CHƯƠNG 3. ẨN DỤ Ý NIỆM THIÊN NHIÊN LÀ CON NGƯỜI TRONG THƠ THIẾU NHI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
3.1. Ẩn dụ ý niệm THIÊN NHIÊN LÀ NGƯỜI THÂN
Theo bảng thống kê khảo sát 2.3, trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của tác giả Trần Đăng Khoa sử dụng 72 lần các từ xƣng hô để chỉ cho các sự vật, hiện tƣợng tự nhiên.
Ta thấy các đại từ nhân xƣng sử dụng lâm thời để gọi tên thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa có số lƣợng không quá nhiều. Có những từ đƣợc tác giả sử dụng nhiều lần trong một bài thơ hoặc trong nhiều bài thơ.
Khi xuất hiện ở nhiều bài thơ, một đại từ xƣng hô có thể đƣợc dùng để chiếu chỉ những đối tƣợng khác nhau. Chẳng hạn:
Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi, rung râu Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt ...
Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi!…
(Sao không về Vàng ơi?)
Trong bài Sao không về Vàng ơi?, từ mày đƣợc dùng để chiếu chỉ con chó.
Nhƣng trong bài Đánh thức trầu, từ mày lại đƣợc dùng để chiếu chỉ lá trầu.
Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm (Câu hát của bà em)
Đã ngủ rồi hả trầu Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ
(Đánh thức trầu)
Bài thơ Sao không về, Vàng ơi! đƣợc Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi nhà thơ mới là một cậu bé 9 tuổi, học trường làng ở Nam Sách, Hải Dương.
Bài thơ lần đầu đƣợc in trên báo Văn nghệ, ở góc thơ Nhi đồng và đƣợc nhà thơ Phạm Hổ sửa một vài câu. Đó là câu “Chó ơi là chó ơi!” đƣợc sửa thành “Vàng ơi là Vàng ơi!”, tên bài thơ “Mất chó” cũng đƣợc đổi thành “Sao không về, Vàng ơi!”.
Ngay chính Trần Đăng Khoa cũng cho rằng: “Chỉ thay đổi vài chữ thôi, mà bài thơ hay hơn hẳn.” Nhà thơ nói: “câu kết ban đầu của mình Chó ơi là chó ơi! quá là thật thà, nếu không muốn nói là ngây ngô, bởi d bạn có đúng là con chó thật thì kêu nhƣ thế thật không ổn. Khi đƣợc chữa thành Vàng ơi là Vàng ơi, từ một tiếng gọi bình thường đã chuyển thành tiếng khóc và tình cảm của bài thơ cũng được nâng lên rất nhiều.” (23) Chữ “Vàng” đƣợc nhà thơ Phạm Hổ đổi thành chữ hoa, nhƣ một tên riêng, như một người bạn quý giá, chẳng khác gì Vàng đã góp phần khiến bài thơ độc đáo, có hồn hơn bao giờ hết. Ngoài cách gọi bằng tên riêng “Vàng”, bạn nhỏ Trần Đăng Khoa gọi con chó của mình là mày, xưng tao như cách xưng hô giữa những người bạn thân thiết. Cử chỉ, hành động của con chó cũng đƣợc miêu tả nhƣ hành động, cử chỉ của một người bạn thân thiện, nồng nhiệt, vô c ng mừng rỡ, vồn vã khi gặp bạn: bắt tay bạn nhỏ rất chặt, tất bật đƣa bạn nhỏ vào nhà.
