CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ẨN DỤ Ý NIỆM THIÊN NHIÊN TRONG THƠ THIẾU NHI TRẦN ĐĂNG KHOA
2.1. Các hình thức ngôn ngữ biểu đạt thiên nhiên trong thơ thiếu nhi Trần Đăng
2.1.1. Các từ ngữ biểu thị thiên nhiên trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
Dưới góc nhìn của cậu bé 10 tuổi, thì các sự vật hiện tượng tự nhiên nào được nhắc đến sẽ là vấn đề mà tôi khảo sát tại phần này. Nội dung khảo sát không chỉ dừng lại ở các sự vật hiện tƣợng tự nhiên đƣợc nhắc đến trong tập thơ mà còn khảo sát các từ ngữ biểu thị thiên nhiên và số lần xuất hiện trong tập thơ. Từ đó, đúc kết ra đƣợc đặc điểm của thế giới tự nhiên ấy trong tƣ duy của cậu bé Trần Đăng Khoa 10 tuổi.
Bảng 2.1. CÁC SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN TRONG THƠ THIẾU NHI TRẦN ĐĂNG KHOA
SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG TN TỪ NGỮ BIỂU THỊ
SỐ LẦN XUẤT
HIỆN ĐỘNG VẬT 1. Con chim (Chim
sẻ, chim trĩ, chích chòe, đàn cò, con cò)
hót rằng..., đỗ, nghiêng mắt, ngó, báo, cô, múa, cậu, đánh nhịp, đứng canh, co ro, chịu rét.
13
2. Bướm con, mẹ, đùa, vỗ cánh, vút lên cao, chơi
8
3. Gà (Gà liếp nhiếp, gà trống)
chú, tìm mồi, đôi mắt tròn, giục, huyên thuyên, nói, mụ.
16
SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG TN TỪ NGỮ BIỂU THỊ
SỐ LẦN XUẤT
HIỆN 4. Con trâu (Nghé
con)
vui chơi, cười, răng sún, ăn, uống nước, chén, hếch cái mũĩ, nhe cả hàm rang, ra đồng, ngửi, chân giậm liên hồi, quên, nghênh mồm cười
13
5. Sâu thở 1
6. Mối trẻ, già 2
7. Kiến (kiến Đất, kiến Cánh, kiến Lửa, kiến Kim, Kiến Càng, kiến Đen)
họ hàng nhà kiến, bạc đầu, khoác màu áo tang, đốt đuốc, chống gậy, uống rƣợu, hành quân
7
8. Con vịt bầu nói ầm ĩ 1
9. Con chó (Chó vện ,Vàng, con Mực, chó ngao.)
hỏi đâu đâu, nói, vu vơ, rối rít, đuôi mừng ngoáy tít, ngoáy đầu, khịt khịt mũi, rung râu, bắt tay, đón, rập rình, im lặng, nhìn người
13
10.Con nhện con chăng dây điện 1
11. Cào cào nhảy 1
12. Cua, cáy nấu cơm 1
13. Ếch nhái mở hội, nói, học bài 3
14. Cá (Con cá diếc, con cá sấu
múa, nhảy, đớp, vơ vẩn rong chơi, khoe áo mới, nhẩn nha rỉa mồi, nghênh mồm thở,
7
15.Con thuồng luồng
đôi tay múa dẻo 1
16.Chú rô non ngơ ngác 1
SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG TN TỪ NGỮ BIỂU THỊ
SỐ LẦN XUẤT
HIỆN
17.Châu chấu nhớ lúa 1
18. Mèo (Con mèo khoang
cậu, đánh tam cúc, rửa mặt, dỏng tai, thè lƣỡi, liếm, phổng mũi
8
19. Giun bác, đào đất, chết 4
20. Cóc (Cóc tía, ông, nhảy chồm chồm, ngồi đếm sao
6
21. Cào cào Chú 1
22. Ve kêu, báo 2
23. Sứa giương ô 1
24. Con đom đóm dạt vào, lao ra 2
THỰC VẬT 1. Bắp ngô non răng sún, chòm râu 2
2. Trầu tao, mày, đánh thức, ngủ, dậy, tỉnh lại, mở mắt, chìa ra, lụi đi, đau
18
4. Lá xanh vẫy gọi 2
5. Vườn em dậy tiếng, dịu hiền 2
6. Cây đa gọi, vẫy, nuôi, già 4
7. Hoa (Mầm hoa, nói, đạp đất, nhô lên 5 8. Quả na mở mắt, tỉnh giấc, mắt na hé mở,
tỉnh giấc
4
9. Cau bức quá, phành phạch quạt lặng đứng, xòe tay
3
10. Đàn chuối/ Cây chuối
vỗ tay cười, vui, đứng im 3
11. Tre (Bụi tre/
Rặng tre)
chị, chải tóc, tần ngần, gỡ tóc, vẫy 5
12. Cây mía/ Bãi mía
múa gươm, vẫy 1
SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG TN TỪ NGỮ BIỂU THỊ
SỐ LẦN XUẤT
HIỆN 13. Hàng bưởi đu đưa, bế, lũ con đầu tròn trọc
lóc
4
14. Cây dừa (Tàu dừa)
sải tay, bơi, đủng đỉnh, đứng chơi, dang tay, gật đầu, múa reo, dang tay, chiếc lƣợc
7
15. Ngọn m ng tơi nhảy múa 1
16. Cây lá hả hê 1
17. Cánh đồng vui reo 1
18. Thóc mặc áo, thở hí hóp, gài vàng tóc xanh
3
19. Cây lúa (bông lúa, mạ)
mừng vui, phất cờ, cô, bén hang đứng thẳng, hồn nhiên, tiếng cười
8
20. Xoan bé xíu 1
21. B nhìn rơm xúng xính áo tơi, múa, vồn vã, phất tay, chỉ thẳng lên trời
5
22. Quả vàng lặng dâng nỗi nhớ 1
23. Đồng hoang nằm chiêm bao 1
24. Phi lao Reo 1
25. Dặng duối đòi uống sương 1
26. Cỏ gà rung tai 1
HIỆN
TƢỢNG TỰ NHIÊN
1. Gió chị, khoác chiếc áo xanh, giở mình, trăn trở, nói, đuổi nhau, hỏi
8
2. Sấm khanh khách cười 1
3. Nắng mƣa phục kích 1
4. Suối thét lạc giọng, rì rầm 2
5. Sóng cô, reo trên xác giặc, ru 3
6. Bờ sông/ Sông khép lại, nhớ 1
SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG TN TỪ NGỮ BIỂU THỊ
SỐ LẦN XUẤT
HIỆN
7. Lửa hát rằng 1
8. Khói ngổn ngang 1
VẬT THỂ TỰ NHIÊN
1. Trăng ông, nhìn, khoe, nhoẻn miệng cười, thích, nhảy, thập thò, rủ, thở, chơi, đánh đồn, mọc, mắt tròn, soi rõ, chớp mi
38
2. Sao (vì sao, sao đêm)
chạy trốn, lang thang, hát, mải vui 4 3. Trời (đất trời, con
mắt trời)
ông, rửa mặt, mắc áo giáp đen, ra trận, nói, nhô lên, ru, đang xay lúa, nỗi đau của đất, nói, rạo rực, rƣng rung, nóng bỏng
14
4. Mây ghé vào soi gương, lắc đầu, cô mây áo trắng, cô mây áo vàng, cô
6 5. Thần Hạn rùng mình, hoảng sợ, hu hu khóc 3
6. Mặt trời tinh nghịch 1
TỔNG CỘNG
64 sự vật, hiện tƣợng
241 từ ngữ 284 lần xuất hiện
Từ bảng thống kê trên, ta có thể thấy trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
gồm 105 bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa đã đề cập đến 64 sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên. Với 64 sự vật, hiện tƣợng thiên thiên tác giả đã sử dụng 241 từ ngữ với 284 lần xuất hiện. Đây là những con số khá nhiều trong một tập thơ.
Và cũng qua những số liệu khảo sát ở bảng trên, chúng ta thấy có 24 từ ngữ chỉ động vật, 26 từ ngữ chỉ thực vật, 8 từ ngữ chỉ hiện tƣợng tự nhiên và 6 từ ngữ chỉ vật thể tự nhiên tương đương với 24 tên gọi các loại động vật, 26 tên gọi các loài thực vật, 8 tên gọi các hiện tƣợng tự nhiên và 6 tên gọi các vật thể tự nhiên. Đáng chú ý ở các con số tên gọi các loại động vật, thực vật xuất hiện khá nhiều. Cũng cần phải nói ngay rằng, nói có 24 từ ngữ chỉ tên gọi các loài động vật và 26 từ ngữ chỉ tên gọi các loại thực vật ở đây không có nghĩa là có 24 con vật khác nhau và 26 loại thực vật khác nhau
xuất hiện trong thơ Trần Đăng Khoa. Thực chất, ở đây có những con vật đƣợc gọi bằng nhiều cách gọi khác nhau hoặc chúng có nhiều loại. Chẳng hạn mèo thì lúc đƣợc gọi là con mèo, con mèo khoang, v.v…Hay cá thì cũng gồm có rất nhiều loại, nhƣ: con cá mè, con cá rô, con cá ngão, con cá diếc, , v.v… Từ đó, chúng ta có thể thấy, cậu bé 10 tuổi Trần Đăng Khoa đã có một sự tri nhận và hiểu biết to lớn về các loại động, thực vật trong thế giới tự nhiên.
