Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TBDN
1.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng TBDN
Sử dụng TBDN là một trong những phương tiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề, là nội dung và nguồn thông tin giúp đỡ cho giáo viên và học sinh tổ chức, điều khiển hoạt động dạy và học.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng TBDN không chỉ nhằm minh họa bài giảng mà còn phải có tác dụng thúc đẩy nguồn nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học.
Nếu sử dụng thiết bị một cách tùy tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo không những hiệu quả học tập không cao mà còn dẫn đến tình trạng giáo viên mất nhiều thời gian trên lớp, người học căng thẳng, mệt mỏi.
Trong kinh tế học, hiệu quả được hiểu là chi phí bỏ ra thấp nhất mà thu được lợi nhuận cao nhất. Còn hiệu quả trong đào tạo là sự đầu tư kinh tế trong đào tạo và kết quả mang lại cho sự phát triển đào tạo, kinh tế xã hội, trong đó bao gồm cả sự đầu tư TBDN.
Hiệu quả sử dụng thiết bị bao gồm những thành phần cơ bản sau: Hiệu suất trong và hiệu suất ngoài.
Các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng TBDN.
Tiêu chí 1. Hiệu suất trong.
Chỉ số 1: Tần suất sử dụng TBDN xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy môn học đã được quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học, tính trên tỷ lệ giáo viên, tỷ lệ giờ học (hoặc thời gian thực học), tỉ lệ môn học, tỉ lệ loại thiết bị.
Chỉ số 2: Mức độ sử dụng TBDN xét theo khả năng khai thác thực tế của giáo viên và học viên so với tính năng kỹ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị, tính trên các tỉ lệ nói trên.
Chỉ số 3: Tính thành thạo sử dụng thiết bị xét theo kỹ năng, thao tác và cách xử lý tình huống của giáo viên và học viên trong quá trình sử dụng thiết bị, tính trên
36
tỷ lệ các sự cố về kỹ thuật có thể xảy ra và cách khắc phục an toàn, tỉ lệ khắc phục thành công các sự cố, tỉ lệ những sáng kiến, phát triển các ứng dụng mới mà giáo viên và học viên thực hiện.
Chỉ số 4: Tính kinh tế của sử dụng thiết bị xét theo mức độ hư hỏng, xuống cấp, bảo đảm thời hạn sử dụng thực tế và kĩ năng bảo quản, chỉnh sửa thiết bị của giáo viên và học sinh, tính trên tỉ lệ phần trăm hỏng hóc, giảm chất lượng của mỗi loại thiết bị, tỉ lệ chi phí sửa chữa trên chi phí mua sắm, độ bền sử dụng theo thời gian hoặc theo số lượt sử dụng.
Tiêu chí 2. Hiệu suất ngoài
Chỉ số 5: Mức độ cải tiến, đổi mới phương pháp và kỹ năng dạy học của giáo viên do có sử dụng thiết bị, phương tiện, xét theo số lượng giờ học được đánh giá tốt. Giáo viên phát triển những kỹ năng, những tri thức và quan điểm mới trong quá trình dạy học nhờ tác động của các loại hình thiết bị sự đa dạng của các hình thức dạy học và kỹ thuật lên lớp, việc tổ chức học tập, kiểm tra và đánh giá…
Chỉ số 6: Mức độ cải tiến kỹ năng, thái độ và tính tích cực học tập của học sinh xét theo quan hệ so sánh với những thời kỳ, những trường và lớp chưa quan tâm sử dụng TBDH hoặc sử dụng TBDH chưa tốt, tức là phải nghiên cứu từng trường hợp và xác định các chỉ số khác biệt giữa các trường, các lớp, các thời kỳ dạy học khác nhau.
Chỉ số 7: Mức độ cải tiến các quan hệ sư phạm trên lớp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau, giữa cá nhân và nhóm xét theo tần suất xuất hiện các nhân tố tích cực của môi trường và quan hệ như tăng cường các hành vi hợp tác, tương trợ, tăng cường không khí thi đua và tham gia, mức độ giảm các bất đồng…
Chỉ số 8: Mức độ tăng cường hay nâng cao khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin trong học tập và giảng dạy xét theo lượng xuất hiện các cơ hội, điều kiện và phương tiện thuận lợi cho dạy và học ở nhà trường cho mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình, giữa học cá nhân và học nhóm, trong giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn của tập thể giáo viên.
Tiêu chí 3. Kết quả so với mục tiêu quản lý
37
Chỉ số 9: Mức độ đạt mục tiêu chung thể hiện ở kết quả chung thực tế thu được xét theo các mặt quản lý hành chính và nhân sự, quản lý chuyên môn, quản lý học tập và chỉ đạo công tác chung của nhà trường tính trên tỷ lệ kết quả, mục tiêu.
Chỉ số 10: Mức độ đạt mục tiêu chuyên biệt thể hiện ở những kết quả chuyên biệt thực tế thu được ở nhà quản lý, giáo viên, học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội được tính chi tiết trên từng người, từng việc, từng nhiệm vụ, thông qua sự tăng cường tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi và đạo đức.
38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
TBDN có vị trí quan trọng trong hệ thống các trường dạy nghề. Trong quá trình diễn ra hoạt động dạy nghề, TBDN chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy nghề. Nội dung dạy nghề quy định những đặc điểm cơ bản của TBDN.
