CHƯƠNG 3. ẨN DỤ Ý NIỆM THIÊN NHIÊN LÀ CON NGƯỜI TRONG THƠ THIẾU NHI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
3.3 Ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT THIÊN NHIÊN LÀ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA CON NGƯỜI
3.3.4. Ẩn dụ ý niệm TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA VẬT THỂ TỰ NHIÊN LÀ TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA CON NGƯỜI
Hình ảnh trăng đƣợc Trần Đăng Khoa nhắc đến rất nhiều trong thơ mình, với ông, trăng đã là một biểu tượng gắn liền với tuổi thơ ấu của mình, đó một người bạn thân thiếtc ng nhà thơ vui chơi, chia sẻ bao điều suy nghĩ. Ngay cả khi ánh trăng đã trở nên thân thiết với mình, Trần Đăng Khoa cũng liên tưởng đến nhiều hình ảnh khác nhau: Trăng ơi... từ đâu đến, Trăng hồng nhƣ quả chín, Trăng tròn nhƣ mắt cá, Trăng bay nhƣ quả bóng, Trăng soi chú bộ đội, Trăng từ đâu... Từ đâu..., Trăng đi khắp mọi miền. Bài thơ là một bài ca về trăng, cũng là lời ca tụng về vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên. Kết hợp này đã cho ta thấy cảm nhận thật đáng yêu của cậu bé Trần Đăng Khoa khi ngắm nhìn trăng, trăng từ đâu đến mà mang theo bao điều diệu kì khiến nhà thơ liên tưởng đến một loạt so sánh độc đáo. Trăng có sắc màu hồng như một trái chín thơm ngon, khiến ta rất muốn được tận hưởng nó. Trong trường liên tưởng đó, trăng bỗng chốc lại trở thành mắt cá luôn tròn vành vạnh chiếu sáng trên trời chẳng bao giờ khuyết thiếu nhƣ cá chẳng bao giờchớp mi, hay trăng nhƣ quả
bóng tròn mà chúng em thường chơi, bị đứa nào đả lên trời. Trăng bỗng trở nên thật gần gũi, giống như những sự vật gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Câu hỏi băn khoăn, trăng từ đâu đến đƣợc lý giải cũng thật đáng yêu: trăng từ cánh rừng xa, biển xanh diệu kì, từ cái sân con, từ đường hành quân hay trong lời mẹ ru. Với ông, trăng không chỉ mang vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên tươi đẹp mà còn là người bạn tâm tình, gắn bó với con người trong cuộc sống và trên mỗi bước đường hành quân. Ở khắp mọi miền của Tổ quốc, trăng đều sáng tỏ ánh trăng lung linh, đẹp sáng. Vận động của trăng là vận động của con người. Thiên nhiên cũng giống con người, cũng có nguồn gốc, cội nguồn.
- Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em...
(Trăng ơi từ đâu đến) - Em dâng cô một vòng hoa:
Cô ơi!
Sông nước gọi tên
Nắng mƣa phục kích, trăng lên đánh đồn Thương cô sóng quyện quanh cồn
Nhát dao giặc giết…
(Em dâng cô một vòng hoa)
Một sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đó là đặc điểm nổi trội của thơ Trần Đăng Khoa. Biệt tài của nhà thơ là ở khả năng hòa nhập, hóa thân vào thế giới tự nhiên. Sự hòa nhập, hóa thân này được tập trung với một cường độ rất cao. Vì thế những ẩn dụ ý niêm là rất phổ biến trong thơ của Trần Đăng Khoa. Tác giả có thể xƣng hô một cách hết sức tự nhiên, hồn nhiên với thế giới tự nhiên:
“Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay Cậu mèo đã dạy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ già cục tác nhƣ điên
Làm thằng gà trống luyêng thuyêng một hồi”
Trần Đăng Khoa tiếp cận, mô tả và thể hiện thế giới tự nhiên giống hệt nhƣ mô tả và tiếp cân thế giới con người. Trong thơ Trần Đăng Khoa thế giới tự nhiên và thế giới con người hòa trộn với nhau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong tập thơ Góc sân và khoảng trời, cậu bé Khoa nhìn và tả sự vật theo tƣ duy của ẩn dụ ý niệm. Gió, mƣa, sấm chớp, ông trời, ông trăng, cái cây, con vật… tất cả đều "giống như người", đều có hồn, đều có thể làm điều xấu hoặc điều tốt, mọi hoạt động trạng thái tính chất của con người để chiếu xạ lên sự vật, hiện tượng tự nhiên.
Qua việc phân tích ẩn dụ ý niệm thiên nhiên là con người trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa, đã làm sáng tỏ đặc điểm thiên nhiên trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Qua sự tương tác giữa miền nguồn (CON NGƯỜI) và miền đích (THIÊN NHIÊN) trong việc hình thành các ẩn dụ ý niệm ở đây đã tạo ra các chuyển đỏi năng động giữa hai phạm tr cảm xúc và lý trí để từ đó tạo ra các tín hiệu thẩm mỹ trong thơ. Những ẩn dụ ý niệm đƣợc phân tích trên là cả quá trình đào sâu và mở rộng độ tinh tế của các trường tri giác trong cách nhận thức thế giới, cụ thể ở tập thơ của Trần Đăng Khoa là thế giới thiên nhiên, cách nhận thức thế giới này của cậu bé Khoa thật chủ động và có tính định hướng thẩm mỹ của con người.