Một số hạn chế

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 68 - 73)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TBDN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC GIANG

2.5. Đánh giá chung về hiệu quả công tác quản lý TBDN

2.5.2. Một số hạn chế

Cơ chế quản lý còn lỏng lẻo chưa có biện pháp quản lý thiết bị cụ thể, nên đang phụ thuộc vào tính tự giác của giáo viên mà thiếu đi chế tài cụ thể.

- Về công tác lập kế hoạch:

+ Chưa có kế hoạch hoàn thiện (đầy đủ) trong đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên về các nguyên tắc và kỹ năng sử dụng thiết bị, nhất là thiết bị mới.

+ Chưa có kế hoạch xây dựng môi trường tài nguyên học liệu về thiết bị như tranh, ảnh, mô hình, phần mềm...

- Về công tác tổ chức:

+ Tổ chức bộ máy chưa chuyên môn hóa.

+ Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá tiết dạy có sử dụng thiết bị (trong dạy lý thuyết) nhất là khi sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị nghe nhìn khác.

+ Chưa xây dựng được quy chế kiểm tra đánh giá thiết bị.

66

+ Xây dựng cơ chế hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho giáo viên chưa sâu rộng.

- Về công tác chỉ đạo:

+ Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu đến các phòng, khoa thông qua giao ban hàng tháng và giám sát hàng ngày. Nhưng từ khoa, phòng xuống các tổ chuyên môn, giáo viên thường phiến diện.

+ Công tác giám sát điều chỉnh sửa chữa của phòng, khoa đến giáo viên làm chưa thường xuyên.

+ Việc áp dụng các quy chế khen chê chưa kịp thời nên chưa thúc đẩy công tác quản lý thiết bị đạt hiệu quả.

- Đối với công tác kiểm tra, đánh giá:

+ Việc kiểm tra đánh giá còn phụ thuộc vào chủ quan của từng người (có tiêu chí chưa cụ thể).

+ Khi có phát hiện sai phạm xử lý còn chung chung, chưa có tác dụng giáo dục, uốn nắn sửa chữa kịp thời.

+ Kiểm tra định kỳ hàng năm thường gắn với công tác kiểm kê nên việc phát hiện ra sai phạm chậm, dẫn đến ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị.

- Nguyên nhân của những hạn chế:

+ Chất lượng đầu vào của học sinh chưa đồng đều.

+ Nguồn tài chính dành cho đầu tư thiết bị còn thấp, chưa kịp thời.

+ Tính chất kỹ thuật của thiết bị đa dạng về chủng loại, phức tạp về mặt kỹ thuật nhưng nghiệp vụ quản lý công tác thiết bị còn hạn chế.

+ Trình độ chuyên môn của một số giáo viên chưa theo kịp trình độ công nghệ của thiết bị.

Qua nhận xét và đánh giá trên, vấn đề đặt ra cho đề tài là tìm ra những biện pháp phù hợp trong công tác quản lý thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, góp phần nâng cao năng lực của nguồn lao động kỹ thuật, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu các tài liệu về lý luận quản lý giáo dục, quản lý Nhà trường và những thực tiễn về thực trạng thiết bị tác giả luận văn có những nhận xét như sau:

Nhà trường đang trong quá trình vừa đào tạo nghề, vừa thực hiện các hoạt động trao đổi nhận thức cho cán bộ, giáo viên và sinh viên nhằm tạo ra cách nhìn mới, cách nghĩ mới về công tác quản lý thiết bị. Trong thời gian qua Nhà trường nhận được sự đầu tư về máy móc, thiết bị từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Những máy móc thiết bị hiện đại này được giáo viên, sinh viên sử dụng trực tiếp trong quá trình học tập và thực tập sản xuất, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị Nhà trường cần phải thực hiện chủ trương đổi mới quản lý công tác thiết bị, biết vận dụng tích cực kết hợp các phương pháp hỗ trợ nhằm làm cho thiết bị đạt được hiệu quả nhất định.

Với tất cả những sự cố gắng đầu tư của nhà trường, của ngành, của nhà nước trong quản lý thiết bị đã có sự thay đổi so với trước, song vẫn còn một số hạn chế:

- Về công tác lập kế hoạch: Chưa có kế hoạch hoàn thiện (đầy đủ) trong đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên về các nguyên tắc và kỹ năng sử dụng thiết bị, nhất là thiết bị mới. Chưa có kế hoạch xây dựng môi trường tài nguyên học liệu về thiết bị như tranh, ảnh, mô hình, phần mềm...

- Về công tác tổ chức: Tổ chức bộ máy chưa chuyên môn hóa. Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá tiết dạy có sử dụng thiết bị (trong dạy lý thuyết) nhất là khi sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị nghe nhìn khác. Chưa xây dựng được quy chế kiểm tra đánh giá thiết bị. Xây dựng cơ chế hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho giáo viên chưa sâu rộng.

- Về công tác chỉ đạo: Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu đến các phòng, khoa thông qua giao ban hàng tháng và giám sát hàng ngày. Nhưng từ khoa, phòng xuống các tổ chuyên môn, giáo viên thường phiến diện. Công tác giám sát điều chỉnh sửa

68

chữa của phòng, khoa đến giáo viên làm chưa thường xuyên. Việc áp dụng các quy chế khen chê chưa kịp thời nên chưa thúc đẩy công tác quản lý thiết bị đạt hiệu quả.

- Đối với công tác kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá còn phụ thuộc vào chủ quan của từng người (có tiêu chí chưa cụ thể). Khi có phát hiện sai phạm xử lý còn chung chung, chưa có tác dụng giáo dục, uốn nắn sửa chữa kịp thời. Kiểm tra định kỳ hàng năm thường gắn với công tác kiểm kê nên việc phát hiện ra sai phạm chậm, dẫn đến ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị.

Như vậy có thể nói, thực trạng quản lý thiết bị dạy nghề của Trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang, cũng giống như mặt bằng chung của các trường cao đẳng nghề trên toàn quốc, còn yếu kém về mặt quản lý thiết bị. Đặc biệt, những đánh giá này còn khá thấp so với yêu cầu và mục tiêu đề ra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho các Trường CĐN.

Đây cũng là lý do để tác giả xây dựng các biện pháp sẽ được trình bày trong chương 3.

69 CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TẠI TRƯỜNG CĐN CÔNG NGHỆ VIỆT HÀN BẮC GIANG

Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những vấn đề về lý luận đã phân tích ở chương I - Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị tại trường cao đẳng nghề và chương II - Thực trạng quản lý thiết bị tại trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang, việc đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị nâng cao hiệu quả sử dụng gồm những nội dung sau:

Luật Dạy nghề đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá”;

Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020 theo Quyết định số 579/QĐ - TTg, ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ: “… phấn đấu đến năm 2020 có 45 trường nghề chất lượng cao, trong đó đến năm 2015 có 05 trường nghề đạt đẳng cấp quốc tế và đến năm 2020 có hơn 10 trường nghề đạt đẳng cấp quốc tế...”. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định số 1216/QĐ - TTg, ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ: “đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế”.

Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các

70

nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắc giang (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)