Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường

Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi tiến hành khảo sát các hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, các bộ môn giáo viên lồng ghép giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường quan tâm tổ chức. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.3, 2.4 và 2.5

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường

Stt Nội dung

Mức đô đạt đƣợc

TBC Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu

SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL

% 1

Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT thông qua các môn học

10 11.11 30 33.33 50 55.56 0 0.00 2.56 1

2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp. 5 5.56 37 41.11 43 47.78 5 5.56 2.47 2 Qua khảo sát 90 CB, giáo viên của 3 Trường TH huyện Bình Sơn (bảng 2.3) cho thấy, cả 2 hình thức tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều được nhà trường quan tâm tổ chức, tuy nhiên kết quả đem lại chƣa cao, trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ có điểm trung bình là 2,47; nội dung này đƣợc đánh giá ở mức tốt chỉ chiếm tỷ lệ 5,56%.

Bảng 2.5. Các môn học có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Stt Môn học Có lồng ghép về giáo dục BVMT

(nếu có đánh dấu X vào đây

Tỷ lệ

Thứ bậc

1 Toán 1 3,3 14

2 Tiếng Việt 25 83,3 2

3 Lịch sử 19 63,3 5

4 Địa lý 9 30 9

5 Tiếng Anh 2 6,7 13

6 Công nghệ 20 66,7 4

7 Âm Nhạc 12 40 7

8 Tin học 4 13,3 12

9 Thể dục 10 33,3 8

10 Kể chuyện 21 70 3

11 Văn hóa giao thông 15 50 6

12 Kỹ thuật 6 20 11

13 Mĩ thuật 7 23,3 10

14 Hoạt động trải nghiệm 28 93,3 1

Qua khảo sát 30 học sinh trường TH huyện Bình Sơn (ở bảng 2.4) cho thấy : các Trường TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi có tích hợp GD bảo vệ môi trường ở tất cả các môn học. Các môn học tích cực tích hợp nội dung GD bảo vệ môi trường vào giảng dạy nhƣ Hoạt động trải nghiệm (93,33%), Tiếng việt (83,33%), Kể chuyện (70%), Công nghệ (66,66%), Lịch sử (63,33%). Tuy nhiên, ở một số môn có điều kiện tích hợp nội dung GD bảo vệ môi trường vào giảng dạy nhưng giáo viên chưa làm tốt nhƣ môn Âm nhạc (40%), Địa lí (30%), Mĩ thuật (23,3%).

Bảng 2.6. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

STT Nội dung

Mức độ đạt đƣợc

TBC Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu

SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL

%

1 Hoạt động tham quan 4 13.33 6 20.00 7 23.33 13 43.33 2.03 8 2 Các cuộc thi tìm hiểu về

môi trường 5 16.67 7 23.33 6 20.00 12 40.00 2.17 7 3 Lao động bảo vệ môi

trường 23 76.67 3 10.00 2 6.67 2 6.67 3.57 2

STT Nội dung

Mức độ đạt đƣợc

TBC Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu

SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL

% 4 Câu lạc bộ bảo vệ môi

trường 5 16.67 10 33.33 10 33.33 5 16.67 2.50 5 5 Hoạt động trồng cây,

xanh hóa nhà trường 19 63.33 6 20.00 3 10.00 2 6.67 3.40 3 6 Vệ sinh trường lớp 22 73.33 6 20.00 1 3.33 1 3.33 3.63 1 7

Thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp

4 13.33 9 30.00 8 26.67 9 30.00 2.27 6 8 Biểu diễn văn nghệ 18 60.00 8 26.67 1 3.33 3 10.00 3.37 4

Qua kết quả khảo sát (bảng 2.6) cho thấy: Việc tổ chức các họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp các Trường chỉ tập trung vào các hoạt động như lao động bảo vệ môi trường, vệ sinh trường lớp, tổ chức các hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường. Tuy nhiên, các Trường chưa tích cực trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về môi trường địa phương, chưa quan tâm tổ chức các câu lạc bộ về môi trường, tổ chức các hoạt động tham quan, trong các buổi sinh hoạt đầu tuần chưa nhắc nhở học sinh một cách thường xuyên về các hoạt động bảo vệ môi trường.

2.3.4. Thực trạng việc sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong trường TH được tiến hành không chỉ qua tiết dạy mà còn thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, người giáo viên cũng phải được quan tâm bồi dưỡng không chỉ phương pháp dạy mà còn cả kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên là yếu tố rất quan trọng đối với việc tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường.

