CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ẨN DỤ Ý NIỆM THIÊN NHIÊN TRONG THƠ THIẾU NHI TRẦN ĐĂNG KHOA
2.2. Sự tương ứng về các thuộc tính giữa miền nguồn CON NGƯỜI với miền đích THIÊN NHIÊN trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho nhà thơ, “Góc sân và khoảng trời” ra đời khi Trần Đăng Khoa mới là một cậu bé mười tuổi – Cái tuổi hồn nhiên, vô tƣ và nhạy cảm nhất khi quan sát, tìm hiểu về thế giới xung quanh mình. Ở vào tuổi chƣa hề biết gì đến những đặc điểm ngôn ngữ thơ, tính hàm súc, tính xác... hay bất kì một lý thuyết nào khi nghiên cứu, phê bình thơ, vậy mà Trần Đăng Khoa đã có những câu thơ xuất sắc – những câu thơ có một không hai trong lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam. Những bài thơ hay nhất trong “Góc sân và khoảng trời” cũng là những bài thơ hay nhất trong đời thơ Trần Đăng Khoa.
Có thể nói, qua việc dùng nhiều các từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ của mình, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cho người đọc thấy được toàn cảnh bức tranh muôn màu của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.
Sự phong phú và đa dạng về thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam thể hiện rõ nhất ở việc làng quê có nhiều con vật, nhiều loài thực vật mang đậm dấu ấn của vùng đồng bằng chiêm trũng. Thêm vào đó, thời tiết, khí hậu cũng
mang rõ phong vị của làng quê Việt Nam.
Chính vì vậy, ở phần này, tôi tập trung nghiên cứu phân tích sự tương ứng các thuộc tính giữa miền nguồn CON NGƯỜI với miền đích THIÊN NHIÊN, điều đó được thể hiện trong bảng khảo sát tổng hợp tổng số lần xuất hiện của các từ xƣng hô, từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể , từ ngữ chỉ trạng thái hoạt động, tính chất trong tập thơ của Trần Đăng Khoa. Qua đó để rút ra được sự tương ứng các thuộc tính miền nguồn con người với miền đích thiên nhiên, để dễ dàng phân tích cụ thể ẩn dụ ý niệm tại chương 3.
Bảng 2.3. CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ SỰ TƯƠNG ỨNG VỀ CÁC THUỘC TÍNH GIỮA MIỀN NGUỒN CON NGƯỜI
VỚI MIỀN ĐÍCH THIÊN NHIÊN
THUỘC TÍNH SỐ LẦN XUẤT HIỆN TỪ NGỮ
BIỂU HIỆN
SỐ LƢỢNG TỈ LỆ
Xƣng hô 72 21,2 ông, con, mẹ, cô,
chú, mụ, cậu,...
Bộ phận cơ thể 40 11,8
đầu, tay, răng, mặt, tóc, chòm râu, mũi, mắt, tai, lƣỡi, chân,...
Hoạt động, trạng
thái, tính chất 227 67,0
vui chơi, vẫy, gọi, nhai, cười, giục, múa, mở hội, tỉnh, dậy, thức, mở mắt, đau, chìa ra, vẫy, gọi, nhai, nói, sải tay, nhảy múa, xòe tay,...
Tổng 339 100%
Theo bảng 2.3 đã thống kê, trong thơ Trần Đăng Khoa, từ ngữ xƣng hô dành cho các sự vật hiện tƣợng tự nhiên xuất hiện khá nhiều 72 lần/105 bài thơ, chiếm 21,2%. Nhìn chung, gồm có 2 loại lớn:
- Đại từ nhân xƣng - Danh từ (cụm danh từ)
Dễ dàng nhận thấy những đại từ nhân xƣng xuất hiện nhƣ: tao, mày, mình,...Chẳng hạn:
Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt
(Sao không về Vàng ơi?)
Trong bài Sao không về Vàng ơi?, từ mày đƣợc dùng để chiếu chỉ con chó.
C ng với đó là những danh từ chỉ quan hệ thân tộc đƣợc d ng để làm từ ngữ xƣng hô với các sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên xuất hiện dày đặc trong các bài thơ: cô, ông, chị, chú, cậu, bác (bác giun, chú chim, chú gà, ông trăng v.v…). Tuy nhiên, cùng một từ có thể ở mỗi bài sẽ theo dụng ý của tác giả mà có những số lần xuất hiện khác nhau:
Ví dụ:
Trong bài thơ Con gà liếp nhiếp, từ chú đƣợc sử dụng 4 lần để chỉ con gà.
Trời mƣa lâm thâm làm các chú ƣớt đầu Chú rùng mình, giọt mƣa rơi khỏi cánh Trời mƣa to hơn, sau rồi đâm ra tạnh Chú chẳng giũ long bởi mải bắt giun, sâu Nhƣng nắng to, chú vẫn khô đầu
(Con gà liếp nhiếp) Nhƣng trong bài Tiếng chim kêu, từ chú lại đƣợc dùng để chỉ con chim.
