CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ẨN DỤ Ý NIỆM THIÊN NHIÊN TRONG THƠ THIẾU NHI TRẦN ĐĂNG KHOA
2.1. Các hình thức ngôn ngữ biểu đạt thiên nhiên trong thơ thiếu nhi Trần Đăng
2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ biểu thị thiên nhiên trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
Qua việc tìm hiểu các bài thơ trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, tôi thấy các từ ngữ thiên nhiên đƣợc tác giả sử dụng cho các sự vật, hiện tƣợng tự nhiên tập trung vào các loại từ xƣng hô, từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể, từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất. Cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2. CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠT THIÊN NHIÊN TRONG THƠ THIẾU NHI TRẦN ĐĂNG KHOA
SỰ VẬT, HIỆN TƢỢNG
TN
CÁC LOẠI TỪ NGỮ
SỐ TỪ NGỮ SỐ LẦN XUẤT HIỆN
TỪ NGỮ BIỂU THỊ
SỐ
LƢỢNG TỈ LỆ
%
SỐ
LƢỢNG TỈ LỆ
% ĐỘNG
VẬT Từ xƣng hô 8 47,1% 19 26,4% ông, con, mẹ, cô, chú, mụ, cậu,...
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
14 51,9% 17 42,5% đầu, tay, răng, mặt, tóc, chòm râu, mũi, mắt, tai, lƣỡi, chân,...
Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái
74 36,3% 88 38,8% vui chơi, vẫy, gọi, nhai, cười, giục, múa, mở hội,...
THỰC
VẬT Từ xƣng hô 4 23,5% 12 16,7% tao, mày, chị, cô Từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể
7 26% 16 40% răng, râu, mắt, tay, tóc, đầu, tai
Từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất
68 32,9% 74 32,6% tỉnh, dậy, thức, mở mắt, đau, chìa ra, vẫy, gọi, nhai, nói, sải tay, nhảy múa, xòe tay,...
SỰ VẬT, HIỆN TƢỢNG
TN
CÁC LOẠI TỪ NGỮ
SỐ TỪ NGỮ SỐ LẦN XUẤT HIỆN
TỪ NGỮ BIỂU THỊ
SỐ
LƢỢNG TỈ LỆ
%
SỐ
LƢỢNG TỈ LỆ
% HIỆN
TƢỢNG TỰ NHIÊN
Từ xƣng hô 2 11,8% 2 2,8% chị, cô Từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể
2 7,4% 2 5% Mình, xác giặc
Từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất
14 6,8% 14 6,2% thở, giở mình, nói, phục kích, hỏi, cười, đuổi nhau
VẬT THỂ TỰ
NHIÊN
Từ xƣng hô 3 17,6% 39 54,2% ông, cô, chị Từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể
4 14,8% 5 12,5% Miệng, đầu, mặt, mi
Từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất
48 23,2% 51 22,5% nhoẻn miệng cười, nhảy, thập thò, nhìn, chạy trốn, lang thang, hát,...
Nhìn vào bảng 2.2 trên ta thấy:
Các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tƣợng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa gồm ba loại:
- Từ xƣng hô;
- Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể.
- Từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái, tính chất.
Về từ xƣng hô, chúng ta thấy số lƣợng từ xƣng hô ít nhƣng có sự xuất hiện khá nhiều 72 lần/105 bài thơ, đặc biệt là ở vật thể tự nhiên tuy chỉ có 3 từ ngữ xƣng hô nhƣng xuất hiện 39 lần trong tập thơ.
Chẳng hạn trong bài thơ Trông trăng, đã có 6 lần xuất hiện từ “ông”:
Đêm nay trăng đang rằm Trăng nhƣ cái mâm con Ai treo ông cao thế Ông nhìn đàn em bé Muốn khoe có mặt tròn
Dưới sân em trông trăng Có quả thị thơm lừng Nải chuối tiêu thơm mát Ông trăng nhìn thấy xôi Là ông nhoẻn miệng cười Áng chừng ông thích lắm Trăng nở vàng nhƣ xôi
Em chạy nhảy tung tăng Múa hát quanh ông trăng Em nhảy, trăng cũng nhảy Mái nhà ƣớt ánh vàng
Hay trong bài Giông Bão, các từ “cô” “chị” đã đƣợc tác giả Trần Đăng Khoa sử dụng lặp đi lặp lại tạo sự gần gữi với các vật thể và hiện tƣợng tự nhiên.