Bảng 2.7. Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về giáo dục bảo vệ môi trường

STT Nội dung

Mức độ đạt đƣợc

TBC Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ SL TL

% SL TL

% SL TL

% 1

GV đƣợc phân công đúng với chuyên môn, chú trọng năng lực hoạt động ngoại khóa

33 36.67 52 57.78 5 5.56 2.31 2

2

GV đƣợc tham gia bồi dƣỡng về chuyên môn, phương pháp và kỹ năng giáo dục BVMT

31 34.44 48 53.33 11 12.22 2.22 3

3

GV đƣợc tham gia các lớp tập huấn chuyên đề; tổ chức hội thảo, hội nghị về chủ đề giáo dục BVMT

28 31.11 50 55.56 12 13.33 2.18 5

4

GV đƣợc cung cấp các tài liệu, giáo trình, phương tiện dạy học hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về chủ đề giáo dục BVMT

29 32.22 50 55.56 11 12.22 2.20 4

5 Đội ngũ GV tham gia giao lưu với các

trường TH trên địa bàn 36 40.00 48 53.33 6 6.67 2.33 1 Kết quả khảo sát (bảng 2.7) cho thấy: Hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên về giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ít được quan tâm, không thường xuyên, tất cả các nội dung có điểm trung bình thấp từ 2,33 trở xuống. Trong đó giáo viên các Trường đều tích cực tham gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường khác trên địa bàn có điểm trung bình cao nhất 2,33; được đánh giá ở mức thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất là 40%, xếp thứ bậc là 1; giáo viên được phân công đúng chuyên ngành, lãnh đạo các Trường đều chú trọng đến năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa có điểm trung bình 2,31, xếp thứ bậc là 2. Ngoài ra, giáo viên ít khi được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, phương pháp và kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường; giáo viên chưa được cung cấp đầy đủ các tài liệu, giáo trình, phương tiện dạy học hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường; giáo viên cũng chưa được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề; tổ chức hội thảo, hội nghị về chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường, nội dung này có điểm trung bình thấp nhất 2,18; được đánh giá ở mức thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp nhất là 31,11%, xếp thứ bậc là 5.

2.3.5. Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Kết quả khảo sát và thăm dò thực tế cho thấy: Lực lượng tham gia thường xuyên nhất trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong Trường TH cho học sinh chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn có tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và Đoàn thanh niên. Bên cạnh đó, các lực lượng bên ngoài nhà trường như cha mẹ học sinh, các tổ chức địa phương cũng tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh TH.

Công tác giáo dục học sinh không chỉ là trách nhiệm riêng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mà là trách nhiệm chung của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường thường xuyên sẽ đem lại kết quả tốt cho hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 90 cán bộ quản lý và giáo viên của 3 Trường TH huyện Bình Sơn, kết quả khảo sát đƣợc thể hiện sau:

Bảng 2.8. Sự phối hợp của các lực lượng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường

STT Nôi dung

Mức độ đạt đƣợc

TBC Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu

SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL

%

1 Sự phối hợp giữa các giáo viên 43 47.78 26 28.89 21 23.33 0 0 3.24 2

2

Sự phối hợp giữa GV với các lực lƣợng giáo dục khác (Đoàn thanh niên, phụ huynh, các tổ chức xã hội ) .

45 50.00 28 31.11 17 18.89 0 0 3.31 1

3

Sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên với phụ huynh và các tổ chức xã hội địa phương

35 38.89 30 33.33 25 27.78 0 0 3.11 3

Qua kết quả khảo sát cho thấy: Mức độ phối hợp giữa các lực lƣợng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà trường tốt như sự phối hợp của GV với Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, nội dung này có điểm trung bình cao nhất 3,31; đƣợc đánh giá ở mức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%, xếp thứ bậc là 1. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội địa phương có điểm trung bình thấp nhất 3,11; được đánh giá ở mức tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất là 38,89%, xếp thứ bậc là 3. Bởi vì Đoàn thanh niên là tổ chức nòng cốt để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, chỉ phối hợp khi có sự chủ động, chỉ đạo từ phía lãnh đạo địa phương và nhà trường.

2.3.6. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Trong hoạt động dạy học ở nhà trường hiện nay không có phần đánh giá kết quả học tập riêng cho các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường. Các môn học giáo viên không cho điểm mà chỉ đánh giá học sinh qua nhận xét. Do vậy tìm hiểu về hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh về kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường rất khó khăn. Chúng tôi tiến hành điều tra và khảo sát thực tế tại các Trường TH huyện Bình Sơn với kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.9. Công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục bảo vệ môi trường

S

TT Nội dung

Mức đô thực hiện

TBC Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ SL TL

% SL TL

% SL TL

%

1 GV tổ chức kiểm tra đúng quy định 24 26.67 48 53.33 18 20.00 2.07 1 2 Đề kiểm tra của bộ môn có tích hợp

kiến thức giáo dục BVMT 23 25.56 49 54.44 18 20.00 2.06 2 3 GV nhận xét, đánh giá kết quả kiểm

tra 11 12.22 58 64.44 21 23.33 1.89 4

4 GV nhận xét hành vi BVMT của học

sinh thông qua các hoạt động NGLL 18 20.00 48 53.33 24 26.67 1.93 3 5

GV dựa vào hoạt động giáo dục NGLL để làm cơ sở đánh giá hạnh kiểm học sinh.

