CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản truyện ở trường Tiểu học
2.5.4. Phân tích kết quả khảo sát
2.5.4.1. Nhận thức về vai trò của dạy học đọc hiểu văn bản truyện
Để dạy học đọc hiểu văn bản truyện đạt hiệu quả, trước tiên giáo viên cần có cái hiểu đúng và sâu sắc về vấn đề mình dạy học cho học sinh. Chúng tôi đã đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về vai trò của nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh ở Tiểu học, kết quả như sau:
Bảng 2.2 Vai trò của nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện của học sinh Tiểu học
Vai trò của nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho
học sinh
Các mức độ
Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) 1. Giúp học sinh đạt kết quả học
tập tốt (đọc hiểu được văn bản trong nhà trường và ngoài nhà trường)
28 73,7 10 26,3 0 0 0 0
2. Trang bị cho học sinh những kĩ năng về đọc hiểu văn bản truyện để nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh
26 68,5 12 31,5 0 0 0 0
3. Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ bài học với thực tiễn, gắn hoạt động dạy học với cuộc sống.
27 71,1 11 28,9 0 0 0 0
4. Tăng cường tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh trong các hoạt động đọc hiểu văn bản truyện
18 47,3 13 34,2 7 18,5 0 0
Biểu đồ 2.1 Vai trò của nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện của học sinh Tiểu học
Kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lí và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của vai trò nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học. Các thầy cô đều cho rằng cần thiết và rất cần thiết, giúp học sinh đạt kết quả tốt và góp phần hình thành phát triển toàn diện năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ. Số phiếu đánh giá vai trò của nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh ở mức độ rất cần thiết là tương đối cao như: Trang bị cho học sinh những kĩ năng về đọc hiểu văn bản để nâng cao khả năng cảm thụ văn học (75%); Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ bài học với thực tiễn, gắn hoạt động dạy học với cuộc sống (74,1%). Có thể nói đây là những mục tiêu cao nhất mà dạy học đọc hiểu văn bản hướng đến cho học sinh.
2.5.4.2. Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 3, 4, 5.
Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu là một bước quan trọng để nâng cao năng lực đọc hiểu của học sinh. Hệ thống bài tập vừa giúp học sinh rèn luyện tư duy và
năng lực trong quá trình học tập, vừa là công cụ đánh giá học sinh. Về vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu giáo án của của giáo viên, tham gia dự giờ các tiết dạy và sử dụng câu hỏi về hệ thống bài tập trong sách giáo khoa để tìm hiểu.
Bảng 2.3. Các cách sử dụng bài tập đọc hiểu trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho cho sinh tiểu học
Cách sử dụng bài tập đọc hiểu văn bản truyện
Các mức độ Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) 1. Hoàn toàn theo SGK
Tiếng Việt 24 63,1 10 26,3 4 10,5 0 0
2. Bài tập SGK chiếm phần lớn, thêm một số bài tập liên hệ thực tế
28 74,7 10 26.3 0 0 0 0
3. Bài tập trong SGK chiếm phần ít, chủ yếu là các bài tập tự soạn
19 50 10 26,3 9 24,7 0 0
4. Bài tập hoàn toàn do GV
tự soạn 0 0 12 31,6 7 18,4 19 50
Biểu đồ 2.2. Các cách sử dụng bài tập đọc hiểu trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho cho sinh tiểu học
Việc sử dụng các bài tập đọc hiểu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài học mà còn ảnh hưởng đến kết quả đọc hiểu của học sinh trong quá trình dạy học. Qua khảo sát cho thấy, phần đông giáo viên vẫn quen với việc sử dụng các bài tập (câu hỏi) có sẵn trong sách giáo khoa, chưa chú trọng đến việc tự soạn các câu hỏi vận dụng nhiều lí thuyết quan điểm dạy học khác nhau để phù hợp với năng lực của học sinh. Khảo sát kế hoạch bài dạy của giáo viên cho thấy, có tới 80% câu hỏi ở phần tìm hiểu bài là được lấy hoàn toàn từ sách, chỉ có khoảng 20% các câu hỏi được bổ sung từ bên ngoài.
Qua dự giờ tiếng Tập đọc ở lớp 4, 5 và tiết Tiếng Việt ở lớp 3, chúng tôi nhận thấy quy trình dạy học đọc hiểu luôn được giáo viên đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều tiết học, các bài tập đọc hiểu chỉ được dạy sơ sài, học sinh không thể nắm được trọng tâm bài học. Học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa đã có sự chuẩn bị trước, chưa thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng của bản thân. Đặc biệt
trong các tiết dạy, phần liên hệ thực tế bản thân của học sinh chỉ được giáo viên hướng dẫn sơ lược, không có sự chủ động tích cực của học sinh.
