Giới thiệu quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng khung ngôn ngữ đánh giá vào xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học (Trang 99 - 105)

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀO VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

4.2. Thực nghiệm sư phạm

4.2.1. Giới thiệu quá trình thực nghiệm

4.2.1.1. Mục đích, quy mô, đối tượng và địa bàn thực nghiệm a. Mục đích thực nghiệm

Nhằm kiểm chứng độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả tác động của hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện theo khung ngôn ngữ đánh giá đối với việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện của HS.

b. Qui mô, đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trên mẫu 72 học sinh lớp 4, 5 của Trường Tiểu học Nguyễn Phan Vinh thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam và nhóm đối chứng tương đương (72 em). Chúng tôi chọn Điện Bàn là địa bàn thực nghiệm.

4.2.1.2. Nội dung thực nghiệm

- Một số kế hoạch bài dạy có bài tập đọc hiểu văn bản truyện vận dụng khung NNĐG trong môn Tập đọc lớp 4, 5.

- Một số bài tập đọc hiểu văn bản truyện theo khung NNĐG.

Căn cứ vào hệ thống bài tập đã xây dựng ở chương 3, chúng tôi tiến hành thực nghiệm và chọn bài theo một số tiêu chí sau:

- Bài chọn dạy ở lớp 4, 5 học kì I - Bài được chọn là văn bản truyện Cụ thể như sau:

* Thực nghiệm thăm dò: (Giáo án phụ lục 8) + Truyện: Người ăn xin (TV 4 – tập 1 – trang 30)

+ Truyện: Người gác rừng tí hon (TV5 – tập 1 – trang 86)

* Thực nghiệm tác động

+ Truyện: Vẽ trứng (TV 4 - tập 1 – trang 120)

+ Truyện: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (TV5 – tập 1 – trang 144)

Chúng tôi sử dụng các mẫu thiết kế và bài tập đã xây dựng ở chương 3 để thiết kế 4 kế hoạch bài dạy lớp 4, 5. Trong kế hoạch dạy học, chúng tôi sử dụng nhiều dạng bài tập cho yêu cầu cần đạt.

4.2.1.3. Phương pháp và kĩ thuật thực nghiệm a. Chọn mẫu thực nghiệm và nhóm đối chứng

Về học sinh, trình độ học sinh trong lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong cùng một trường là tương đối đồng đều.

Về giáo viên, trình độ giáo viên dạy lớp 4, 5 đều có trình độ đại học trở lên.

Bảng 4.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng

TRƯỜNG TÊN BÀI THỰC NGHIỆM

LỚP 4, 5

Thực nghiệm Đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số Tiểu học

Nguyễn Phan Vinh

Người ăn xin

Vẽ trứng 4E 36 4B 36

Tiểu học Nguyễn Phan Vinh

Người gác rừng tí hon

Buôn Chư Lênh đón cô giáo 5A 36 5E 36 b. Thực nghiệm thăm dò để điều chỉnh tài liệu học tập và kĩ thuật dạy học

* Bồi dường GV tham gia TN:

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về khung NNĐG, xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện theo khung NNĐG

- Bồi dưỡng cho GV về PPDH hiện đại và các KTDH tích cực - Thống nhất kế hoạch TN

- Thời gian tổ chức bồi dưỡng: 8/2022

* Thực nghiệm thăm dò:

- Sau khi kết thúc thời gian bồi dưỡng, chúng tôi tổ chức thực nghiệm thăm dò nhằm mục đích kiểm tra khả năng áp dụng các thiết kế và hệ thống bài tập mà luận văn đã xây dựng đối với HS, từ đó rút ra những yêu cầu cần thiết về khả năng vận dụng trong thực tế dạy học mẫu thiết kế và hệ thống bài tập này.

- Cách thức thực hiện TN thăm dò: Chúng tôi cùng GV lựa chọn bài tập đọc hiểu, xây dựng thiết kế, chọn các bài tập tương ứng và tổ chức thực hiện các thiết kế

bài học tại các trường Tiểu học. Dự giờ, tham gia đánh giá kết quả học tập của HS tại các lớp học.

- Sau mỗi tiết học thử nghiệm, chúng tôi tiếp tục điều chỉnh hệ thống bài tập và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp và hiệu quả, đồng thời rút ra kết luận về thực nghiệm. TN thăm dò không có hình thức đối chứng.

- Thời gian tiến hành TN thăm dò: Tháng 9/2022, năm học 2022 - 2023.

c. Thực nghiệm tác động để kiểm chứng tính khả thi hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện theo khung NNĐG qua một số thiết kế bài dạy và bài tập đọc hiểu.

Bước 1. Lựa chọn lớp TN, lớp ĐC

- Trao đổi với CBQL của trường tham gia TN, nêu rõ mục đích, yêu cầu của TN.

- Tiến hành lựa chọn lớp TN và ĐC theo nguyên tắc: Số lượng HS không chênh lệch nhau đáng kể, có sức học tương đương nhau (qua kết quả HKI, nhận xét của BGH, GVCN lớp, quan sát giờ dạy)

- Đánh giá chất lượng ở lớp TN và lớp ĐC trước TN: Về kết quả học tập, chúng tôi sử dụng kết quả cuối học kỳ I năm học 2022 - 2023, cả 2 lớp TN và ĐC chứng là tương đương nhau. Tất cả HS đều được xếp loại hoàn thành yêu cầu học tập.