8 8.89 52 57.78 30 33.33 1.76 5

Kết quả điều tra cho thấy : Công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục bảo vệ môi trường tại các Trường TH huyện Bình Sơn chưa được quan tâm, không thường xuyên. giáo viên các bộ môn có tổ chức kiểm tra đúng quy định nhưng chưa thường xuyên, nội dung này có điểm trung bình cao nhất 2,07; được đánh giá ở mức thường xuyên chiếm tỷ lệ là 26,67%, xếp thứ bậc là 1. Tuy nhiên, việc đánh giá học sinh về kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường còn chung chung, việc giáo viên chỉ nhận xét, đánh giá kết quả của bài kiểm tra, chƣa nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra về kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường; giáo viên có dựa vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để làm cơ sở đánh giá hạnh kiểm học sinh, nhất là giáo viên chủ nhiệm nhƣng còn một số giáo viên chủ nhiệm đánh giá còn theo cảm tính, không thường xuyên, nội dung này có điểm trung bình thấp nhất 1,76; được đánh giá ở mức thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ là 8,89%, xếp thứ bậc là 5.

2.3.7. Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Qua kết quả điều tra và khảo sát thực tế tại các Trường cho thấy : 100% các Trường đều đảm bảo có khu phòng học, cảnh quan nhà trường, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, khu vệ sinh của giáo viên và học sinh. Các TBDH phục vụ các môn học trong chương trình giáo dục, hệ thống âm thanh, tivi, đầu máy và máy chiếu cũng đƣợc trang bị đầy đủ.

Tuy nhiên, các Trường hiện nay còn nhiều hạn chế về CSVC, TBDH như thiếu phòng thực hành, thí nghiệm; thƣ viện chƣa đạt chuẩn, các đầu sách, tài liệu, băng đĩa và tranh ảnh phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong thư viện các Trường còn nghèo nàn; khu sân chơi chƣa đảm bảo diện tích; khu vực học môn Thể dục ở một số Trường chưa đảm bảo, nhiều bụi, ít cây xanh và rất nắng nóng; thiếu hệ thống thu gom rác thải; khu vực vệ sinh hầu hết các Trường ở sát phòng học trong khi số lượng học sinh ở các Trường đông, ý thức của học sinh còn hạn chế trong việc giữ vệ sinh chung nên ảnh hưởng đến môi trường, gây ức chế và dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của học sinh.

Thực trạng CSVC và TBDH phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường TH huyện Bình Sơn được đánh giá qua bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Điều kiện CSVC, TBDH phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

S

TT Nội dung

Mức độ đạt đƣợc

TBC Thứ bậc Rất tốt Tốt Thiếu Không

SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL

%

1 Khu phòng học 12 13.33 44 48.89 32 35.56 2 2.22 2.73 3 2 Phòng thực hành, thí nghiệm 7 7.78 27 30.00 48 53.33 8 8.89 2.37 12 3 Khu sân chơi 10 11.11 30 33.33 50 55.56 0 0.00 2.56 9 4 Thƣ viện 6 6.67 45 50.00 39 43.33 0 0.00 2.63 8 5 Khu vệ sinh, giáo viên 6 6.67 48 53.33 36 40.00 0 0.00 2.67 6 6 Sân học TD-QP 10 11.11 26 28.89 50 55.56 4 4.44 2.47 10 7 Hệ thống nước sạch 11 12.22 51 56.67 28 31.11 0 0.00 2.81 1 8 Hệ thống thoát nước 9 10.00 53 58.89 28 31.11 0 0.00 2.79 2 9 Thiết bị, ĐDDH dạy học 11 12.22 37 41.11 42 46.67 0 0.00 2.66 7 10 Hệ thống thông tin, truyền

thông 13 14.44 36 40.00 41 45.56 0 0.00 2.69 5 11 Hệ thống thu, gom rác thải 10 11.11 23 25.56 49 54.44 8 8.89 2.39 11 12 Cảnh quan nhà trường 12 13.33 41 45.56 37 41.11 0 0.00 2.72 4

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)