Khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Thông qua khảo nghiệm nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, để từ đó hoàn thiện các biện pháp quản lý cho phù hợp với thực tiễn.

3.4.2. Phương pháp kh o nghiệm

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý CTXHHGD ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau từ năm 2016 đến năm 2020, đề tài đưa ra 4 biện pháp đẩy mạnh quản lý CTXHHGD ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Để tiến hành khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến với 120 phiếu.

3.4.3. Nội dung kh o nghiệm

* Nội dung phiếu điều tra: Tập trung vào đánh giá mức độ quan trọng, tính cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp.

- Cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền huyện, xã: 20 phiếu;

- Cán bộ quản lý ở các trường THCS: 10 phiếu;

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường THCS: 25 phiếu;

- Cha mẹ HS và đại diện LLXH khác: 65 phiếu.

3.4.4. Kết qu kh o nghiệm

Qua điều tra trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp XHHGD, kết quả thu được là đa số ý kiến tán thành về tính cấp thiết và tính khả thi cao. Để quản lý tốt XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.

Với tính cấp thiết được hiểu là tổng số ý kiến đánh giá là rất cấp thiết và cấp thiết;

với tính khả thi được hiểu là tổng số ý kiến đánh giá là rất khả thi và khả thi.

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp

Tính cấp thiết

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

SL % SL % SL % SL %

Biện pháp 1 89 74,17 30 25,00 1 0,83 0 0,0

Biện pháp 2 91 75,83 28 23,33 1 0,83 0 0,0

Biện pháp 3 84 70,00 35 29,17 1 0,83 0 0,0

Biện pháp 4 86 71,67 32 26,67 2 1,67 0 0,0

Biện pháp

Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL % SL %

Biện pháp 1 70 58,33 48 40,00 2 1,67 0 0,0

Biện pháp 2 62 51,67 54 45,00 3 2,50 1 0,83

Biện pháp 3 59 49,17 58 48,33 3 2,50 0 0,0

Biện pháp 4 67 55,83 50 41,67 3 2,50 0 0,0

Qua điều tra trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết của một số biện pháp đẩy mạnh quản lý CTXHHGD tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, kết quả thu được là đa số ý kiến tán thành về tính cấp thiết cao (rất khả thi và khả thi), cụ thể là:

Biện pháp 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực

lượng xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục (99,17%); Biện pháp 3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục ở trường THCS (99,17%); Biện pháp 3.2.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện tốt xã hội hóa công tác giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương (99,17%); Biện pháp 3.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xã hội hóa công tác giáo dục (98,34%).

Một số ý kiến không tán thành, Biện pháp 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục (0,83%); Biện pháp 3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục ở trường THCS (0,83%); Biện pháp 3.2.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện tốt xã hội hóa công tác giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương (0,83%); Biện pháp 3.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xã hội hóa công tác giáo dục (1,67%).

Qua điều tra trưng cầu ý kiến về tính khả thi của một số biện pháp đẩy mạnh quản lý CTXHHGD tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, kết quả thu được là đa số ý kiến tán thành về tính khả thi cao (rất khả thi và khả thi), cụ thể là:

Biện pháp 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục (98,33%); Biện pháp 3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục ở trường THCS (96,67%); Biện pháp 3.2.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện tốt xã hội hóa công tác giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương (97,50%); Biện pháp 3.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xã hội hóa công tác giáo dục (97,50%).

Một số ý kiến không tán thành, Biện pháp 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục (1,67%); Biện pháp 3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục ở trường THCS (3,33%); Biện pháp 3.2.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện tốt xã hội hóa công tác giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương (2,50%); Biện pháp 3.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xã hội hóa công tác giáo dục (2,50%).

Từ đó cho thấy các biện pháp nêu trên đề xuất đều đúng đắn, được đa số ý kiến tán thành, 4 biện pháp hỗ trợ trên nếu các trường THCS trên địa bàn huyện triển khai thực hiện đồng bộ thì XHHGD sẽ đạt được hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng CTXHHGD và quản lý CTXHHGD ở các trường THCS, từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và những công trình khoa học trong nước về CTXHHGD và kết quả nghiên cứu thực trạng CTXHHGD và quản lý CTXHHGD ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thời gian qua.

Để góp phần thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục THCS huyện Ngọc Hiển giai đoạn 2020 – 2025; chúng tôi đã đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của huyện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục.

- Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục ở trường THCS.

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện tốt xã hội hóa công tác giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xã hội hóa công tác giáo dục.

Các biện pháp trên được các đối tượng tham gia khảo nghiệm khẳng định là cấp thiết và khả thi, có thể vận dụng các biện pháp đó không những trong huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mà còn có thể vận dụng ở các địa phương có đặc điểm tương tự.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)