Hẳn là khó có thể tìm ra mấy chữ “mày, tao” rất dân dã, đời thường trong các trang văn học viết Việt Nam. Nghịch ngược như Hồ Xuân Hương kia, một người được mệnh danh “bà chúa thơ Nôm” cũng chỉ xƣng “chị”, xƣng “đây”. Bản lĩnh, ngông nghênh như Tú Xương nọ, cũng chỉ đôi ba lần xưng “tớ” (Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn - Chẳng sang Tàu tớ cũng tếch sang Tây). Phải nói rằng chữ “mày” chữ “tao” ấy đã đƣợc d ng thoải mái trong lĩnh vực thơ ca dân gian, nhƣng gần nhƣ là một thứ cấm kị trong thơ ca bác học. Bởi thế mà kiểu xƣng hô “mày, tao” của Trần Đăng Khoa vừa
có cái tươi tắn hồn nhiên, lại vừa như bổ sung thêm một kiểu xưng hô suồng sã, dân dã, đời thường làm cho thơ ca thêm được phần giàu có. Một điều lí thú là người ta quen nghe “lời hay ý đẹp” thành ra không muốn nghe những lời “thô” ở trong thơ.
Làm sao có thể thay 6 chữ “tao” và 4 chữ “mày” ở bài “Đánh thức trầu” mà không làm hỏng mất cái hồn của bài thơ, chí ít là không hỏng mất sự tiếp nối với mạch câu hát dân gian của bà bé Khoa? Ở bài “Sao không về Vàng ơi” Trần Đăng Khoa đã 11 lần xƣng “tao” và 15 lần gọi “mày”. Ngoài ra ở những bài thơ khác:
“Đánh tam cúc”, “Nói với con gà mái”, “Câu cá”, “Nhớ bạn” tác giả cũng sử dụng từ “mày” “tao”.
- Quân này mày đƣợc Quân này tao chui!
Mèo ta phổng mũi
"Ngoao! Ngoao!" một hồi
(Đánh tam cúc)
Đàn con mày xuống ổ ngày nào Lông tơ mịn óng vàng bỡ ngỡ Chun chun những cái mỏ
Rúc ấm lòng mày những đêm trời giông
Mày nhìn tao, đôi cánh xù tung Đập rối loạn nhƣ điên, nhƣ dại Lông bù xù, mỏ sao không chải Có phải tại tao đâu!
(Nói với con gà)
Có lẽ, việc xƣng hô “mày” “tao” với những loài vật, thực vật ấy cho thấy sự nhận thức và tấm lòng của cậu bé Khoa. Cậu coi những loài vật, thực vật ấy nhƣ là một con người, là những người bạn gần gũi thân thiết nên mới có cách xưng hô thân mật như vậy. Bởi lẽ, trong tiếng Việt và trong văn hóa của người Việt
“tao” và “mày” (có nơi gọi là Tau và Mầy hoặc Tau và Mi) là một cặp đại từ nhân xƣng phổ biến trong tiếng Việt Nam, "tao" đại diện cho ngôi thứ nhất và "mày" đại diện cho ngôi thứ hai. Hai đại từ này thường xuất hiện trong ngữ cảnh ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai ngang hàng hoặc ngôi thứ nhất có vai vế cao hơn ngôi thứ hai. Và thường chỉ có 2 trường hợp sử dụng cặp đại từ nhân xưng này, một đó là khi có xung đột, tranh chấp, cãi nhau và hai là khi mối quan hệ đã quá thân thiết. Và đương nhiên trong tất cả các bài thơ của Trần Đăng Khoa có sử dụng cặp đại từ xƣng hô này đều theo
nghĩa thứ 2 là sự thân thiết, gần gũi quá mức khiến người ta có thể tự nhiên xưng hô
“mày” “tao” với nhau.
