CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Trần Đăng Khoa và thơ Trần Đăng Khoa
1.2.3. Vài nét về tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
Theo Trần Đình Sử, thế giới nghệ thuật chính là “khái niệm chỉ tính chỉnh thể
của sáng tác nghệ thuật (tác phẩm, sáng tác của một tác giả, trào lưu) thịnh hành trong nghiên cứu văn học hiện đại) ” [15;1660].
Nhƣ vậy, thế giới nghệ thuật là sản phẩm, là kết quả của sự sáng tạo của tác giả chỉ có trong tác phẩm nghệ thuật.
Góc sân và khoảng trời là một chỉnh thể nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng với những cảm nhận của tác giả về thiên nhiên ở nông thôn, về cuộc sống của người nông dân, các anh bộ đội, các em thiếu nhi,... Tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa trong Góc sân và khoảng trời là tiếp cận hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh gồm hai yếu tố nội dung và hình thức thống nhất với nhau. Từ sự tiếp cận đó, ta sẽ khám phá đƣợc tƣ duy nghệ thuật và những sáng tạo độc đáo của nhà thơ nhi đồng Trần Đăng Khoa.
Tập thơ Góc sân và khoảng trời đƣợc Trần Đăng Khoa sáng tác từ năm 1966 - 1973 đƣợc Nhà xuất bản Văn học phát hành vào năm 2006 gồm 142 bài, trong đó có 9 bài đƣợc viết vào năm 1974.
Góc sân và khoảng trời đƣợc sáng tác trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của cuộc kháng chiến chống Mĩ nên chứa đựng rất nhiều yếu tố của thời đại. Trần Đăng Khoa, với lòng căm th giặc sâu sắc, đã tố cáo tội ác của giặc nhƣng không phải bằng việc kể ra những sự kiện, thống kê những con số nhƣ một nhà sử học mà nhƣ một nhà thơ với những vần thơ “mạnh hơn những tiếng bom”.
Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ là tình cảm của Trần Đăng Khoa dành cho quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Đó là tình cảm yêu thương, gắn bó, tự hào, lạc quan và tin tưởng vào ngày toàn thắng của cách mạng. Tập thơ còn thể hiện một năng lực quan sát rất nhạy bén của Trần Đăng Khoa đối với những cảnh vật, cuộc sống ở nông thôn. Tuy còn nhỏ tuổi nhƣng Trần Đăng Khoa đã biết sử dụng nhiều cách biểu hiện khác nhau trong tập thơ để khắc họa, miêu tả thế giới với những sự vật vô c ng phong phú, đa dạng và sinh động: nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm khiến hình ảnh quen thuộc trở nên độc đáo và giọng thơ vừa hồn nhiên, trong sáng lại vừa triết lí, sâu sắc. Tất cả những gì Trần Đăng Khoa nhắc đến trong thơ không xa lạ, cao siêu mà ngược lại, rất gần gũi, quen thuộc, thân thương. Gần gũi, quen thuộc đến mức chúng ta không để ý, không nghĩ rằng trăng, cây lúa, con trâu, con m o, cánh cò, những đồ vật trong nhà... lại có thể viết thành thơ với những nét vô c ng độc đáo của nó. Trần Đăng Khoa, với đôi mắt trẻ thơ, với tài năng thiên bẩm c ng với sự học tập, lao động, sáng tạo nghiêm túc đã viết nên những vần thơ thật hay. Trải qua gần nửa thế kỉ mà tập thơ của một em nhỏ Trần Đăng Khoa vẫn đƣợc đánh giá là hay, là có ý, có tình. Đây là trường hợp hiếm hoi của nền văn học nước ta từ trước đến nay.
Tập thơ Góc sân và khoảng trời được rất nhiều người quan tâm. Tập thơ đã nhận đƣợc một số ý kiến phê bình và đánh giá về nội dung và nghệ thuật nhƣ sau:
1.2.3.1. Những iến về giá trị n i dung của tập thơ
Nguyễn Văn Long đã xếp thơ Trần Đăng Khoa vào bộ phận văn học thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 và có những nhận xét rất hay về tập thơ Góc sân và khoảng trời cũng nhƣ về thơ của Trần Đăng Khoa nói chung: “Anh đã viết rất nhiều, rất hay về nông thôn nhỏ bé của mình. Đến với thơ anh, ta đƣợc sống trong bầu không khí rất riêng, không khí của làng quê nông thôn Việt Nam” [16;297]. Trong đó, ông nêu lên những ý kiến của nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Đăng Mạnh về “nhà thơ mục đồng” và khen ngợi “Trần Đăng Khoa luôn cảm nhận đựơc vẻ đẹp trong trẻo, trinh nguyên, thuần nhất của v ng quê dân dã” [9;297].
