CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
a. Mục đích, ý nghĩa
Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà QL, là chức năng xuyên suốt trong quá trình QL. Kiểm tra, đánh giá học sinh giữ vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà QL giáo dục mà còn có ý nghĩa đối với học sinh. Bởi vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
b. Nội dung
Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường gồm:
* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu rất quan trọng nhằm xác định kết quả, mức độ chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng bảo vệ môi trường của học sinh. Kiểm tra, đánh giá cũng là động lực của quá trình dạy học, có tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy học và hoạt động quản lý giáo dục. Quản lý việc nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường gồm:
Quản lý giáo viên ra đề kiểm tra, nội dung bài kiểm tra phải có phần liên hệ với kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường để học sinh.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức kiểm tra và thi đúng quy chế.
Quy định giáo viên chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét từng bài kiểm tra Quy định thời gian giáo viên ghi điểm, sửa điểm trong sổ gọi tên ghi điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ gọi tên ghi điểm, việc ghi điểm và nhận xét vào học bạ của học sinh.
* Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Đối với hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua các hoạt động là quan trọng hơn nhiều so với việc kiểm tra, đánh giá trên lớp. Thông qua các hoạt động trực tiếp, học sinh tiếp thu tri thức một cách tự nhiên, từ đó hình thành thái độ, hành vi đối với môi trường và bảo vệ môi trường một cách tự nhiên và bền vững. Việc kiểm tra, đánh giá ở đây là sự kiểm tra, đánh giá về đạo đức môi trường. Đạo đức môi trường là một hệ thống các giá trị (kiến thức, thái độ và tình cảm, hành vi và kỹ năng) mà con người đối xử với con người và con người đối xử với thiên nhiên. Do đó việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thông qua hoạt động và trong từng hoạt động.
c. Cách thức thực hiện và điều kiện đảm bảo
* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, hiệu trưởng cần thực hiện như sau :
Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững quy định về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá và xếp loại học lực của học sinh.
Chỉ đạo giáo viên ra đề, tổ chức kiểm tra và thi đúng quy chế.
Quy định giáo viên chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung toàn lớp và lời phê, nhận xét cho từng bài kiểm tra, đánh giá mức độ kiến thức chung và kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường.
Quy định và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện của giáo viên về ghi điểm, sửa điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ gọi tên ghi điểm, việc ghi điểm và nhận xét vào học bạ của học sinh. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, Hiệu trưởng cần quy định trách nhiệm của cá nhân một cách rõ ràng.
* Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Có thể sử dụng một số hình thức kiểm tra, đánh giá nhƣ:
Thông qua việc quan sát sinh hoạt của học sinh, thái độ hành vi trong sinh hoạt đối với môi trường ở mọi lúc và mọi nơi.
Thông qua việc tổ chức cho học sinh thi thiết kế, tổ chức các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề môi trường trong trường học hoặc ở ngoài thực tế địa phương.
Thông qua hình thức thi sáng tác nhạc, vẽ tranh, chụp ảnh, viết báo và làm đề tài về môi trường.
Thông qua hình thức thi tái chế, tái sử dụng phế liệu để làm thành những lọ hoa, dụng cụ học tập, đồ lưu niệm... Trong việc kiểm tra đánh giá học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hiệu trưởng cần căn cứ vào mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, từ đó đề ra các tiêu chuẩn đánh giá học sinh. Khi đƣa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cần chú ý sao cho phù hợp với từng đối tƣợng học sinh, đảm bảo mục tiêu chung và mục tiêu phù hợp với thực tế địa phương, cần bổ sung thường xuyên về nội dung và hình thức kiểm tra.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần chỉ đạo việc vận dụng ý thức, hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của học sinh trong việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm một cách công khai và coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học.
3.2.6. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
a. Mục đích, ý nghĩa
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học và hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
TBDH là điều kiện để thực hiện nguyên lý “trực quan” và nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” nhằm nâng cao chất lƣợng GD - ĐT, giúp cho học sinh hiểu rõ bài dạy và tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn, tạo đƣợc niềm tin khoa học vào kiến thức mà các em chiếm lĩnh, hình thành kĩ năng, kỹ xảo, biết trải nghiệm và vận dụng vào thực tiễn.
Xét về mặt nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thì CSVC và TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Bởi vì, nếu có TBDH tốt thì giáo viên mới có thể tổ chức được quá trình dạy học và giáo dục bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và khoa học nhằm đƣa học sinh tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người giáo viên.
b. Nội dung
Để giáo viên sử dụng CSVC và TBDH một cách có hiệu quả vào hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết dạy của các môn học có tích hợp, lồng ghép và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hiệu trưởng phải hết sức quan tâm đến việc chỉ đạo, quản lý hệ thống CSVC và TBDH phục vụ cho hoạt động này.
Trước hết, hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc sử dụng CSVC và TBDH, giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này, phát huy hiệu quả việc sử dụng TBDH trong các giờ học và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều thiết yếu. Hiệu trưởng tổ chức tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó nhất thiết phải sử dụng TBDH. Ngoài ra, hiệu trưởng cần xây dựng những quy định vừa bắt buộc, vừa khích lệ, động viên giáo viên về việc sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp.
Hiệu trưởng cần chỉ đạo bộ phận thiết bị rà soát, công khai CSVC - TBDH hiện có của nhà trường. Sau đó chỉ đạo cho các bộ phận đoàn thể xây dựng kế hoạch sử dụng CSVC - TBDH; các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong đó có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Nhà trường tổng hợp các kế hoạch của các tổ chuyên môn, các đoàn thể để xây dựng kế hoạch chung về quản lý và sử dụng CSVC - TBDH của toàn trường. Kế hoạch này phải nêu ra đƣợc: sẽ sử dụng thiết bị dạy học gì vào chủ đề nào của bài giảng, TBDH đó sẽ khai thác ở đâu? và những kiến nghị, những đề xuất với nhà trường về thiết bị dạy học cho bộ môn, cho các bài giảng về giáo dục bảo vệ môi trường. Việc sử dụng TBDH nhƣ đã nêu phải đúng mục đích của bài giảng, của môn học và không đƣợc lạm dụng.
Hiệu trưởng cần xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng TBDH. Đây là môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người cán bộ quản lý nhà trường tạo sự hăng hái cho giáo viên sử dụng TBDH vào việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao thói quen kết hợp “học đi đôi với hành” của học sinh. Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bố trí phòng chứa TBDH phù hợp, cải tạo hệ thống các lớp học, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, quạt, chống độ ồn, chống ẩm, mƣa tạt, gió lùa,... giúp cho học sinh lĩnh hội có hiệu quả bài giảng, giúp cho giáo viên lao động sƣ phạm trong giờ giảng ít bị tiêu hao quá nhiều sức lực. Bên cạnh đó, các Trường TH huyện Bình Sơn cần xây dựng kế hoạch trang bị, mua sắm TBDH phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường như sau:
+ Cần xây dựng mới hoặc bố trí các phòng thực hành, thí nghiệm, phòng bộ môn.
+ Băng hình về môi trường, các tranh ảnh về môi trường và ô nhiễm môi trường + Tư liệu sách, báo, áp phích (các nguồn từ các cơ quan quản lý môi trường).
+ Hệ thống băng rôn, pa - nô, áp phích (học sinh có thể tự làm).