Quả là một kiểu xƣng hô độc đáo. Nhƣng rõ ràng không phải lúc nào Trần Đăng Khoa cũng cứ “mày tao”. Khi bé Khoa lớn dần, khôn dần thì cái kiểu “mày tao” đó cũng dần dần rời bỏ thi nhân. Bài thơ “Câu cá” có thể xem như một bước chuyển tiếp trong cách xƣng hô đó. Trần Đăng Khoa gọi cá là “chúng mày” nhƣng lại không xƣng
“tao” nữa, mà xƣng “ta”:
Cá cá chúng mày ơi Dù con to con nhỏ Nếu chạm vào mồi TA Đều nằm khoèo trong giỏ
Với những bài thơ đã in, có lẽ bài “Nhớ bạn” viết vào m a h năm 1972 là bài thơ cuối c ng nhà thơ - chú bé họ Trần còn xƣng “mày, tao”. Cũng liền trong năm ấy, ở bài thơ “Bến đò”, chú bé Khoa thường xưng em, xưng cháu và rất nhiều lần xưng tao nhƣ đã dẫn ở trên, lần đầu tiên xƣng TA, một chữ TA trọn vẹn (không phải TA với Chúng mày nhƣ trong bài “Câu cá”). Chữ TA vừa kiêu hãnh lại vừa xót xa. Chữ TA thể hiện sự lớn khôn nhƣng vĩnh viễn mất đi phần thơ ngây quí giá:
TA thèm nhìn những kỉ niệm ấu thơ ...
Gió thổi cồn cào mặt nước
Mất một nỗi gì không thể tìm lại đƣợc TA đi lòng vẫn ở nơi đây
Ai cũng chỉ có một lần Cái thuở thơ ngây 1972
Trần Đăng Khoa là người rất yêu thiên nhiên. Điều này thể hiện ở việc nhà thơ luôn có thái độ thân mật, gần gũi với thiên nhiên, coi thiên nhiên như là người bạn cũng nhƣ luôn trân trọng những gì thuộc về thiên nhiên. Vì coi thiên nhiên nhƣ là người bạn, tức cũng là con người, cho nên Trần Đăng Khoa đã d ng rất nhiều các từ ngữ vốn thường d ng chỉ người để gọi các sự vật, thực thể hay hiện tượng thiên nhiên. Ngoài việc sử dụng các đại từ xƣng hô, ta còn thấy tác giả Trần Đăng Khoa sử dụng những danh từ thân tộc nhƣ: ông, cô, chị,... trong tập thơ của mình.
Chẳng hạn:
Chẳng vui cũng nhảy Là chú cào cào Đêm ngồi đếm sao Là ông cóc tía Ríu ran cành khế Là cậu chích chòe Hay mua xập xòe Là cô chim trĩ
(Kể cho bé nghe)
Có thể nhận thấy, trong đoạn thơ trên, Trần Đăng Khoa đã d ng các danh từ thân tộc nhƣ chủ, ông,cậu, cô để gọi các con vật cào cào, cóc tía, chích chòe, chim trĩ. Với cách gọi này, Trần Đăng Khoa đã làm cho các con vật sống động hơn, gần gũi hơn với con người.
Cậu Mèo đã dạy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mu Gà cục tác nhƣ điên
Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi (Buổi sáng nhà em)
Tương tự, cậu, mụ, thằng cũng vốn là các danh từ thân tộc được d ng để chỉ con người. Ở đây, Trần Đăng Khoa đã d ng chúng để gọi con m o và con gà. Với cách d ng này, rõ ràng, các con vật đã được ý niệm hóa như là những con người.
Không chỉ gọi các con vật bằng các cách gọi của con người, các loài thực vật, các hiện tƣợng tự nhiên hay các thực thể tự nhiên cũng đƣợc Trần Đăng Khoa sử dụng cách gọi này. Xin được phân tích một số ví dụ dưới đây:
Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bả vai nhau thì thầm Đứng học
(Em kể chuyện này...)
Lúa, tre vốn là loài thực vật vô tri vô giá. Nhưng dưới ngòi bút của mình, Trần Đăng Khoa đã biến chúng trở thành con người bằng cách gọi chúng bằng những từ nhƣ chị, cậu.
Trăng và mặt trời xuất hiện khá nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa. Đây là những thực thể tự nhiên rất gắn bó với con người và mang giá trị biểu tượng cao. Để nhân cách hóa hai đối tượng này, Trần Đăng Khoa thường gọi chúng là bác hay ông.
Điều này thể hiện qua các ví dụ dưới đây:
Bác Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi Có vẻ vui tươi
(Em kể chuyện này...) - Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
(Trăng sáng sân nhà em) - Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé Muốn khoe cải mặt tròn
(Trông trăng)