CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi
3.2.4. Nâng cao công tác phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
a. Mục đích, ý nghĩa
Huy động các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng, hiệu trưởng phải lưu ý đến vai trò của các lực lượng trong việc hỗ trợ nguồn lực. Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng bên ngoài nhà trường. Phát huy tối đa sức mạnh và khả năng của từng tổ chức bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
b. Nội dung
* Đối với tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, lý tưởng, rèn luyện thanh niên trong hoạt động thực tiễn, đào tạo lớp người có đủ phẩm chất và năng lực làm chủ đất nước tương lai. Đoàn thanh niên có vai trò hết sức quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng, văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao và tổ chức hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Phát động phong trào Đoàn viên tích cực tham gia xây dựng “Trường học văn minh” và “Gia đình văn hoá” tại địa phương; hưởng ứng tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’. Đoàn thanh niên phải định hướng về mặt nhận thức, chỉ đạo về mặt hành động để đoàn viên có hành vi đúng đắn với môi trường ở mọi lúc, mọi nơi, trong lớp học, trong trường và nơi công cộng.
Tổ chức và hưởng ứng các hoạt động về giáo dục bảo vệ môi trường một cách thiết thực và hiệu quả nhƣ các cuộc thi tìm hiểu, thi sáng tác, tuyên truyền về MT và bảo vệ môi trường và tổ chức sâu rộng các Tuần lễ môi trường trong năm học.
Phát động các cuộc vận động bảo vệ môi trường với ba mục tiêu:
+ Nâng cao nhận thức về môi trường.
+ Có thái độ, hành vi đúng đắn và hành động thiết thực đối với MT.
+ Mỗi đoàn viên, thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Đoàn thanh niên phải có kế hoạch, biện pháp tổ chức cụ thể và phù hợp với hoạt động của nhà trường; tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng sư phạm và các tổ chức, đoàn thể khác nhằm triển khai tốt các hoạt động với nhiều hình thức phong phú và đa dạng mang tính thời sự về hoạt động bảo vệ môi trường.
* Đối với tổ chức Công đoàn
Tổ chức Công đoàn nhà trường có chức năng động viên cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy, trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, hiệu trưởng nhà trường phối hợp với Công đoàn nhà trường theo các hướng sau đây:
Đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường và phong trào thi đua
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong nhà trường, từng động tác, hành vi, cử chỉ và việc làm giáo viên nhƣ tiếp xúc với học sinh, vệ sinh cá nhân, đồ dùng cá nhân, quan tâm đến vệ sinh lớp học, bàn ghế, ánh sáng... sẽ tác động trực tiếp, thường xuyên đến sự hình thành thái độ, hành vi và nhân cách tốt cho học sinh.
Tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng “Trường học văn minh”, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh và đoàn kết. Vận động giáo viên và học sinh thi đua thực hiện mọi nội dung đăng ký thi đua với cấp trên, tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh cho cả giáo viên và học sinh.
Đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt", kết hợp hài hoà với nội dung giáo dục môi trường, luôn tạo một tư thế thường xuyên trong nhận thức, hành vi đúng đắn của học sinh trong các mối quan hệ Thầy - Trò, Trò - Trò, quan hệ chặt chẽ giữa con người và môi trường.
Hiệu trưởng tạo điều kiện về CSVC, hỗ trợ kinh phí hoạt động, khen thưởng kịp thời và thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm để phát huy vai trò tích cực của tổ chức công đoàn trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và vì môi trường.
* Với cha mẹ học sinh
Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh là nhằm đảm bảo cho các em có đủ thời gian học tập và rèn luyện cần thiết. Giáo dục học sinh ở trường và giáo dục học sinh ở nhà là một quá trình thống nhất . Khi quá trình học tập và rèn luyện ở nhà của học sinh đƣợc tổ chức tốt, tiếp nối củng cố quá trình học tập và rèn luyện trên lớp sẽ nâng cao kết quả học tập và hiệu quả giáo dục của học sinh. Hiệu trưởng cần phối hợp bằng những biện pháp như sau:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, hiệu trưởng trao đổi, phổ biến với Ban đại diện
cha mẹ học sinh về phương hướng hoạt động của Ban trong năm học, trong đó cần nhấn mạnh hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường là nội dung cấp thiết cần quan tâm thường xuyên và liên tục. Cần nêu rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đối với việc học tập, lao động và sinh hoạt của học sinh.
Trong quá trình hoạt động của mình, Ban đại diện cha mẹ học sinh cần hưởng ứng nhiệt tình cuộc vận động xây dựng “Trường học văn minh”, "Gia đình văn hoá"
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu:
+ Nhận thức được vai trò quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người.
+ “Gia đình văn hoá” là môi trường thiết thực nhất, tốt nhất để học sinh rèn luyện và trưởng thành.
+ Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
Hiệu trưởng cần tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, nhất là vận động sự ủng hộ của cha mẹ học sinh trong việc cải tạo, xây dựng cảnh quan sƣ phạm, sân chơi, khu tập thể dục - thể thao, hệ thống nước sạch và hệ thống nước uống đảm bảo vệ sinh cho học sinh.
* Tăng cường phối hợp với các lực lượng xã hội khác
Cùng với sự phát triển của xã hội, các tiềm năng giáo dục của các lực lƣợng xã hội ngày càng to lớn đã và đang đƣợc thể hiện trong các lĩnh vực giáo dục. Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương, hiệu trưởng nhà trường tập hợp, tổ chức, động viên, phân công và phối hợp hoạt động với các lực lƣợng này để triển khai có hiệu quả các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Các lực lượng XH gồm có: các cơ quan nhà nước, các tổ chức XH, các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị văn hoá trong địa bàn, các đơn vị quân đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền ở khu dân cƣ. Bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu trưởng tuyên truyền trong các lực lượng xã hội về đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, các chính sách giáo dục của Nhà nước và đặc biệt là phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường để họ hiểu về mục đích và yêu cầu giáo dục trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường. Dựa trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch phối hợp hành động.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng tổ chức các hoạt động để học sinh xâm nhập vào thực tế bên ngoài nhà trường. Với lực lượng học sinh đông, có sự hướng dẫn của giáo viên, hoạt động của học sinh sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi, thái độ của các lực lƣợng xã hội, đồng thời qua đó học sinh nâng cao nhận thức và sẽ có biện pháp điều chỉnh hành vi của mình đối với môi trường.
c. Cách thức thực hiện và điều kiện đảm bảo
- Nhà trường xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho Đoàn thanh niên tổ chức tốt các hoạt động, kết hợp các hình thức giáo dục với các phong trào hành động vì môi trường và lồng ghép các chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường .
- Tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh đầu năm học, đƣa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Phối hợp với công đoàn trường nhân Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đưa nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường để ký kết hợp động trách nhiệm. Từ đó công đoàn có trách nhiệm động viên, khuyến khích công đoàn viên tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương; tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để triển khai, thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.