2.5.4.3. Nhận thức của giáo viên về các quan điểm, lí thuyết dạy học đọc hiểu văn bản truyện.
Với việc khảo sát được 20% các bài tập đọc hiểu được giáo viên sử dụng là từ ngoài sách giáo khoa, chúng tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi về các quan điểm, các lí thuyết mà thầy cô giáo vận dụng để xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh.
Bảng 2.4. Các lí thuyết, quan điểm được vận dụng khi xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh Tiểu học
Các lí thuyết, quan điểm được vận dụng khi xây dựng hệ thống bài tập đọc
hiểu văn bản truyện
Các mức độ Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) 1. Quan điểm giao tiếp 18 47,3 13 34,2 7 18,5 0 0 2. Quan điểm dạy học kiến
tạo 24 63,1 10 26,3 4 10,5 0 0
3. Lí thuyết ngôn ngữ đánh
giá 0 0 0 0 0 0 38 100
4. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ 0 0 0 0 0 0 38 100
Biểu đồ 2.3. Các lí thuyết, quan điểm được vận dụng khi xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh Tiểu học
Qua nghiên cứu giáo án, tham gia dự giờ và kết quả từ phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Giáo viên chưa chú trọng sử dụng các quan điểm và các lí thuyết vào dạy học đọc hiểu văn bản truyện để đạt được yêu cầu cần đạt. Một số quan điểm dạy học tương đối phổ biến vẫn được GV vận dụng, tuy nhiên tần suất không cao.
Các lí thuyết như ngôn ngữ đánh giá hay lí thuyết hành vi ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ đối với giáo viên, trên biểu đồ thể hiện không có giáo viên tham gia khảo sát đã vận dụng các lí thuyết này vào dạy học thực tiễn (0%). Điều này cho thấy rằng giáo viên đang rất hạn chế trong việc tìm hiểu thêm kiến thức mới, làm đa dạng thêm các hình thức bài tập để nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh.
2.5.4.3. Biểu hiện của học sinh khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản truyện ngoài sách giáo khoa
Đối với học sinh, chúng tôi quan tâm đến biểu hiện của các em trong các tiết học. Qua quan sát trong các tiết dự giờ các tiết dạy, chúng tôi nhận thấy học sinh
tương đối tích cực trong việc tương tác với giáo viên và với các bạn khi nhận được các câu hỏi nằm ngoài sách giáo khoa, các câu hỏi mới buộc các em phải tư duy và nêu lên ý kiến của mình. Tuy nhiên số lượng các câu hỏi như vậy trong các tiết dạy là quá ít, đồng thời các câu hỏi này mang tính ngẫu nhiên và không được giáo viên hệ thống lại một cách logic khoa học. Điều này cũng trùng khớp với kết quả khảo sát giáo viên các lớp về biểu hiện của học sinh khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu ngoài sách giáo khoa.
Bảng 2.5. Biểu hiện của học sinh khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản truyện ngoài sách giáo khoa
Biểu hiện của học sinh khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản truyện ngoài sách
giáo khoa
Các mức độ Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) 1. Không hứng thú với các
câu hỏi được giáo viên đưa ra 0 0 0 0 10 26,3 28 73,7 2. Tương đối hứng thú với
các bài tập dễ, không hứng thú với các câu hỏi có độ khó nhất định
19 50 10 26,3 5 13,1 4 0
3. Tích cực tham gia vào các
câu hỏi giáo viên đưa ra 28 74,7 10 26.3 0 0 0 0 4. Chủ động phản biện, đặt
câu hỏi với giáo viên về các bài tập (câu hỏi) mà giáo viên đưa ra
18 47,3 13 34,2 7 18,5 0 0
Biểu đồ 2.4. Biểu hiện của học sinh khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản truyện ngoài sách giáo khoa
Qua kết quả khảo sát và dự giờ, chúng tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với các câu hỏi đọc hiểu ngoài sách giáo khoa có mức độ vừa sức. Các em tích cực tham gia với giáo viên và bạn học khi thảo luận về vấn đề được giáo viên nêu ra, chỉ một số ít học sinh mức độ chưa hoàn thành không có hứng thú và không tham gia trả lời các câu hỏi này. Chúng tôi nhận định rằng, đối với các câu hỏi đọc hiểu trong sách, các em đã có sự chuẩn bị bài trước ở nhà nên không còn giữ được sự hứng thú khi học trên lớp. Nếu giáo viên xây dựng được hệ thống đọc hiểu phù hợp thì sẽ giúp nâng cao được cả năng lực đọc hiểu văn bản và sự hào hứng trong học tập đối với học sinh.