Dương Thu Hương đã nhận định về thiên nhiên và cuộc sống của người nông dân trong thơ Trần Đăng Khoa: Qua đó, Trần Đăng Khoa đã bộc lộ một tình yêu quê hương sâu sắc và truyền cho người đọc tình yêu ấy. Với tất cả bạn đọc nước ngoài, qua thơ anh, họ cũng hiểu thêm phần nào về phong vị Việt Nam” [6;106]. Chính cây bút nhỏ này đã làm cho người ta chú ý nhiều hơn đến Việt Nam không chỉ vì Việt Nam là chiến trường ác liệt lúc bấy giờ mà còn do Việt Năm xuất hiện một hiện tượng thơ đáng tự hào. Gerad Gullaume đã thốt lên đầy xúc động khi nói về Trần Đăng Khoa:“Việt Nam, hồn tôi”.
Phạm Hổ trong tiểu luận “Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa” cho rằng Trần Đăng Khoa đã không viết về những cái gì xa lạ mà viết những cái ở ngay làng quê mà ngày ngày em trông thấy và “hầu nhƣ toàn bộ thơ Trần Đăng Khoa là viết bằng lòng yêu thương...” [6; 887].
Hoài Thanh đã đề cập đến hình ảnh các chú bộ đội trong thơ các em thiếu nhi mà đặc biệt là trong thơ Trần Đăng Khoa: “... Hình ảnh chú bộ đội gắn liền với cảnh sắc yêu dấu, với không khí đầm ấm của quê em lại càng thêm gần gũi...” .
Trần Đăng Xuyền đã chỉ ra những nhân tố góp phần làm nên hồn thơ cũng nhƣ một và đặc điểm trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa: nhân tố gia đình, cảnh sắc thiên nhiên ở làng quê, ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu, bạn b , thầy cô và không khí của thời đại kháng chiến chống Mĩ. Đó là những nhân tố khách quan bên cạnh tài năng thiên bẩm của Trần Đăng Khoa. “Thơ Trần Đăng Khoa chạm đến bản chất, cái cốt lõi của làng quê” [16;19]. Quả thật, trong thơ Trần Đăng Khoa luôn có dấu ấn của thời chiến tranh khốc liệt của của cuộc kháng chiến chống Mĩ nhƣng luôn giữ đƣợc vẻ trong trẻo, tươi tắn của tâm hồn trẻ thơ.
Lã Thị Bắc Lý đã nêu những nội dung cơ bản của thơ Trần Đăng Khoa, trong
đó nội dung hàng đầu là thiên nhiên nông thôn bởi theo tác giả thì “đây là mảng nội dung nổi bật nhất trong thơ Trần Đăng Khoa” [8;152]. Sự vật trong thiên nhiên thì hầu nhƣ ai cũng biết, cũng nhận thấy nhƣng không ai có đƣợc cái nhìn nhƣ Trần Đăng Khoa. Đó là một cái nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu mà lại rất sâu sắc: “Thơ Trần Đăng Khoa luôn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần nhất, tinh nguyên và hết sức thơ mộng... thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên tĩnh thơ mộng mà còn đầy sức sống, luôn luôn vận động và phát triển” [8;155].
Bên cạnh đó, hình ảnh người nông dân được nhắc đến. Đó là những người dân lam lũ, cực nhọc, chịu thương chịu khó. Ngòi bút của Trần Đăng Khoa đã phác họa được “bức chân dung người nông dân dũng cảm, tự tin và chiến thắng”. Khi viết về điều gì, điều đầu tiên là người cầm bút phải thật hiểu rõ điều đó và cần nhất là phải có tấm lòng sâu nặng. Viết về người nông dân quê mình, Trần Đăng Khoa hội tụ đầy đủ các yếu tố đó.
Khó có thể tìm thấy ở đâu có niềm vui tập thể bình dị, trong trẻo nhƣ niềm vui đồng ruộng của người nông dân như trong thơ Trần Đăng Khoa.
