Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC

5. Xã hội chia sẻ với nhà trường trong quá trình thực hiện các mục tiêu giáo dục

2.4. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

2.4.1. Thực trạng qu n lý m c tiêu của c ng tác hội h a giáo d c ở trường trung học cơ sở

Hàng năm Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Ngọc Hiển đã ban hành nhiều nghị quyết, nhiều văn bản quan trọng triển khai công tác XHHGD và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện.

Thực hiện chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, ở cấp huyện không có triển khai, quán triệt tập trung cho cán bộ đảng viên. Huyện ủy sao y Chỉ thị và kèm Công văn gửi đến các chi ủy, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy chỉ đạo Hội khuyến học, các chi, đảng bộ tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thông qua các cuộc họp lệ chi bộ cũng như các cuộc họp lệ của tổ chức đoàn hội,...

Từ khi có Quyết định số 1011/2016 của UBND tỉnh Cà Mau. UBND huyện Ngọc Hiển thành lập ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập theo Quyết định số: 127/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2016 - 2020.

Như vậy, cùng với các chủ trương về xã hội hóa các lĩnh vực xã hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã triển khai các chủ trương về XHH công tác giáo dục trên địa bàn huyện khá tích cực, kịp thời, tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt XHHGD trên địa bàn huyện.

Bảng 2.27. Nhận thức về mục tiêu và yêu cầu chính của CTXHHGD THCS

STT Mục tiêu Số

lƣợng Tỉ lệ % 1 Huy động toàn xã hội tham gia công tác giáo dục 105 87,50 2 Tăng cường sự đóng góp từ phía người học 97 80,83 3 Giảm bớt ngân sách Nhà nước cho giáo dục 91 75,83 4 Thực hiện mối liên hệ nhà trường, gia đình và xã hội 70 58,33 5 Mọi người đều được hưởng quyền lợi từ giáo dục 90 75,00

6 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 96 80,00

7 Cải thiện cơ sở vật chất trường học 104 86,67

8 Tôn vinh thầy cô giáo và những người làm giáo dục 65 54,17 Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số người đồng tình về những mục tiêu và yêu cầu chính của CTXHHGD THCS với tỉ lệ cao nhất là 87,50% và tỉ lệ thấp nhất là 54,17%. Tuy nhiên, còn có nhiều ý kiến chưa đồng tình, ít qua tâm như việc tôn vinh thầy cô giáo và những người làm giáo dục (54,17%); thực hiện mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (58,33%). Đây là những khó khăn cần có biện pháp giải quyết hợp lý để góp phần nâng cao hiệu quả CTXHHGD THCS.

2.4.2. Thực trạng qu n lý nội dung của c ng tác hội h a giáo d c ở trường trung học cơ sở

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác XHHGD của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý, ngành GD&ĐT huyện Ngọc Hiển đã tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thành lập Hội khuyến học huyện. Hội khuyến học huyện Ngọc Hiển được thành lập theo Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của Chủ tịch UBND huyện; BCH hội gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên (nhân sự hầu hết là cán bộ và giáo chức về hưu, các nhân sĩ trí thức, đại biểu các đoàn thể và nhân dân tiêu biểu).

Ngành đã tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập; tham mưu tạo nguồn kinh phí để tổ chức cho các Trung tâm học tập cộng đồng có hiệu quả; tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới.

Bảng 2.28. Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung CTXHHGD THCS STT Tầm quan trọng của nội dung

công tác xã hội hóa giáo dục THCS

Số lƣợng

Tỉ lệ

% 1 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo dục

cùng với nhà trường 84 70,00

2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình

GD&ĐT với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp 99 82,50 3 Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực

cho giáo dục 110 91,67

4 Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các

chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn 59 49,17 5 Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường

thuận lợi cho giáo dục 106 88,33

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số người cho rằng những nội dung công tác xã hội hóa giáo dục THCS có tầm quan trọng, với tỉ lệ cao nhất là 91,67% và tỉ lệ thấp nhất là 49,17%. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến cho rằng không quan trọng như huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn (49,17%). Đây là thực tế của địa phương, là khó khăn trong việc thực hiện CTXHHGD THCS. Do vậy, các trường THCS cần quan tâm, tiếp tục tuyên truyền vận động để mọi người hiểu và tham gia có hiệu quả hơn.

2.4.3. Thực trạng qu n lý các lực lượng tham gia c ng tác hội h a giáo d c ở trường trung học cơ sở

Các LLXH tham gia vào hoạt động XHHGD khá tích cực. Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý của Nhà nước đã thể hiện rất rõ trong việc đề ra việc triển khai các nghị quyết, kế hoạch, đề án,… thực hiện XHHGD. Điều đó góp phần phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ban giám hiệu, Công đoàn giáo dục, cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt tuyên truyền nâng cao nhận thức và là lực lượng cơ bản trong việc triển khai thực hiện các chủ trương về XHHGD. Đoàn thanh niên, Ban đại diện CMHS là các lực lượng tích cực tham gia thực hiện XHHGD; lực lượng công an địa phương là lực lượng khá tích cực trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.

Trong việc quản lý, huy động, tổ chức các LLXH tham gia công tác XHHGD ở trường THCS còn một số nơi chưa làm tốt việc huy động các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục, chưa phát huy hết khả năng của mỗi lực lượng.

