Khai thác hệ thống bài tập trong dạy học đọc hiểu văn bản gắn liền với phát triển năng lực phân tích nhân vật và nội dung bài học

Một phần của tài liệu Vận dụng khung ngôn ngữ đánh giá vào xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀO VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

4.1. Vận dụng hệ thống bài tập vào việc dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học

4.1.2. Khai thác hệ thống bài tập trong dạy học đọc hiểu văn bản gắn liền với phát triển năng lực phân tích nhân vật và nội dung bài học

4.1.2.1. Mục tiêu sư phạm

Việc nâng cao năng lực ngôn ngữ của HS được thể hiện qua việc HS có nắm bắt được về những nhân vất trong văn bản truyện. Một nhân vật văn học thành công cũng như một con người ngoài cuộc sống đời thường. Nhân vật trong tác phẩm cũng có số phận, tính cách riêng. Suy cho cùng phân tích nhân vật là làm sáng tỏ một tính cách, một số phận. Tính cách, số phận của nhân vật hiện lên trong tác phẩm qua nhiều phương diện cụ thể: hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, lời nói của các nhân vật xung quanh…Tất cả những điều đó đều thể hiện qua ngôn từ. Vận dụng ngôn ngữ đánh giá sẽ giúp người đọc nói chung và học sinh nói riêng có cơ sử hơn trong việc phân tích nhân vật về các mặt cuộc sống, góp phần đánh giá tính cách nhân vật.

Việc vận dụng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện giúp HS có cái nhìn đúng, sâu sắc và thấu hiểu về các nhân vật trong các văn bản truyện. Từ đó các em có sự cảm thông, yêu thương hay thái độ phê phán một cách chuẩn mực.

4.1.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Dưới đây chúng tôi xây dựng một bài thi đọc hiểu văn bản truyện có vận dụng khung ngôn ngữ đánh giá để phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho HS.

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Khuất phục tên cướp biển

Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.

Một lần, bác sĩ Ly - một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu lúc ấy đang ê a bài hát cũ. Hát xong, hắn quen lệ đập tay xuống bàn quát mọi người im. Ai nấy nín thít. Riêng bác sĩ vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát:

- Có câm mồm không?

Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:

- Anh bảo tôi phải không?

Khi tên chúa tàu cục cằn bảo "phải", bác sĩ nói:

- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.

Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.

Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.

Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.

Theo XTI-VEN-XƠN Câu 1 (M1 - 1 điểm). Ngoại hình của tên chúa tàu được tác giả đánh giá bằng từ ngữ nào nào?

A. Cao lớn, vạm vỡ

B. Da sạm như gạch nung

C. Trên má có một cái sẹo chém dọc xuống, trắng bệch D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2 (M1- 1 điểm). Những từ ngữ nào sau đây cho em thấy tính chất tiêu cực của tên chúa tàu?

A. Uống lắm rượu, ngồi hát bài ca man rợ B. Đập tay xuống bàn bàn quát mọi người im.

C. Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm định đâm.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 3: (M2- 1,5 điểm) Từ “ôn tồn” trong câu sau thể hiện sự phán xét hành vi như thế nào?

A. khả năng - tiêu cực B. đạo đức - tích cực C. kiên trì - tích cực D. thành thật - tiêu cực

Câu 4: (M2- 1,5 điểm). Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?

A. Bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.

B. Đức độ, hiền từ nhưng còn e sợ

C. Dũng cảm chống lại tên cướp biển bảo vệ mọi người D. Am hiểu về luật pháp

Câu 5. (M3 – 2 điểm) Tìm những từ ngữ trái ngược nhau khi phán xét về tên chủ tàu và bác sĩ Ly. Em rút ra bài học gì về sức mạnh của chính nghĩa và sự hung hăng, bạo lực.

Câu 6. (M4 – 3 điểm) Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?

.

Đối với câu 5 và câu 6, HS trình bày theo ý kiến của bản than, Trình bày đúng và đầy đủ ý, GV cho điểm tối đa. Nếu trình bày đúng nhưng chưa đầy đủ, GV cho một nửa số điểm của câu hỏi.

Trong bài kiểm tra mà chúng tôi đưa ra, việc vận dụng khung NNĐG chỉ dừng lại ở một số câu, không phải là tất cả các câu trong đều phải sử dụng NNĐG. Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cho HS theo từng bài học, GV có thể linh động trong việc phối hợp các PP, HT, các quan điểm và lí thuyết để bài học được đa dạng, đồng thời cũng tối ưu hóa hiệu quả mà chúng mang lại.

Ma trận kiến thức cho đề kiểm tra trên được thể hiện như sau:

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng

TN KQ

TL TN KQ

TL TN KQ

TL TN KQ

TL TN KQ

TL - Xác định được từ ngữ,

hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài.

- Hiểu được nội dung của đoạn, bài đã đọc.

Hiểu được ý nghĩa bài.

- Nhận xét được hình ảnh nhân vật, chi tiết trong bài đọc và liên hệ những điều đã học với thân và thực tế.

Số câu 2 2 1 1 4 2

Câu số 1, 2 3,4 5 6

Số

điểm 2 3 2 3 5 5

Một phần của tài liệu Vận dụng khung ngôn ngữ đánh giá vào xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)