Qua việc miêu tả cuộc sống ở nông thôn, Trần Đăng Khoa đã ghi lại “âm vang của thời đại”. Tuy nhiên, Trần Đăng Khoa không đi sâu miêu tả cảnh, liệt kê, thống kê các số liệu lịch sử mà “dấu ấn của thời đại dội vào thơ anh đã biến thành hình tƣợng, thành số phận của một lớp người, một thế hệ trong chiến tranh” [8;162]. Thế hệ măng non trong chiến tranh cũng đƣợc miêu tả bằng những chi tiết rất xúc động. Các em thiếu nhi tuy ít được sự quan tâm chăm sóc đầy đủ nhưng vẫn luôn lạc quan, tin tưởng ở tương lai của dân tộc. Chính Trần Đăng Khoa đã là một ví dụ điển hình cho điều đó
“Điều kì diệu là Trần Đăng Khoa nhìn cuộc chiến tranh tàn khốc, dữ dội một cách bình thản” [8;163].
1.2.3.2. Những iến về giá trị nghệ thuật của tập thơ
Ngoài những ý kiến nhận xét, phê bình về nội dung còn có những ý kiến xoay quanh mặt giá trị nghệ thuật của tập thơ Góc sân và khoảng trời nhƣ sau:
Lã Thị Bắc Lý đã nhận xét rằng Trần Đăng Khoa thường “sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả cảnh vật” [8;165]. Trong cái nhìn “vật ngã đồng nhất” của trẻ con thì Trần Đăng Khoa đã xem chú chó vàng như một người bạn thân quý với cách gọi những sự vật bằng từ xƣng hô: cái na, cu chuối, chị tre, bác nồi đồng, cậu m o, ông trời, bà sân...Những cảnh vật thiên nhiên trong tập thơ đều chứa đựng một tâm hồn, một sự sống lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận ánh sáng. Một đặc điểm dễ thấy nhất trong nghệ thuật của tập thơ là sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. “...luôn luôn phát hiện ra những mối liên hệ của chúng hoặc liên tưởng tới những hình ảnh tương đồng khác để từ đó khái quát lên một cái gì đó cao hơn” [8;167]. Không dừng lại ở đó, tập
thơ còn nhận đƣợc những nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Anh Ngọc đã hết lời ngợi khen “thứ ngôn ngữ giản dị, chính xác và giàu hình ảnh có thể gây hiệu qủa tình cảm mạnh mẽ” [12;340].
Riêng Phạm Hổ đã nhận xét thêm về nhạc điệu trong tập thơ. “Trong nhiều bài, mỗi bài nhƣ có một nhạc điệu riêng, một âm sắc riêng” [4;890]. Các bài thơ của Trần Đăng Khoa có sự gần gũi với ca dao bởi em đƣợc ru bằng những câu hát của bà, của mẹ. Nhƣng khi làm thơ thì Trần Đăng Khoa không đƣa tất cả vào thơ mình mà có sự chọn lọc và sáng tạo.
Chính vì thơ của Trần Đăng Khoa (đặc biệt là tập Góc sân và khoảng trời) chứa đựng những yếu tố nội dung và nghệ thuật ấy mà vào những năm 1994-1995 Phạm Hổ đã viết về Trần Đăng Khoa “thơ Trần Đăng Khoa viết lúc còn bé đã chịu sự thử thách khá dài trên dưới 30 năm với bao nhiêu những đổi thay trong cuộc sống không thể lường trước... Đến nay, đọc lại thơ Trần Đăng Khoa, tôi vẫn thấy hay, có bài còn hay hơn” [4;892].
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ẩn dụ tri nhận là hình thái tư duy của con người về thế giới xung quanh, là cách để con người ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng. Tư duy của ẩn dụ dựa trên cơ sở các ý niệm, ý niệm không tồn tại riêng lẻ mà có sự kiên kết với nhau tạo thành các hệ thống ý niệm. Ý niệm có tính nghiệm thân và chịu tác động của các hiệu ứng điển dạng và các mô hình văn hóa. Chính vì vậy, ý niệm không chỉ mang tính phổ quát mà còn mang tính đặc th văn hóa-dân tộc.
Cơ chế của ẩn dụ ý niệm tuân theo cơ chế ánh xạ kiểu lƣợc đồ giữa hai miền không gian. Các mô hình tri nhận tập trung nhấn mạnh vào bản chất tinh thần, kinh nghiệm tri giác và nhận thức khoa học của con người. Trải nghiệm của thân thể vừa kích hoạt, vừa đặt cơ sở tạo thành ẩn dụ, nói cách khác, tri nhận của con người phải đƣợc hiểu qua tính nghiệm thân.