CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá
2.3.3. Về nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt
a. Hệ thống từ xưng hô:
+ Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó, lão, hắn, ...
+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,... Khi xưng hô, cần chú ý thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
b. Từ “được” trong tiếng Việt
+ Đóng vai trò làm tiểu từ khi đứng sau động từ biểu đạt nghĩa có khả năng làm gì.
+ Đóng vai trò làm động từ biểu đạt ý nghĩa đạt kết quả tốt của hoạt động c. Tiếng lóng
+ Tiếng lóng là lớp từ hình thành từ nhu cầu sử dụng của một nhóm người xã hội, được dùng để đề cập đến những sự vật, hiện tượng, hành động vốn đã có tên gọi. Tiếng lóng là ngôn ngữ kí sinh vào tiếng Việt, có tính chất tạm thời, không trang trọng.
+ Tiếng lóng làm tăng tính hiện thực, tăng sức biểu cảm trong văn bản tác phẩm.
d. Thành ngữ/biến thể thành ngữ:
+ Là cách diễn đạt khái niệm, khái quát các hiện tượng riêng lẻ
+ Sử dụng thành ngữ/biến thể thành ngữ trong văn bản nhằm tăng tính thẩm mĩ, làm uyển chuyển, mềm mại lối diễn đạt.
2.3.3.2. Nguồn lực ngôn ngữ thể hiện “Thang độ”
“Thang độ” là thước đo mức độ của “Thái độ”. “Thang độ” được sử dụng để tạo nên các cấp độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn cho tính tích cực và tiêu cực của các hành động, sự kiện hay nhân vật cần được đánh giá. Xét ví dụ sau để thấy được sự tăng/giảm thang độ đối với nghĩa đánh giá hiển ngôn.
Cấp độ Cấp độ thấp Cấp độ trung bình Cấp độ cao
Tác động Khá vui vẻ Rất vui vẻ Cực kì vui vẻ
Phán xét hành vi Chú chó khá trung thành
Chú chó rất trung thành
Chú chó cực kỳ trung thành
Đánh giá SVHT Khá đẹp Rất đẹp Cực kỳ đẹp
Có hai loại thang độ là “Lực” và “Tiêu điểm”. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ trình bày về loại thang độ Lực và lấy đây làm cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho HS.
Lực bao gồm dự tăng hay giảm của hai biện pháp “Cường độ” và “Lượng hóa”
a. Cường độ:
Đánh giá về “Cường độ” là các đánh giá về “Cách thức hành động” thể hiện ý nghĩa của quá trình hành động, cụ thể là sự sâu sắc, nỗ lực, sức mạnh, sự cần mẫn,...
của “hành động”, “cảm xúc”, “suy nghĩ”, “lời nói”.
Theo Martin và White (2005), các biện pháp: từ vựng thể hiện thang độ, cấp so sánh, pha trộn ngữ nghĩa, tình thái từ, liệt kê và lặp lại đều được sử dụng để biểu hiện “cường độ”. Ngoài ra, có một số biện pháp khác đó là: dùng cấu trúc với từ/cặp từ quan hệ và câu cảm thán. Các yếu tố của cường độ là “quá trình (process)”,
“phẩm chất (quality)” và “tình thái (proposals)”. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ xây dựng các bài tập đọc hiểu văn bản truyện có sử dụng yếu tố cường độ phẩm chất và quá trình.
* Hiện thức hóa cường độ - phẩm chất
- Từ vựng mang chức năng ngữ pháp:
Từ vựng thể hiện thang độ trong các văn bản lớp 4, 5 rất đa dạng: rất, hết sức, đã, lại, quá, dần, hẳn, mới, thật, hơi, càng, không còn gì, hơn…Từ vựng này về mặt vị trí có thể đứng trước hoặc sau tính từ. Về mặt chức năng, nhóm từ vựng này có thể mang chức năng bổ ngữ cho một tính từ, và còn có thể bổ ngữ cho một
“phẩm chất” được “danh từ hóa”.
- Cấu trúc với từ/cặp từ quan hệ - Cấp so sánh
- Pha trộn ngữ nghĩa:
Biện pháp pha trộn ngữ nghĩa được chia làm ba nhóm: từ láy, từ ghép và từ mang ngữ nghĩa thổi phồng. Trong số ba nhóm này, nhóm thứ ba tương đương với một yếu tố trong bộ công cụ đánh giá mà Martin và White (2005) gọi là từ mang ngữ nghĩa thổi phồng (semantic infusion). Trong phần sau đây chúng tôi trình bày về ý nghĩa thể hiện “Thang độ” đối với từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp.
+ Từ ghép
Từ ghép đẳng lập là từ có các thành tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa nhau. Ví dụ
“xinh đẹp” làm tăng cường độ phẩm chất xinh/đẹp; “thương nhớ” làm tăng sức mạnh quá trình thương/nhớ
Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho từ ghép này có ý nghĩa tăng/giảm
“Thang độ”. Ví dụ, “xanh ngắt” “xanh mát”, “xanh um”, “xanh rì” …
+ Từ láy: là từ mà giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, gồm láy bộ phận và láy hoàn toàn, có tác dụng làm tăng/giảm “Thang độ”. Ví dụ “dìu dịu”
(giảm thang độ); “lép kẹp” (tăng thang độ). Tăng thang độ đối với láy toàn phần ví dụ “ngày ngày” (tăng về mức độ tần suất).
+ Từ ngẫu hợp: Ngoại trừ từ ghép và từ láy được đề cập như trên, còn có từ ngẫu hợp. Ðó là trường hợp mà giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa. Một số từ trong nhóm này cũng mang ý nghĩa tăng/giảm thang độ, ví dụ từ
“ba hoa” (tăng thang độ: nói nhiều, khoác lác).
Nhóm từ vựng kết hợp với tính từ ở phía sau nếu muốn đánh giá, như: suy nghĩ chín chắn, nông cạn, nhanh nhạy, chậm chạp, miệt mài, mông lung, cẩn thận, cẩu thả, đúng đắn, sai lệch, v.v
* Hiện thức hóa cường độ - quá trình
Các biện pháp cường độ “quá trình” trong ngữ liệu văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4,5 bao gồm:
- Từ vựng ngữ pháp - Từ vựng đơn thuần b. Lượng hóa
Có ba yếu tố “lượng hóa”, đó là : (1) “số lượng (amount)”, (2) “mức độ (extent)” và (3) “tần suất (frequency)”.
Bốn biện pháp hiện thực hóa các yếu tố “lượng hóa”, đó là: (1) từ vựng thể hiện thang độ: từ vựng mang chức năng ngữ pháp và từ vựng đơn thuần, (2) pha trộn ngữ nghĩa, (3) liệt kê và lặp lại và (4) cảm thán. Hầu hết các biện pháp thể hiện
“thang độ” thông qua “lượng hóa” nhằm kích thích đánh giá.
Các đánh giá về “lượng hóa” được áp dụng cho các thực thể, cho chúng ta một sự đo lường về khối lượng (như kích cỡ, trọng lượng, sức mạnh, con số), phạm vi kể cả thời gian và không gian (được phân bổ rộng đến mức nào, kéo dài bao lâu) và độ gần trong không gian và thời gian (gần cỡ nào, mới (xảy ra) cỡ nào) và tần suất (mức độ thường xuyên của hành động, sự việc). Hầu hết biện pháp thể hiện “Thang độ” thông qua “lượng hóa” đều nhằm kích thích đánh giá.