TBDN phải đáp ứng được nội dung chương trình đào tạo, đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về tính sư phạm, tính kinh tế, và yêu cầu về tính thẩm mĩ, sự an toàn cho người học và người dạy. Trong đổi mới phương pháp dạy nghề theo hướng dạy tích hợp (dạy lý thuyết kết hợp thực hành) thì TBDH giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Trong chương I của luận văn, tác giả luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị trong các Trường nghề bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, TBDH, TBDN và hiệu quả sử dụng thiết bị.
- Vai trò của thiết bị trong dạy nghề - Đặc điểm và yêu cầu thiết bị dạy nghề
- Nội dung quản lý TBDN trong trường dạy nghề.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị.
Các nội dung trên sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị khả thi và phù hợp với thực tiễn của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang trong bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay.
39
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT HÀN BẮC GIANG
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn Bắc Giang
2.1.1. Lịch sử phát triển
Dự án “Xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ Việt- Hàn tại tỉnh Bắc Giang”
được hình thành dựa trên kết quả hội đàm ngày 22/10/2007 giữa Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc Kin-Sin-In về hợp tác phát triển trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cùng với sự chủ động, tích cực và nỗ lực của tỉnh Bắc Giang và Cơ quan Hợp tác và Phát triển Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), ngày 21 tháng 12 năm 2010, UBND tỉnh Bắc Giang và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã ký kết Biên bản thỏa thuận Dự án xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn tại tỉnh Bắc Giang. Ngày 27 tháng 3 năm 2012, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 1176/QĐ-LĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ lao động- thương binh và xã hội.
Giai đoạn I của Dự án được đầu tư xây dựng trong 4 năm, từ năm 2011 đến hết 2014. Dự án được xây dựng trên diện tích 10ha tại địa bàn hai xã Dĩnh Trì thuộc thành phố Bắc Giang và xã Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang. Nguồn vốn tài trợ cho Dự án trong giai đoạn I là khoảng 13 triệu USD, trong đó nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc là 10 triệu USD, nguồn vốn đối ứng của phía Việt Nam là 03 triệu USD.
40
Công trình Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là công trình kiên cố, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc, bao gồm bốn tòa nhà chính và các công trình phụ trợ như:
ký túc xá, các khu thể thao, văn hóa, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy chuẩn xây dựng công trình cấp III của Việt Nam. Hàn Quốc đầu tư xây dựng các công trình, hỗ trợ đào tạo giảng viên và cán bộ quản lý, xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp các trang thiết bị dạy nghề bao gồm 4000 thiết bị với hơn 370 chủng loại khác nhau.
Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang đi vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực đào tạo nghề cho lao động trong và ngoài tỉnh Bắc Giang để đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng và trình độ cao của các ngành công nghiệp, đặc biệt là cho các khu công nghiệp trong tỉnh Bắc Giang. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân địa phương. Đồng thời, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, thắt chặt tình cảm giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường 2.1.2.1. Chức năng:
- Tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động trong và ngoài tỉnh có nhu cầu học nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề với các hình thức đào tạo: chính quy, hợp tác liên kết, liên thông và dạy nghề thường xuyên, dạy nghề theo địa chỉ tuân theo các quy định của pháp luật.
- Hợp tác, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh trong khu vực.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn,
41 đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh học nghề.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tuyển dụng theo phân cấp của tỉnh, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đủ về số lượng; đảm bảo chất lượng kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. Tạo môi rường và tổ chức cho cán bộ, giáo viên và người học nghề chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; xây dựng mạng hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và cơ hội tìm việc làm cho người học nghề.
- Thực hiện dân chủ, công khai minh bạch trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, cung cấp dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và trong quản trị tài chính.
- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật có liên quan của một số quốc gia có tiềm năng thu hút lao động Việt Nam đến làm việc; pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và
42 Xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2..1.2.3. Quyền hạn:
- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề.
- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
- Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Điều lệ của trường, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ theo phân cấp.
- Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.
- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường.
- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng;
được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh Bắc Giang.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang là đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, chịu sự quản lý nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ đào tạo nghề của Bộ LĐTBXH, được phép thành lập các đơn vị chức năng và tuân thủ các chế độ qui định trong đào tạo, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất thiết bị mà Nhà nước đã ban hành.
43 Cơ cấu tổ chức của trường gồm:
- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và các hiệu phó - Các phòng chức năng:
Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế Phòng Kế hoạch – Tài chính
Phòng Công tác chính trị và Học sinh, sinh viên Phòng Khoa học công nghệ và Quản lý chất lượng - Các khoa, trung tâm:
Khoa lý thuyết cơ sở Khoa công nghệ ô tô Khoa Cơ khí
Khoa Công nghệ thông tin Khoa Điện - Điện tử - Các Ban:
Ban Tư vấn việc làm và tuyển sinh Ban Ngoại ngữ - Tin học
Ban Hợp tác sản xuất Ban Kỹ năng mềm
- Trung tâm phát triển nguồn nhân lực.
- Tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể và tổ chức xã hội:
Đảng ủy Công đoàn
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Sơ đồ:
44
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn Bắc Giang.
Chi bộ Nhà trường là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác của Nhà trường, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, Đảng viên và quần chúng, xây dựng Đảng bộ, chi bộ và đơn vị vững mạnh.