Số lượng các từ ngữ chỉ tên các loài động vật tương đối nhiều (24 từ ngữ) và tần số xuất hiện của các từ ngữ nói về động vật này cũng khá nhiều (143 lần). Nhiều nhất là từ chỉ về các con vật nhƣ: trâu, gà, chó. Đây đều là những loại động vật vô c ng quen thuộc của những cô bé, cậu bé sống nơi đồng quê, chúng xuất hiện nhƣ những người bạn tuổi thơ của tác giả. Còn lại, đa số các từ ngữ khác chỉ xuất hiện 1 lần, như: ve sầu, con đom đóm, v.v… Tương tự như động vật, các từ ngữ chỉ thực vật cũng tương đối nhiều (26 từ ngữ), trong đó chúng ta thấy thế giới thực vật qua góc nhìn của cậu bé Trần Đăng Khoa khá đa dạng, từ các loại cây nông nghiệp nhƣ lúa, ngô, thóc,... thì còn có các loại cây ăn quả như chuối, na, dừa, bưởi, mía,... và cũng không thể thiếu những loại cây gắn liền với cuộc sống làng quê nhƣ cây đa, cây xoan, trầu cau,...
Thế giới trong tâm hồn cậu bé Trần Đăng Khoa còn vô c ng phong phú khi ngoài động, thực vật chúng ta còn thấy các hiện tƣợng tự nhiên và vật thể tự nhiên cũng đƣợc quan sát rất kĩ. Đặc biệt là hình ảnh “Ông Trăng” xuất hiện 38 lần/105 bài thơ, đây có lẽ là một con số khá lớn trong tập thơ này của ông. Không biết từ bao giờ, ánh trắng đã trở thành người bạn thân thiết với tuổi thơ hồn nhiên, mớ ước. Trắng thắp sáng vào những đêm Trung thu phá cỗ, trắng soi chiếu cho các bạn nhỏ trước sân, trăng lung linh in hình chú Cuội để thiếu nhi nghêu ngao hát khúc đồng dao khắp nẻo đường làng. Vì thế ánh trắng đẹp nhiệm màu còn xuất phát từ cái nhìn ngây thơ, trong sáng; từ những kháo khao thơ dại đầu đời của Trần Đăng Khoa.
Trong thơ Trần Đăng Khoa, vầng trăng của tuổi thơ xuất hiện với số lƣợng khá lớn, gắn liền với những kỉ niệm thân thương, êm đềm nơi quê nhà, bên gia đình, làng xóm, bạn b , trường lớp của tác giả trong thời còn nhỏ. Đó là vầng trăng của những ngày thơ bé, gắn với những đêm ngồi học rồi chơi ngoài sân của “em” trong bài thơ Cái sân:
"Em thường rải cái nong Ra góc sân ngồi học Những đêm có trăng mọc Em chơi cho đến khuya"
Đó là vầng trăng sáng ngời soi rõ sân nhà, gắn liền với những đêm trăng của tuổi thơ êm đềm, trong sáng trong bài thơ Trăng sáng sân nhà em:
"Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ Soi rõ sân nhà em".
Đó là vầng trăng rằm tròn vành vạnh, sáng tươi, ngộ nghĩnh đến vui đ a c ng trẻ con của thế giới tuổi thơ thần tiên cổ tích trong bài Trông trăng:
"Đêm nay trăng đang rằm Trăng nhƣ cái mâm con Ai treo ông cao thế Ông nhìn đàn em bé Muốn khoe có mặt tròn (…)
Em chạy nhảy tung tăng Múa hát quanh ông trăng Em nhảy trăng cũng nhảy Mái nhà ƣớt ánh vàng".