Ví dụ:
Mấy chú rơi xuống rồi Cái cánh đập bồi hồi
(Tiếng chim kêu)
Trong nhiều trường hợp, các từ xưng hô kết hợp trực tiếp với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tƣợng tự nhiên, tạo nên các các cụm danh từ biểu hiện thiên nhiên. Ví dụ:
Chẳng vui cũng nhảy Là chú cào cào Đêm ngồi đếm sao Là ông cóc tía
(Kể cho bé nghe)
Đặc biệt, có bài thơ tác giả sử dụng rất nhiều các cụm danh từ hỗn hợp để chỉ thiên nhiên. Ví dụ:
Ông Trời nổi lửa đằng đông
…
Cậu M o đã dạy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ Gà cục tác nhƣ điên
Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi Cái Na đã tỉnh giấc rồi
…
Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
(Buổi sáng nhà em)
Nhƣ vậy, có thể thấy trong bài Buổi sáng nhà em, có đến 7 cụm danh từ đƣợc sử dụng, bao gồm: Ông Trời, Cậu Mèo, Mụ Gà, thằng Gà Trống, Cái Na, Chị Tre, Nàng Mây.
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể có 40 lần xuất hiện, chiếm 11,8% trong tập thơ. Nhƣ vậy có thể thấy, các từ ngữ chỉ bộ phận có số lƣợng ít hơn các từ xƣng hô và từ ngữ chỉ trạng thái hoạt động, tính chất. Thêm vào đó, tần số xuất hiện của các từ ngữ này cũng không cao. Đa số các từ xuất hiện 1 lần. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì các bộ phận cơ thể là cái chi tiết. Cho nên khi miêu tả, khả năng thể hiện những giá trị tư tưởng của nó ít hơn khi đề cập đến cả một hiện tƣợng cụ thể nói chung.
Ví dụ:
Cây lúa mừng vui phất cờ Dây khoai nảy xanh lá mới Cau xòe tay hứng giọt mƣa rơi Ếch nhái uôm uôm mở hội Cá múa tung tăng...
(Con cò trắng muốt)
Hay:
Bụi tre Tần ngần Gỡ tóc ...
Cây dừa Sải tay Bơi
(Mƣa)
Chiếm phần lớn nhất trong tập thơ của Trần Đăng Khoa đó là các từ ngữ chỉ trạng thái hoạt động, tính chất của sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên, với 227 lần xuất hiện chiếm 67%. Đây là những con số rất lớn trong một tập thơ, chính vì vậy chúng ta thấy rằng sự quan sát của cậu bé 10 tuổi Trần Đăng Khoa là vô c ng phong phú, cũng qua đó cho thấy sự tỉ mỉ và để ý về những điều tuyệt vời xung quanh của cậu bé.
Nhƣ trong bài thơ Mƣa, tác giả đã đề cập đến các hoạt động trạng thái, tính chất của thế giới tự nhiên vô cùng phong phú.
Bài thơ Mƣa đƣợc chàng thi sĩ tí hon này viết năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra vô c ng ác liệt. Từ lúc sắp mƣa đến khi mƣa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mƣa, từ cây cỏ đến những con vật nhƣ chó, gà con, lũ kiến,... đều đƣợc cảm nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh.
Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ, 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ.
Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mƣa đến mƣa rồi, và sau c ng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.
Mở đầu bài thơ nhƣ một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mƣa / sắp mƣa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mƣa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại đƣợc, nhận diện đƣợc tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi... được chú bé nói tới, nhắc tới.
Tác giả đã có những sự liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú khi gán ghép các hoạt động trạng thái, tính chất của con người lên thế giới tự nhiên xuất hiện trong bài thơ. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp
đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường.
Không khí h ng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh h ng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mƣa: Lá khô / Gió cuốn Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ này đều được Trần Đăng Khoa gán ghép lên những hoạt động trạng thái, tính chất của con người khiến chúng trở lên thật sinh động.
Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai nghe/ Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người mẹ hiền đang đu đƣa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa.
Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mƣa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động... đƣợc thể hiện qua các hình ảnh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mƣa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời... Sấm nhƣ một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.
Cảnh trời mƣa đƣợc diễn tả bằng 14 câu thơ. Mƣa rơi trong tiếng gió nhƣ xay lúa. Giọt mƣa lộp bộp Lộp bộp rơi! Trong màn mƣa, đất trời trở nên m trắng nước. Và mưa chéo mặt sân sủi bọt. Bé Khoa đã dàn dựng một hoạt cảnh mưa có cóc, chó và cây lá thật hóm hỉnh:
Cóc nhảy lồm chồm Chó sủa
Cây lá hả hê.
