Nội dung quản lý thiết bị dạy nghề trong trường dạy nghề

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 35 - 38)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TBDN

1.5. Nội dung quản lý thiết bị dạy nghề trong trường dạy nghề

1.5.1. Kế hoạch hoá việc mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy nghề Là quá trình xác định ra các mục tiêu, những nội dung hoạt động và quyết định phương thức đạt được các mục tiêu đó, trên cơ sở những điều kiện, nguồn lực hiện có. Khi lập kế hoạch, người quản lý phải biết mình đang ở đâu, có gì, đi tới đâu, bằng cách nào? Nghĩa là phải cân đối giữa hệ thống mục tiêu với nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng; cân đối giữa yêu cầu và khả năng, để chọn ra những phương án tối ưu cho từng mục tiêu một. Căn cứ quy mô đào tạo, kế hoạch đào tạo, kế hoạch sử dụng các nguồn lực được phân bổ từ ngân sách nhà nước, từ thu học phí và thu từ các hoạt động khác của trường để lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết về: Mua sắm TBDN; Tự làm TBDN; Bảo dưỡng, bảo trì TBDN; Lịch biểu sử dụng TBDN.

Nếu chúng ta làm tốt công tác kế hoạch hóa trên thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho sử dụng cỏc nguồn lực đầu tư, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy nghề, tăng tuổi thọ, độ bền thiết bị và tăng chất lượng dạy nghề.

1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch về TBDN

Thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể quản lý, vào việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cũng như tạo ra động lực, đặc biệt là năng lực nội sinh của tổ chức. Lập kế hoạch tốt mà tổ chức không tốt, không phân công, phân nhiệm và tạo điều kiện cụ thể thích hợp thì khó đạt đến mục tiêu chung.

33

- Biện pháp hành chính: chấp hành đúng các qui định hiện hành của nhà nước về sử dụng nguồn lực trong đầu tư mua sắm, quản lý và sử dụng TBDN.

- Sử dụng hợp lý đúng chế độ chính sách từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, huy động nguồn lực từ các hoạt động hợp pháp khác.

- Tổ chức bộ máy thực hiện, làm rõ nhiệm vụ của từng đơn vị, từng người.

- Động viên thi đua về vật chất và tinh thần.

- Tham quan học tập kinh nghiệm.

1.5.3. Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch

Để kế hoạch về công tác quản lý TBDN trong nhà trường được thực thi và có hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy. Lãnh đạo nhà trường phối kết hợp cùng với các tổ, ban chuyên môn thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã được thống nhất đảm bảo rằng kế hoạch đó luôn luôn được thực hiện đúng và hiệu quả.

Chỉ đạo, giám sát, bám sát đôn đốc việc thực hiện kế hoạch là yếu tố quyết định đến thành công của kế hoạch, thể hiện được tính quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo đối với việc thực hiện kế hoạch.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả tác động của kế hoạch

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch là rất quan trọng trong công tác quản lý TBDN. Không có kiểm tra thì coi như không có quản lý. Bởi vậy việc chú trọng kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác đó.

Thông qua tự kiểm tra đánh giá, giáo viên biết được việc thực hiện kế hoạch;

chương trình và tiến độ thực hiện chương trình. Qua công tác kiểm tra đánh giá, CBQL có thể biết được năng lực chuyên môn thực sự của từng cán bộ, giáo viên;

thái độ trách nhiệm với công việc và những điểm mạnh, yếu của giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn để từ đó có biện pháp chấn chỉnh nhắc nhở các thiếu sót mà giáo viên mắc phải, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng hoạt động dạy nghề cho học sinh.

Kiểm tra đánh giá cũng giúp CBQL đánh giá được về hiệu quả các biện

34

pháp, quyết định mà mình đưa ra có tác dụng đến đâu, phù hợp ở mức nào, để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh hài hoà hợp lý.

Mục đích của kiểm tra còn để xây dựng nề nếp kỷ luật, nề nếp quản lý. Sau kiểm tra có khen chê, thưởng phạt rõ ràng nghiêm minh nhằm động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên phải luôn tự rèn mình vươn lên.

Sau khi thực hiện kế hoạch cần có sự kiểm điểm lại toàn bộ những việc đã làm và những việc chưa làm được, tìm hiểu nguyên nhân thành công, thất bại, rút kinh nghiệm cho các kế hoạch mới.

1.5.5. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý TBDN

Hàng năm, kinh phí đầu tư thiết bị dạy nghề cho trường dạy nghề rất lớn. Thiết bị dạy nghề có những đặc thù riêng về quản lý và sử dụng so với các thiết bị vận hành trong sản xuất công nghiệp, nên công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ trách TBDN là rất cần thiết. Chương trình đào tạo cán bộ quản lý TBDN phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, quản lý và sử dụng thiết bị dạy nghề.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư và mua thiết bị dạy nghề tại đơn vị bao gồm: kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn dùng nguồn kinh phí hiện có.

- Nghiệm thu thiết bị sau khi mua sắm và lắp đặt.

- Kỹ năng lập kế hoạch (lịch biểu) thực hành, bảo trì, bảo dưỡng TBDN.

- Kiến thức liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động khi làm việc trong xưởng/phòng thực hành và thí nghiệm.

- Phương pháp tính toán công suất sử dụng nhà xưởng và sử dụng thiết bị dạy nghề hiệu quả.

- Nguyên tắc bố trí thiết bị trong xưởng/phòng thực hành, thí nghiệm.

1.5.6. Nguồn lực đảm bảo cho thiết bị dạy nghề

Nguồn cung cấp TBDN có thể từ các nguồn sau mua sắm, tự làm, thuê, mượn, liên doanh liên kết đào tạo. Kinh phí cho TBDN có từ nhiều nguồn: Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, tài trợ, vay ODA, thu học phí, khoản thu hợp pháp

35 khác của trường.

Căn cứ vào kế hoạch học tập, lập kế hoạch cung cấp TBDN kịp thời đúng chủng loại, số lượng theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)