Những nội dung hoạt động của nhà trường có lúc còn thiếu sự tham gia của các LLXH để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, góp ý vào mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, tham gia quản lý giáo dục bao gồm việc đánh giá giáo dục, đánh giá học sinh và tham gia tổ chức các hoạt động khác.

Qua việc khảo sát, nghiên cứu về nhận thức sự tham gia và mức độ tham gia của các lực lượng xã hội ở trường THCS, theo các mẫu phiếu điều tra với 120 phiếu phát ra, 120 phiếu thu lại (tỉ lệ 100%).

Bảng 2.29. Nhận thức về tầm quan trọng việc tổ chức các lực lượng tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS huyện Ngọc Hiển

STT Nội dung

Ý kiến của cán bộ và nhân dân

Số lƣợng Tỉ lệ % 1

Rất cần thiết 75 62,50

Cần thiết 20 16,67

Không cần thiết 25 20,83

2

Rất quan trọng 76 63,33

Quan trọng 20 16,67

Không quan trọng 24 20,00

3

Chỉ là giải pháp tình thế 26 21,67

Mang tính lâu dài 69 57,50

Không có ý kiến 25 20,83

Qua phiếu điều tra, đa số người đã hiểu và xác định được vai trò và tầm quan trọng của các lực lượng xã hội vào việc tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, các hoạt động giáo dục ở trường THCS là có ý nghĩa rất cần thiết, rất quan trọng, góp phần để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, cũng còn có những ý kiến cho đó là không cần thiết, chiếm tỉ lệ 20,83%, không quan trọng chiếm tỉ lệ 20,00% và không có ý kiến chiếm tỉ lệ 20,83% do chưa hiểu hết vai trò và tầm quan trọng của việc tham gia và không quan tâm.

Bảng 2.30. Mức độ huy động, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển

Nội dung

Mức độ

Tốt Khá Chƣa tốt Việc xây dựng cơ chế huy động tổ chức thực hiện 35,00 56,67 8,33 Việc sáng tạo ra các phong trào, sân chơi trong nhà trường để

huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội 33,33 54,17 12,50 Việc phát huy tính nòng cốt của Ban giám hiệu nhà trường

trong công tác huy động các LLXH tham gia 63,33 29,17 7,50 Việc phối hợp môi trường nhà trường, gia đình và xã hội 50,83 34,17 15,00 Việc tham gia chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chương

trình giáo dục 15,83 48,33 35,83

Việc huy động, tổ chức các LLXH tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển cho thấy, đa số người cho rằng nhà trường đã làm khá tốt công tác huy động, tổ chức các LLXH tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong việc tham gia, xem đó là một phần trách nhiệm nhằm mang lại lợi ích cho con em họ.

Bên cạnh đó, còn 8,33% cho rằng, các trường chưa xây dựng tốt cơ chế huy động LLXH tham gia vào tổ chức thực hiện hoạt động; 12,50% thực hiện chưa tốt việc sáng tạo các phong trào, các sân chơi trong nhà trường để huy động sự tham gia đóng góp của các LLXH, 7,50% thực hiện chưa tốt việc phát huy tính nòng cốt của ban giám hiệu nhà trường trong công tác huy động, tổ chức các LLXH tham gia, 15,00%

cho rằng việc phối hợp chưa tốt giữa ba môi trường là nhà trường, gia đình và xã hội, 35,83% cho rằng việc tham gia của các LLXH cùng nhà trường chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục là chưa tốt.

Trong việc huy động, tổ chức các LLXH tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục ở trường THCS. Còn một số nơi chưa làm tốt việc huy động các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục, chưa phát huy hết khả năng của mỗi lực lượng. Những nội dung hoạt động của nhà trường còn thiếu sự tham gia của các LLXH để xây dựng phát triển kế hoạch giáo dục, góp ý vào mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, tham gia quản lý giáo dục bao gồm việc đánh giá giáo dục, đánh giá học sinh và tham gia tổ chức các hoạt động khác.

2.4.4. Thực trạng qu n lý hoạt động kiểm tra, đánh giá c ng tác hội h a giáo d c ở trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá CTXHHGD ở trường THCS là một vấn đề trọng tâm nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý của các cấp cũng như quyết định việc thực hiện thành công kế hoạch XHHGD. Từ các kế hoạch, nội dung các nhà quản lý đã đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá để làm căn cứ xếp loại cho các đơn vị hằng năm.

Qua tìm hiểu thực tế từ các cuộc thanh tra, kiểm tra của ngành GD&ĐT đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển và kết quả điều tra cho thấy việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTXHHGD ở trường THCS được đa số các trường thực hiện khá nghiêm túc, bằng các hình thức kiểm tra và đánh giá mang tính định kì, thường xuyên và đột xuất chiếm tỉ lệ 96,67%. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn xem nhẹ, chưa chưa chú trọng, xem CTXHHGD chỉ là một hoạt động hỗ trợ nhà trường và không mang tính bắt buộc, nên việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá còn chung chung với các hoạt động và các nội dung quản lý khác, chưa hình thành được kế hoạch cụ thể và chưa xác định rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá CTXHHGD ở đơn vị chiếm tỉ lệ 3,33%.

Bảng 2.31. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá CTXHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển

Nội dung Mức độ Ý kiến tán thành

Số lƣợng Tỉ lệ %

Kiểm tra, đánh giá

Định kì 92 76,67

Thường xuyên 16 13,33

Đột xuất 8 6,67

Không cần kiểm tra 4 3,33

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)