Mưa làm mát dịu trời đất m a h . Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. Cây lá hả hê vui sướng đón cơn mưa. Ở đây mưa là nguồn gốc sự sống, mưa là niềm vui đợi chờ. Cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xƣa nay:
Bố em đi cày về Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mƣa...
Mọi thứ của vũ trụ nhƣ sấm chớp, mƣa đều đội trên đầu bố em. Một cậu bé chỉ mới 9 tuổi những đã thể hiện trên dòng thờ không chỉ cực tả sự vất vả dãi nắng dầm mưa của bố em, của người dân cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sau vần thơ đó chắc chắn là lòng biết ơn, kính yêu của Khoa.
Hay chúng ta còn bắt gặp những từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái , tính chất trong các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa nhƣ:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lƣợc chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rƣợu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trƣa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh nhƣ là đứng chơi
Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mội người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhƣng khi vào thơ Trần Đăng Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngộ nghĩnh và thân thương làm sao.
Thêm vào đó là tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, ông đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo. Từ những bộ phận ấy, cây dừa hoạt động như một con người trong tâm thức cậu bé với các động tác “dang tay” “gật đầu”. Là một người yêu thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã dành nhiều thời gian để ngắm nhìn và
tận hưởng vẻ đẹp của cảnh vật trong mọi khoảnh khắc – ngày đêm. Về đêm, cây dừa mang vẻ đẹp lung linh rực rỡ còn ban ngày, cây dừa lại hiện lên nhƣ một cô gái đang thướt tha dịu dàng chải tóc “Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”.
Ngôn ngữ thơ Trần Đăng Khoa đạt đƣợc những thành công vƣợt bậc trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Cũng qua tập thơ này, chúng ta có thể liệt kê đƣợc khoảng 100 từ láy khác nhau, trong đó có những từ đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong những dòng cảm xúc khác nhau để nói về các bộ phận hay các trạng thái hoạt động của các sự vật, hiện tƣợng tự nhiên. Những từ láy xuất hiện trong tập thơ chỉ hình thái, tính chất, cách vận động của thiên nhiên, sự vật, con người cũng có những từ láy diễn tả trạng thái tâm lí, cảm xúc, cảm giác của con người, sự vật và hiện tương trong tự nhiên.
Việc sử dụng thuần thục các từ láy cho thấy Trần Đăng Khoa có một vốn từ vô c ng phong phú, chính nguồn vốn này đã góp phần giúp nhà thơ thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình một cách thành công.
Ví dụ:
Dưới bóng đa, con trâu Thong thả nhai hương lúa Đủng đỉnh đàn bò về Lông hồng nhƣ đốm lửa
(Cây đa) Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng Trên đồng cỏ
(Con bướm vàng) Hay trong bài thơ “Trong sương sớm”:
Cổng làng ồng ềnh mây nổi Bốn bề sương khói ngổn ngang Trâu quên đôi sừng lấm đất
Tưởng mình lững thững lên Trăng
(Trong sương sớm)
Tóm lại, qua số liệu thống kê ở bảng 2.3, ta nhận thấy có sự tương ứng giữa miền nguồn CON NGƯỜI với miền đích THIÊN NHIÊN biểu hiện qua đa dạng các
loại từ ngữ nhƣ từ xƣng hô, từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể, từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái, tính chất. Đây chính là cơ sở giúp xác lập mô hình cấu trúc ẩn dụ ý niệm thiên nhiên trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.
2.3. Mô hình cấu trúc ẩn dụ ý niệm thiên nhiên trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,…).
Đời sống của mọi sinh vật nói chung và của con người nói riêng luôn gắn liền với thiên nhiên. Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên là một điều hiển hiện có thể thấy được ngay trong đời sống thường ngày. Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên.
Có lẽ chính vì vậy, mà cậu bé Trần Đăng Khoa khi đó mới 10 tuổi đã có những trải nghiệm thật thú vị khi hòa mình vào cuộc sống làng quê yên bình và cũng chính vì thế đã tạo điều kiện để ông có cuộc sống càng gần gũi hơn với thiên nhiên.
Đọc Góc sân và Khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; còn sự vật thì hầu nhƣ tất cả đều đã đƣợc nhân cách hóa, trở thành những bạn b thân thiết, không thể xa rời, và điều đặc biệt là tất cả đều nằm trong tầm nhìn của tác giả, tầm nhìn của đôi mắt trẻ thơ.
Đó là con bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu... và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ nhƣ trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười thích thú khi nhìn thấy chuối, thấy xôi; và thú vị nhất là cũng biết thập thò ngoài cửa khi rủ bạn đi chơi.
Có lẽ chính từ những trải nghiệm của tuổi thơ đó đã khiến cho thơ ông tràn đầy những ẩn dụ ý niệm về thiên nhiên. Ở phần này, tôi tập trung nghiên cứu mô hình cấu trúc ẩn dụ ý niệm thiên nhiên trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.