Tuổi thơ hồn nhiên có bao nhiêu câu hỏi ngây ngô, khờ dại mà đáng yêu vô c ng. Trong bài thơ Trăng ơi từ đâu đến, Trần Đăng Khoa để cho “em” liên tục tự hỏi
“Trăng ơi… từ đâu đến ?” và tự tìm câu trả lời bằng cách đƣa ra nhiều giả định: Hay từ cánh đồng xa, Hay biển xanh diệu kì, Hay từ một sân chơi, Hay từ lời mẹ ru, Hay từ lời mẹ ru… để rồi rút ra kết luận “Trăng đi khắp mọi miề”n. Qua đó, nhân vật “em”
bày tỏ tình yêu đất nước trong sáng của mình: Trăng ơi có nơi nào / Sáng hơn đất nước em. Đây là một bài thơ rất thành công của Trần Đăng Khoa, một trong những bài thơ thiếu nhi viết về trăng hay nhất với những hình tƣợng vầng trăng thật đẹp:
"Trăng hồng nhƣ quả chín Lơ lửng lên trước nhà Trăng tròn nhƣ mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng bay nhƣ quả bóng
Bạn (*) nào đá lên trời Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân…
Từ xƣa đến nay, chúng ta biết rằng, Trần Đăng Khoa gần gũi với tất cả, vì người đọc luôn tìm thấy hồn quê trong thơ ông. Hồn quê bao giờ cũng tiềm ẩn trong tâm khảm mỗi người Việt Nam. Qua bảng khảo sát trên, càng thấy rõ hơn, trong văn chương Việt Nam, hiếm khi, làng quê, nhất là ở miền Bắc, được miêu tả đầy đủ, kỹ lƣỡng, đa chiều và có hồn đến thế. Mọi thứ xung quanh từ gần đến xa đều lần lƣợt hiện ra trong thơ của cậu bé 10 tuổi. Trong thơ Trần Đăng Khoa, con vật, đồ vật, thiên nhiên hòa vào thế giới con người, chúng tạo thành những bộ phận hữu cơ và bình đẳng với thế giới ấy, trong vũ trụ sinh tồn chung, chỉ có yêu thương và trân trọng. Điều kỳ diệu này trong thơ, đúng là hiếm thấy. Cọc rêu đáy ao, con giun, con dế, con chó, con trâu, hương bưởi, hương nhãn, rặng duối, làn khói, tiếng máy cày, tiếng gà gáy, con bướm vàng, ngõ nhỏ, sông quê, chú bù nhìn rơm, mặt trời, trăng sao… tất thảy là b bạn, là ruột thịt, quây quần, vui buồn, lo lắng, ưu tư, hy vọng… với con người. Hầu hết xuất hiện không chỉ một lần, mỗi lần lại hiện lên với dáng vẻ hoặc tâm tư khác trước và khác biệt. Ví dụ, chú dế m n, khi tự hào về sức mạnh của những anh bộ đội Cụ Hồ thì ở bên Trận địa bỏ không, “dế co càng đạp cỏ xanh/cất cao giọng gáy một mình ri ri”, khi Gửi bạn Chi lê, bày tỏ niềm lạc quan về chiến thắng tất yếu của quân dân Việt Nam đối với cuộc chiến tranh phá hoại hung tàn của đế quốc Mỹ, thì vẫn cứ ung dung vuốt râu ở bờ tre làng… Ông trăng trong đêm “Trông trăng” thật hoạt bát. Lúc đầu, trên cao tít, ông nhìn lũ trẻ dưới đất, cố ý khoe với chúng bộ mặt tròn của mình. Ông nhoẻn miệng cười, khi nhìn thấy xôi, vì ông cũng khoái xôi đó. Lúc trẻ nhảy, trăng cũng nhảy theo. Khi trẻ vào nhà đi ngủ, trăng muốn rủ trẻ đi chơi, nên cứ thập thò ngoài cửa… Mặt trời xem chừng gần gũi con người hơn nữa. Để có m a thu cho họ Khi mùa thu sang, “Mặt trời lặn xuống bờ ao”. Để trêu cậu bé câu cá “mát tay”
(Câu cá), ông lặn xuống đáy ao, đớp mồi ngậm mãi, cậu quyết giật bằng đƣợc, đến mức ngã nhào…
Dưới “con mắt thơ” (chữ của Đỗ Lai Thúy) của cậu bé 8, 9 tuổi ở Điền Trì, Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương, sự hòa đồng và tương tác ấy là nguồn lực, chất kết dính và sức mạnh tồn tại cũng nhƣ phát triển của vũ trụ. Những nguyên lý chung cơ bản của vũ trụ đó là: mọi sinh vật, hữu cơ và vô cơ, ít nhất là động thực vật và con người, đều được quyền sống; tất cả sống chung một cách bình đẳng, không bên nào đƣợc coi rẻ hay xâm phạm tới quyền tồn tại của bên nào hoặc nói chung là của xung quanh; mỗi thực thể đều phải tự trọng và tôn trọng đồng thực thể, mọi thực thể đều
phải biết nhường nhịn nhau và góp phần xây dựng vũ trụ chung lành mạnh và đáng sống; con Người là quý nhất trong vũ trụ. Giá trị này chỉ trọn vẹn chừng nào các tiêu chí nêu trên đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để. Thơ Trần Đăng Khoa tổng kết quy luật muôn thuở ấy.
Vì vậy khi đọc “Góc sân và khoảng trời”, chúng ta sẽ nhƣ lạc vào thế giới thần tiên - Thế giới của một cậu bé nông thôn với biết bao điều kỳ diệu. Ở đó hiện hữu rất nhiều điều bổ ích về thiên nhiên, về đất nước, về con người.