Việc xây dựng rất ít các bài tập, (câu hỏi) trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản truyện, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã có những khó khăn nhất định trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện để nâng cao năng lực cho học sinh. Kết hợp với việc khảo sát địa bàn thực tế và sử dụng bảng hỏi, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điều kiện tác động đến quá trình xây dựng hệ thống bài tập
phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh. Chúng tôi đã khảo sát những điều kiện tác động tới quá trình xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh ở trường Tiểu học.
Bảng 2.6 Các điều kiện ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh Tiểu học
Các yếu tố
Các mức độ Tác động
rất nhiều
Tác động
nhiều Tác động ít Không tác động SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) Các yếu tố thuận lợi
1. Sự quan tâm và chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của nhà trường đối với hoạt động dạy học trên lớp
26 68,5 12 31,5 0 0 0 0
2. CBQL, GV nhận thức đúng về mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu
27 71,1 11 28,9 0 0 0 0
3. Học sinh hứng thú với việc tiếp cận các bài tập đọc hiểu ngoài sách giáo khoa
28 74,7 10 26.3 0 0 0 0
4. CSVC, PTDH hỗ trợ được đảm
bảo trong quá trình dạy học 30 78,9 8 21,1 0 0 0 0 Các yếu tố khó khăn
1. Giáo viên chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển được năng lực đọc hiểu
31 81,6 7 18,4 0 0 0 0
cho học sinh
2. GV chưa được bồi dưỡng thường xuyên về các quan điểm, lí thuyết dạy học kịp thời để ứng dụng vào thực tế dạy học
25 65,8 10 26,3 3 7,9 0 0
3. Thời gian của các tiết dạy học đọc hiểu còn ít trong khi có nhiều nội dung học tập
24 63,1 9 23,7 4 10,5 1 2,7 4. Chưa có nhiều hệ thống bài tập
hoàn chỉnh theo từng quan điểm để tham khảo, chương trình, tài liệu không đầy đủ
19 50 10 26,3 5 13,1 4 0
Biểu đồ 2.5 Các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh Tiểu học
Biểu đồ 2.6 Các điều kiện khó khăn ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh Tiểu học
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh. Ở những yếu tố thuận lợi, các giáo viên đều cho rằng sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn tận tình của nhà trường về vấn đề xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu phát triển năng lực cho học sinh là một yếu tố có tác động lớn đến việc xây dựng được hệ thống bài tập đọc hiểu phát triển năng lực cho học sinh. Đây là yếu tố được các giáo viên lựa chọn nhiều nhất. Bên cạnh đó, vấn đề nhận thức của CBQL, GV việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cũng có những tác động lớn. Điều kiện về CSVC, TBDH hỗ trợ cho GV cũng “tác động nhiều” tới vấn đề có hay không xây dựng được một hệ thống bài tập cho học sinh. Tuy nhiên với 23,9%
ít tác động thì có thể nhận định, GV hoàn toàn có thể xây dựng được hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh mà không cần đòi hỏi quá nhiều về trang thiết bị CSVC, PTDH.
Đối với các yếu tố khó khăn thì việc GV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu phát triển năng lực cho học sinh là có
“tác động rất nhiều” ở mức rất cao (%), chứng tỏ đây là yếu tố quan trọng vì từ đây sẽ kéo theo rất nhiều các yếu tố khách ảnh hưởng trực tiếp đề việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc cho học sinh. Bên cạnh đó, GV chưa được bồi
dưỡng đầy đủ về các lí thuyết, các quan điểm dạy học tích cực cũng được đánh giá
“tác động rất nhiều” với tỉ lệ cao. Thời gian dạy học đọc hiểu trong chương trình còn hạn chế, trong khi các nội dung học sinh cần tìm hiểu và tiếp thu còn nhiều cũng có “tác động lớn” đến việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh.
Những vấn đề này đều là những vấn đề có thể được khắc phục bằng nhiều cách, mà chủ yếu là hướng dẫn cho giáo viên biết được xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu như một tài liệu tham khảo để dạy học và đánh giá việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh.