Các bài tập trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng khung ngôn ngữ đánh giá vào xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học (Trang 72 - 82)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO

3.2 Các bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho HS theo

3.2.1. Các bài tập trắc nghiệm

3.2.1.1. Các bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện theo khung THÁI ĐỘ

“Thái độ” được hiện thực hóa trực tiếp qua từ vựng (lời văn biểu thái) mà không có tự do nhiều cho việc diễn giải của người đọc. Bản thân từ ngữ đã mang giá trị đánh giá. Chúng ta không cần phải đặt vào ngữ cảnh cũng có thể được thái độ của người nói.

“Thái độ” hiển ngôn có thể được hiện thực hóa trong các chức năng khác nhau thông qua các hình thức khác nhau. NNĐG thể hiện thái độ gồm ba bình diện: Tác động (Affect), Phán xét hành vi (Judgement) và Đánh giá sự vật hiện tượng (Appreciation). Với việc thực hiện các bài tập đọc hiểu văn bản truyện theo ba bình diện trên, học sinh có thể xác định được những đặc điểm, tính chất, hoạt động nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho đối tượng trong văn bản truyện như hiện lên trước mắt người đọc. Qua đó nâng cao năng lực tưởng tượng và làm giàu cảm xúc của học sinh.

Đây là dạng bài tập tương đối phổ biến và chiếm số lượng lớn trong các bài tập, câu hỏi đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh. GV có thể kết hợp giữa khung Ngôn ngữ đánh giá và bài tập đọc hiểu văn bản truyện thường gặp để cho ra các bài tập đọc hiểu theo khung Ngôn ngữ đánh giá. Các bài tập trắc nghiệm có thể theo hình thức chọn phương án đúng, ghép đôi hoặc gạch chân cụm từ trong câu.

a. Tác động

Theo Martin và White, ngôn ngữ hiện thực hóa “Tác động” có 4 nhóm và phân loại chúng dựa trên các yếu tố là các hệ thống đối lập: Mong muốn (tích cực/tiêu cực), Hạnh phúc (tích cực/tiêu cực), An toàn (tích cực/tiêu cực) và Thỏa mãn (tích cực/tiêu cực) được thực hiện hóa bằng danh từ, tính từ, phó từ và động từ.

GV có thể xây dựng các bài tập từ nguồn lực này. Dưới đây là một số câu hỏi mẫu mà chúng tôi đã xây dựng.

Câu 1: Trong câu sau, đâu là từ biểu thị sự mong muốn:

“Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp”

Trích Người ăn xin A. Ông

B. Cứu giúp C. Rên rỉ D. Cầu xin

Muốn hiểu được văn bản, học sinh phải hiểu về nhân vật và các chi tiết trong truyện. Việc thực hiện bài tập này, học sinh đang thực hiện công việc tìm hiểu về

nhân vật ông lão ăn xin, hành động cầu xin của ông thể hiện mong muốn nhận được gì đó từ cậu bé.

Câu 2: Từ “khóc” trong câu sau biểu thị cảm xúc gì, tích cực hay tiêu cực:

“Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.”

Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu A. Mong muốn - Tiêu cực

B. Hạnh phúc - Tiêu cực C. An toàn - Tích cực D. Hạnh phúc - Tích cực

Khi học sinh xác định được hành động khóc của chị Nhà Trò khi Dế Mèn bắt gặp thể hiện được cảm xúc hạnh phúc tiêu cực, học sinh sẽ nắm bắt được tính cách của chị Nhà Trò là yếu đuối, không thể tự giải quyết được vấn đề của câu chuyện Câu 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết, từ “sung sướng” biểu thị cảm xúc gì?

Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm vào đều biến thành vàng.”

Trích Điều ước của vua Mi-đát A. Mong muốn

B. Hạnh phúc C. An toàn D. Thỏa mãn

Đây là một bài tập tương đối khó với, học sinh dễ nhầm lẫn từ sung sướng trong đoạn văn này sẽ có thể vừa thể hiện sự hạnh phúc, vừa thể hiện sự thỏa mãn của vua Mi-đát sau khi điều được của vua được hóa thành hiện thực.

Câu 4: Trong đoạn văn sau, hãy gạch chân những từ chỉ sự hạnh phúc:

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”

Trích Cánh diều tuổi thơ

Dạng bài tập này khác với các bài tập trên. Đối với các bài tập trắc nghiệm chọn đáp án, HS có thể chọn lựa những phương án được cho sẵn thì bài này các em phải tự đánh giá diễn ngôn để xem đâu là từ ngữ biểu thị cho sự hạnh phúc của đám trẻ mục đồng. Bài tập này có mức độ yêu cầu cao hơn so với các bài tập trên.

b. Phán xét hành vi

Theo Martin và White, ngôn ngữ hiện thực hóa “Phán xét hành vi” có 5 nhóm:

“thông thường”, “khả năng”, “kiên trì”, “đạo đức” “thành thật”. Các nhóm thể hiện “phán xét hành vi” được hiện thực hóa bằng danh từ, tính từ hoặc động từ. Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng tôi đã xây dựng.

Câu 1: Trong câu sau, từ ngữ nào thể hiện sự phán xét hành vi đạo đức:

Tôi thét:

– Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?”

Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu A. béo múp béo míp

B. tí tẹo C. yếu ớt D. xấu hổ

Khi thực hiện bài tập này, HS tìm được được đâu là tính từ chỉ hành vi phán xét đạo đức với các tính từ đánh giá sự vật hiện tượng trong đoạn văn. Từ đánh giá của Dế Mèn về Bọn Nhện, HS hiểu được phần nào về hành vi ăn hiếp chị Nhà Trò là hành vi đạo đức đáng phê bình.

Câu 2: Từ “ôn tồn” trong câu sau thể hiện sự phán xét hành vi như thế nào?

Riêng bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh.

Trích Khuất phục tên cướp biển A. khả năng - tiêu cực

B. đạo đức - tích cực C. kiên trì - tích cực D. thành thật - tiêu cực

NNĐG thể hiện sự phán xét hành vi bằng các từ ngữ và cả tính tích cực/tiêu cực được thể hiện qua từ ngữ đó. Khi thực hiện bài tập này, HS sẽ nhận biết được phong thái làm việc của bác sĩ Ly. Ông kiên trì giảng giải, rất ôn tồn để ông chủ quán hiểu được cách trị bệnh, dù cho trước đó tên cướp biển có thét yêu cầu mọi người im lặng.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và tìm những từ ngữ thể hiện sự trái ngược khi đánh giá về hành vi của tên cướp biển và của bác sĩ Ly?

“Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.”

Trích Khuất phục tên cướp biển A. dữ dội - quả quyết

B. lăm lăm - dõng dạc

C. đứng phắt dậy - quả quyết D. chực đâm - dõng dạc

Đây là bài tập yêu cầu HS tìm được từ ngữ thể hiện sự trái ngược về hành vi của hai nhân vật. Từ việc tìm được từ ngữ, HS sẽ hiểu được sự đối nghịch của bác sĩ Ly, người đại diện cho chính nghĩa và tên cướp biển, đại diện cho bên phi nghĩa.

Câu 4: Trong đoạn văn dưới đây:

Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri- ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Trích Một vụ đắm tàu

Trong những nhận định sau đây, hãy đánh dấu X vào nhận định em cho là đúng:

Từ lớn trong đoạn văn phán xét khả năng của ngọn sóng

Những hành vi của Giu-li-ét-ta đều được phán xét bằng từ ngữ tiêu cực Không có từ ngữ nào chỉ hoạt động của Ma-i-ô trong đoạn văn

Nội dung chính của đoạn văn nói về sức mạnh của cơn sóng

Đây là dạng bài tập kết hợp giữa nội dung đọc hiểu thông thường với khung NNĐG. Khi thực hiện bài tập này, HS phải vận dụng của kiến thức của bản thân kết hợp với xem xét các từ ngữ trong câu. HS cần xem xét nội dung của từng nhận định rồi so với ngữ liệu đã cho để đưa ra đáp án. Câu b trong bài, HS phải tìm ra những từ ngữ chỉ phán xét hành vi của Giu-li-ét-ta và xem xét nó mang ý tích cực hay tiêu cực. Dạng bài tập này yêu cầu cao hơn so với dạng bài tập trắc nghiệm ở trên. HS phải huy động nhiều kĩ năng và phối kết hợp hợp lí để giải quyết được câu hỏi.

c. Đánh giá sự vật, hiện tượng

Theo Martin và White, “Đánh giá sự vật, hiện tượng” liên quan đến thể hiện ý kiến, cảm xúc về một sự vật, hiện tượng nào đó. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Đánh giá SVHT” được chia làm 3 nhóm: (1) Phản ứng, (2) Tổng hợp và (3) Giá trị, được đánh giá có thể là tích cực hoặc tiêu cực và đều được hiện thực hóa bằng tính từ chỉ phẩm chất hoặc danh từ. Dưới đây là một số ví dụ chúng tôi đã xây dựng:

Câu 1: Trong câu dưới đây, đâu là từ thể hiện sự đánh giá về người ăn xin:

Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”

Trích Người ăn xin A. nghèo đói B. nát

C. đau khổ D. xấu xí

Khi thực hiện bài tập này, GV hướng dẫn HS xác định đâu là tính từ chỉ phẩm chất, khi xác định được từ ngữ, HS sẽ hiểu được đánh giá của cậu bé về ông lão ăn xin lúc ban đầu là như thế nào.

Câu 2: Trong câu dưới đây, hãy gạch chân từ ngữ chỉ sự đánh giá của Dế Mèn về phản ứng bọn nhện:

Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh , tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi có vẻ hung dữ”

Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Tương tự câu số 4 của phần Tác động, câu hỏi này yêu cầu HS chỉ ra được từ ngữ thực hiện vai trò đánh giá trong câu.

Câu 3: Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp

A B

1. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần.

1 - a. đánh giá phản ứng tiêu cực về của sự vật

2. Thầy cô giáo rất ấn tượng với Mi-lô và bắt đầu dạy cô mỗi ngày.

2 - b. đánh giá tổng hợp tích cực về vẻ đẹp của sự vật

3. Những bông hoa huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích

3 - c. đánh giá giá trị tích cực về con người

4. Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.

4 - d. đánh giá tổng hợp tích cực về khả năng của con người

Đây là dạng bài tập yêu cầu HS nối các diễn ngôn với các đánh giá về diễn ngôn đó. HS phải đọc văn bản, tìm từ ngữ thực hiện chức năng đánh giá có trong nội dung ở cột A so sánh với các ý ở câu B rồi nối cho phù hợp. Đây là dạng bài tập tổng hợp, nguồn ngữ liệu được lấy từ nhiều văn bản nên sẽ được sử dụng trong các tiết ôn tập vận dụng cho HS.

Câu 4: Đọc câu dưới đây, hãy viết lại từ thể hiện sự đánh giá về nàng Âu Cơ và cho biết nó thuộc nhóm chức năng đánh giá nào (phản ứng/tổng hợp/giá trị), tích cực hay tiêu cực :

Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm.”

Trích Sự tích con Rồng cháu Tiên

Đây là dạng trắc nghiệm yêu cầu HS phải tìm từ ngữ dùng để đánh giá và xác định đúng nhóm chức năng mà nó thực hiện, đồng thời còn phải chỉ ra được nó đánh giá tích cực hay tiêu cực về đối tượng được nhắc đến trong câu là nàng Âu Cơ.

Chỉ với một bài tập trắc nghiệm nhưng HS phải thực hiện đến ba thao tác, mức độ yêu cầu của bài tập này cao hơn so với các bài tập trước.

3.2.1.2 Các bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện theo khung THANG ĐỘ

3.2.1.2 Bài tập trắc nghiệm a. Cường độ

Câu 1: Trong câu sau đây, đâu là từ ngữ chỉ mức độ buồn chán:

“Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. ”

Trích Vương quốc vắng nụ cười A. kinh khủng

B. không ai C. rất ít

D. hoàn toàn không

Đây là dạng bài tập cơ bản để GV hướng dẫn HS tìm cách từ ngữ chỉ mức độ bổ sung ý nghĩa cho tính từ đánh giá sự vật hiện tượng. Trong quá trình giảng dạy, GV cũng có thể đặt ra những câu hỏi có mục đích tương tự như thế này nhưng ở dạng câu hỏi ngắn trả lời miệng với cấu trúc: Vương quốc buồn chán như thế nào?

Từ ngữ nào thể hiện mức độ buồn chán? Từ “kinh khủng” thể hiện mức độ buồn chán như thế nào, cao hay thấp, tích cực hay tiêu cực? để HS hiểu được nội dung, từ đó hình thành thói quen xem xét các từ ngữ để hiểu rõ nội dung của văn bản truyện.

Câu 2: Trong câu sau đây, những từ ngữ nào nhấn mạnh sự yếu ớt của chị Nhà Trò, hãy gạch chân những từ ngữ đó:

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột”

Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Bài tập yêu cầu HS tìm ra những từ ngữ nhấn mạnh sự yếu ớt của chị Nhà Trò, tức là bước đầu cho HS làm quen với những từ ngữ chỉ các mức độ của một đánh giá. Trong câu này, các từ đã, lại, quá kết hợp với nhau làm sẽ làm HS cảm nhận được sự bé nhỏ và thiếu sức sống của chị Nhà Trò. Đây là những bài tập mở đầu để HS làm quen với “Thang độ”, mức độ yêu cầu còn cơ bản để HS dễ dàng thực hiện.

Câu 3: Trong đoạn văn sau đây, những từ láy nào thể hiện mức độ cao về thái độ tiêu cực khi đánh giá về vẻ bề ngoài của ông lão ăn xin:

Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi thảm hại

A. đỏ đọc, giàn giụa, tái nhợt B. giàn giụa, tái nhợt, thảm hại C. đỏ đọc, giàn giụa, tả tơi

D. đỏ đọc, giàn giụa, tả tơi, tái nhợt, thảm hại

Bài tập này kết hợp yêu cầu HS ôn tập kiến thức về từ ghép từ láy, đồng thời biết được chức năng của của từ ghép trong câu là thể hiện sự đánh giá của cậu bé đối với hoàn cảnh của ông lão ăn xin: vô cùng thảm thương.

Câu 4: Câu cảm thán trong đoạn văn sau có chức năng gì?

Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.”

Trích Trung thu độc lập

A. làm tăng sự đánh giá của tác giả về vẻ đẹp của trăng trung thu B. làm tăng sự phán xét của tác tả về vẻ đẹp của trăng trung C. làm tăng thái độ của tác giả về vẻ đẹp của trăng trung thu D. làm tăng vẻ đẹp của trăng trung thu trong mắt tác giả

Bài tập này kết hợp giữa khung thái độ và thang độ, yêu cầu HS chỉ ra chức năng mà câu cảm thán đang thực hiện, nhằm nâng cao khả năng đánh giá văn bản của HS, giúp HS hiểu sâu hơn về ý nghĩa của văn bản. Cụ thể trong câu này, mục

đích giúp HS anh chiến sĩ đang đánh giá cao của trăng trung thu này, nhưng anh cũng nhấn mạnh trăng sau còn sáng hơn. Ý chỉ tương lai của đất nước sẽ còn tươi đẹp hơn nữa.

b. Lượng hóa

Câu 1: Xác định từ chỉ số lần lặp lại hành vi nói dối của cô chị trong câu sau:

Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.”

Trích Chị em tôi A. Chưa có lần nào B. 2 lần

C. 4 lần

D. rất nhiều lần

Đây là bài tập yêu cầu HS chỉ số lần/số lượng của một việc làm trong văn bản truyện. Việc HS tìm được từ ngữ biểu thị số lần/số lượng sẽ giúp các em xác định tần suất lặp lại hành vi của nhân vật, từ đó giúp các em đánh giá nhân vật. Trong ví dụ trên, hành vi nói dối ba của cô chị đã diễn ra rất nhiều lần, đã thành một thói quen chưa tốt của cô bé.

Câu 2: Cụm từ chỉ thời gian trong câu sau thể hiện điều gì đúng nhất về Xi-ôn-cốp- xki

“Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục.”

Trích Người tìm đường lên các vì sao

A. Thời gian ông nghiên cứu khoa học rất nhiều

B. Sau một thời nghiên cứu tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đạt được thành công

C. Xi-ôn-cốp-xki đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, dành rất nhiều thời gian để chinh phục điều ông muốn

D. Xi-ôn-cốp-xki nghiên cứu khoa học trong vòng 40 năm

Một phần của tài liệu Vận dụng khung ngôn ngữ đánh giá vào xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)