Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học

2.5.1. Ưu điểm

- Lãnh đạo các Trường quan tâm chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường .

- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên tích hợp ở tất cả các môn học (mặc dù ở mức độ khác nhau). Từ đó, giúp học sinh hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả như thi đua vệ sinh làm sạch đẹp trường, lớp, trồng và chăm sóc cây xanh khuôn viên trường đã tạo cho khuôn viên trường luôn sạch - đẹp - an toàn.

- Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục bảo vệ môi trường, nhất là giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn với Đoàn thanh niên, giữa Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội.

Nhìn chung, được sự quan tâm giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, học sinh có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường lớp, có lối sống lành mạnh, tự giác, tích cực trong học tập; có thái độ, tình cảm và các hành vi tốt đối với môi trường, quan tâm đến môi trường sống và có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân; quan tâm trong việc tuyên truyền và vận động bảo vệ môi trường ở gia đình và cộng đồng.

2.5.2. Hạn chế

Vai trò quản lý của nhà trường còn thụ động, tự phát trong tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chưa nhận thức đúng đắn, chƣa thực sự tự giác trong tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Do đó, các Trường chưa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.

Việc giáo dục môi trường vẫn chưa được nhà trường thực sự chú trọng, chưa quan tâm đầy đủ nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên cũng như chương trình giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép, tích hợp trong các bộ môn khi dự giờ, kiểm tra và đánh giá học sinh; chƣa phát huy hết hiệu quả các loại hình hoạt động trong giảng dạy trên lớp. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung còn nghèo nàn, hình thức chƣa sinh động nên chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn và hứng thú cho học sinh nên hiệu quả thu đƣợc còn chƣa cao.

Đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn học sinh tham gia bảo vệ môi trường. Một bộ phận học sinh chưa thực sự có ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh, như viết vẽ bậy, vứt

rác bừa bãi nơi công cộng, trong trường học...

Việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường có lúc chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ, nhất là sự phối hợp giữa đội ngũ giáo viên với nhau, giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các tổ chức XH.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa được các Trường chú trọng và quan tâm đúng mức.

Cơ sở vật chất và TBDH phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa được các Trường quan tâm đầu tư đúng mức nên còn thiếu và không đồng bộ. Tài liệu thiếu nên gây khó khăn cho học sinh nâng cao kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém Nguyên nhân khách quan

Trước hết là việc quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa được các cấp lãnh đạo, các ngành quan tâm chỉ đạo đúng mức, công tác giáo dục bảo vệ môi trường chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách.

- Ở địa phương, chưa tạo được môi trường giáo dục lành mạnh. Những hành vi thiếu tôn trọng môi trường của cộng đồng như vứt rác bừa bãi ở khu vực dân cư, khu vực chợ, vỉa hè... hàng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của học sinh, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em. Những hành vi của người lớn gây ảnh hưởng đến môi trường, ứng xử thiếu văn hóa với môi trường xung quanh khiến học sinh thiếu tấm gương tốt về bảo vệ môi trường để noi theo.

- Cha mẹ học sinh thiếu quan tâm đến hạnh kiểm của con, thậm chí còn khoán trắng cho nhà trường, hoặc nuông chiều, bao che mỗi khi các em sai phạm.

- Việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường chưa chặt chẽ và chưa thường xuyên nên công tác giáo dục, xử lý các hành vi gây ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường chưa kịp thời và triệt để; việc đầu tư về CSVC và TBDH của các Trường chưa đáp ứng yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.

Nguyên nhân chủ quan

- Việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, giáo dục hiệu quả chƣa cao.

- Cán bộ quản lý của một số trường chưa đảm bảo, kiện toàn dẫn đến thiếu người phụ trách, trì trệ trong việc thực hiện các chức năng quản lý, nhất là quản lý việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học hay tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh của giáo

viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn còn nhiều hạn chế nhƣ: thiếu kinh nghiệm và năng lực sƣ phạm, tinh thần trách nhiệm chƣa cao; chƣa quan tâm sâu sát đến học sinh, đến các vấn đề về môi trường. Cho nên việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, các giáo viên bộ môn có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để triển khai các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời nên chưa động viên, kích thích được các lực lượng tích cực tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.

Những nguyên nhân nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Việc tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là một vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở các Trường TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi chúng tôi rút ra kết luận sau:

- Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực nên đã góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường còn thấp so với mục tiêu giáo dục hiện nay.

- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên các Trường có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tác dụng của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nên đã đề ra những biện pháp quản lý tích cực, phù hợp với thực tiễn của từng Trường. Tuy nhiên, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường còn nhiều tồn tại như: Vai trò quản lý của nhà trường còn thụ động, tự phát trong tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chƣa nhận thức đúng đắn, chƣa thực sự tự giác trong tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Do đó, các Trường chưa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường; Việc giáo dục môi trường vẫn chưa được nhà trường thực sự chú trọng, chưa quan tâm đầy đủ nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên cũng như chương trình giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép, tích hợp trong các bộ môn khi dự giờ, kiểm tra và đánh giá học sinh; chƣa phát huy hết hiệu quả các loại hình hoạt động trong giảng dạy trên lớp. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung còn nghèo nàn, hình thức chƣa sinh động nên chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn và hứng thú cho học sinh nên hiệu quả

thu đƣợc còn chƣa cao; Đội ngũ giáo viên chƣa đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn học sinh tham gia bảo vệ môi trường. Một bộ phận học sinh chưa thực sự có ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh, như viết vẽ bậy, vứt rác bừa bãi nơi công cộng, trong trường học...; Việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường có lúc chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ, nhất là sự phối hợp giữa đội ngũ giáo viên với nhau, giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các tổ chức XH; Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa được các Trường chú trọng và quan tâm đúng mức;

Cơ sở vật chất và TBDH phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa được các Trường quan tâm đầu tư đúng mức nên còn thiếu và không đồng bộ. Tài liệu thiếu nên gây khó khăn cho học sinh nâng cao kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường;

Việc chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ và thường xuyên, hình thức tổ chức chƣa phong phú, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp.

Cùng với cơ sở lí luận, những biểu hiện của thực trạng là cơ sở cho việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường TH huyện Bình Sơn góp phần nâng cao chất giáo dục toàn diện cho học sinh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)