- Kết quả đánh giá trước thực nghiệm như sau:

Chúng tôi khảo sát học sinh trước TN về khả năng đọc hiểu của HS các lớp TN và các lớp đối chứng, tổng hợp kết quả như sau:

Bảng 4.2. Thống kê kết quả khảo sát trước TN

LỚP Số HS

Kết quả HS đạt được

9-10 7-8 5-6 Dưới 5

4 TN 36 4 12 15 5

ĐC 36 4 13 15 3

5 TN 36 3 11 20 2

ĐC 36 5 10 19 2

Kết quả khảo sát cho thấy HS ở lớp TN và lớp ĐC đạt điểm ở từng nhóm điểm là tương đương nhau, phần đông là đạt nhóm điểm 5-6, điểm dưới 5 ở các lớp TN và ĐC cũng tương đương nhau.

Bước 2. Bồi dưỡng cộng tác viên

Tiến hành bồi dưỡng công tác viên tham gia TN về các nội dung:

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về lí thuyết NNĐG

- Bồi dưỡng cho cộng tác viên về kĩ thuật xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản truyện theo khung NNĐG.

- Bồi dưỡng về phương pháp đánh giá sự tiến bộ về kết quả đọc hiểu của HS qua TN.

- Thống nhất kế hoạch TN.

Thời gian tổ chức bồi dưỡng: Đã tiến hành tổ chức bồi dưỡng tháng 9 - 10/2022. Thời gian tiến hành thực nghiệm: Trong học kỳ I, năm học 2022 - 2023.

Bước 3. Lập kế hoạch bài học

Trên cơ sở các kĩ năng đã được thiết kế và lựa chọn, tiến hành lập kế hoạch dạy học, trao đổi với GV dạy lớp TN để có sự thống nhất theo mục tiêu đã đặt ra (giáo án ở phần phục lục).

Bước 4. Tiến hành thực nghiệm

- Tiến hành dạy học theo kế hoạch dạy học đã soạn và theo tiến trình đã đề xuất ở các lớp TN.

- Lớp ĐC dạy theo kế hoạch dạy học bình thường của GV

Thời gian tiến hành thực nghiệm: Chúng tôi tổ chức thực nghiệm 2 đợt trong học kỳ I, năm học 2022 - 2023. TN đợt 1 nghiên cứu tác động và rút kinh nghiệm cho đợt 2. Kết quả TN đợt 1 và đợt 2 chúng tôi tổng hợp chung và đánh giá vào cuối đợt 2 để thấy rõ sự thay đổi sau TN.

d. Đo lường và đánh giá kết quả thực nghiệm

* Đối với kết quả đọc hiểu

Bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thiết kế sử dụng thang điểm 10 nhằm đo đạc cụ thể kết quả tiếp thu nội dung kiến thức bài học. Kết quả của việc

học đọc hiểu văn bản được chúng tôi tính bằng điểm số (theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân), chia ra thành các mức: TỐT, ĐẠT, CẦN CỐ GẮNG, KHÔNG. Cụ thể theo thang đo dưới đây:

Bảng 4.3. Thang đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện của HSTH

TỐT (9-10)

Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép đầy đủ các ý chính và nội dung của văn bản truyện được đưa ra

Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng để trả lời tất cả các câu hỏi về văn bản truyện được đưa ra trong bài tập đọc/bài kiểm tra. (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).

Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ văn học kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá về nhân vật, ý nghĩa của văn bản truyện.

Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến văn bản truyện được học.

ĐẠT (7-8)

Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép đầy đủ các ý chính của văn bản truyện được đưa ra

Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng để trả lời các câu hỏi đơn giản về văn bản truyện được đưa ra trong bài tập đọc/bài kiểm tra.

Chưa sử dụng được một cách hiệu quả ngôn ngữ văn học kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá về nhân vật, ý nghĩa của văn bản truyện mặc dù đã có sự giúp đỡ của giáo viên.

CẦN CỐ GẮNG

(5-6)

Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép các ý chính của văn bản truyện nhưng chưa đầy đủ

Chưa trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng để trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong văn bản truyện

KHÔNG (Dưới 5)

Không có biểu hiện.

Không có biểu hiện. Không có biểu hiện. Không có biểu hiện.

MỨC ĐỘ

CHỈ BÁO

Đọc hiểu và ghi chép các thông tin cần thiết của văn bản truyện được trình bày dưới dạng văn bản viết

Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng để trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu trong văn bản truyện

Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ văn học kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá về nhân vật, ý nghĩa của văn bản truy

Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến văn bản truyện được học.

* Xử lí kết quả: sử dụng phần mềm SPSS để xử lí kết quả TN + Giá trị trung bình (Mean) là điểm trung bình cộng các điểm số.

+ Độ lệch chuẩn (Standarized deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán của các điểm số.

+ Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập kiểm chứng về sự chênh lệch giá trị trung bình của lớp TN và ĐC có xảy ra ngẫu nhiên hay không. Nếu giá trị p>0,05 có nghĩa là chênh lệch xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên, không tác động thì chênh lệch vẫn có thể xảy ra. Ngược lại, nếu p≤0,05, có nghĩa là tác động mà chúng tôi thực hiện đã thực sự tạo ra sự thay đổi ở đối tượng TN.

+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tác động bằng công thức tính mức độ ảnh hưởng sử dụng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của Cohen (1998).

e. Kết thúc thực nghiệm

Khi kết thúc thực nghiệm, tiến hành phân tích tổng hợp kết quả của 2 lớp TN và ĐC để đánh giá về sự tiến bộ của HS về sự tiến bộ trong kết quả đọc hiểu văn bản. Chúng tôi tiến hành đánh giá nhiều lần trong quá trình TN và so sánh kết quả của các lần đo được thực hiện ở thời gian bắt đầu, giữa và kết thúc quá trình TN. Phần kiểm tra kết quả học tập được thực hiện vào cuối đợt TN bằng một bài đo trắc nghiệm có cùng mức độ đối với lớp TN và lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Vận dụng khung ngôn ngữ đánh giá vào xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh tiểu học (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)