25 25%
III Chất lượng thiết bị
1 Tốt 40 40%
2 Khá 30 30%
3 Trung bình 20 20%
56
TT Nội dung câu hỏi Kết quả trả lời Tỷ lệ (%)
4 Kém 10 10%
IV Sử dụng thiết bị dạy nghề
1 Thường xuyên sử dụng thiết bị dạy
nghề trong giờ giảng 75 75%
2 Cảm thấy vất vả, phức tạp khi sử dụng
thiết bị dạy nghề 5 5%
3 Cảm thấy chưa thành thạo khi sử dụng
thiết bị dạy nghề 10 10%
4 Được tổ chức hướng dẫn sử dụng thiết
bị dạy nghề 10 10%
Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả điều tra trên, tác giả luận văn có một số đánh giá, nhận xét như sau:
- Về chủng loại thiết bị: Kết quả điều tra chỉ có 25% số phiếu đánh giá đủ chủng loại, qua xem xét chúng tôi thấy cơ bản số lượng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo, bảo đảm các tỷ lệ theo quy định về: người học/thiết bị thực hành chính, người học/phòng học chuyên môn hóa, người học/bộ dụng cụ, tài liệu học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm.
- Về số lượng thiết bị dạy nghề: Kết quả có tới 45% số phiếu đánh giá đủ về số lượng. Với quy mô đào tạo hiện tại, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ Lao động-Thương binh Xã hội và số liệu thống kê thiết bị, dụng cụ hiện có của các nghề trường đang đào tạo và sĩ số HSSV, nhà trường bố trí kế hoạch đào tạo phù hợp để đảm bảo bình quân từ 4 ÷ 6 HSSV/1 thiết bị chính, 2 ÷ 3 HSSV/1 bộ dụng cụ, đảm bảo tốt cho việc hình thành kỹ năng nghề cho HSSV. Như vậy, nhà trường đã cơ bản đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng các thiết bị, dụng cụ cho các