Cua bay suốt một ngày Một đêm
Đến nhà cô Mây áo trắng Đến nhà cô Mây áo vàng - Ơi dân làng
Dân làng đi đâu đó?
- Chúng tôi đi
Đánh gãy xương Thần Hạn!
Hai cô lắc đầu:
- Nó có cái vòi ác lắm Không đánh đƣợc đâu!
Cua lại bay Một đêm Một ngày sau Đến nhà chị Gió
Chị khoác chiếc áo xanh Gùi nước đeo trĩu cổ - Ơi dân làng đi đâu?
- Đi phanh thây Thần Hạn!
Chị Gió nghiêng đầu:
- Nó vẫy vùng đôi cánh Không đánh đƣợc đâu!
Về từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể và trạng thái hoạt động, tính chất, nhiều nhất phải kể đến ở động vật, đặc biệt là từ ngữ chỉ trạng thái hoạt động của động vật. chiếm số lƣợng nhiều với 74 từ ngữ và 88 lần xuất hiện trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
của Trần Đăng Khoa.
Chẳng hạn:
Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậ , kiến Càng nặng vai
Đám ma đƣa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà Kiến Đen uống rƣợu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...
(Đám ma bác Giun)
Đám Ma Bác Giun là một thi phẩm nổi bật cho phong cách thơ của Trần Đăng Khoa
Trong bài thơ, chúng ta thấy thế giới của những chú kiến trở lên sống động hơn khi tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái nhƣ: đào đất, cầm hương, khóc than, đốt đuốc, chống gậy, uống rượu,... Đây đều là các hoạt động, trạng thái của con người được tác giả Trần Đăng Khoa tài tình gán ghép lên thế giới của các loài vật.
Hay:
Hay nói ầm Là con vịt bầu Hay hỏi đ u đ u
Là con chó vện
Hay chăng d điện Là con nhện con
Ăn no quay tròn Là cối xay lúa Mồm thở ra gió Là cái quạt hòm Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy Chẳng vui cũng nhả
Là chú cào cào Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía Ríu ran cành khế Là cậu chích choè Hay m a xập xo Là cô chim trĩ...
(Kể cho bé nghe)
Kể cho bé nghe là một bài thơ hay, vui nhộn giúp các thiếu nhi dễ dàng nhận biết đƣợc về những con vật xung quanh mình. Ở bài thơ này, các hình ảnh và tiếng kêu hay âm thanh của các hình ảnh đƣợc hiện ra rất rõ nét. Đây là một bức tranh của một v ng quê nhộn nhịp và đầy những cảm xúc thân quen. Nói một các khác là những hình ảnh quen thuộc này nó tồn tại xung quanh tiềm thức của tác giả cũng nhƣ là sự gắn bó của nó với tác giả trong tuổi thơ. Thông qua các hình ảnh quen thuộc đó, trong tiềm thức của tác giả rất phong phú bởi vì từ nhỏ ông đã tiếp xúc gần gủi với nó rất nhiều.
Các hình ảnh này đi sâu vào tiềm thức của ông, nó làm ảnh hưởng đến tâm trí của ông.
Và ông vẽ lên bức tranh nhƣ vậy để đƣa các em nhỏ về với thực tại, về với cuộc sống giản dị gần gũi với thiên nhiên với cội nguồn của đất nước hơn.
Để làm đƣợc điều đó, ngoài việc thông qua những hình ảnh mang đầy ý nghĩa tuổi thơ, làm cho ông gợi nhớ về về hương, ông còn sử dụng hoạt loạt các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người để gán ghép lên các loại động vật như: nói ầm ĩ, hỏi đâu đâu, chăng dây điện, nấu cơm, vui, nhảy, múa xập xòe,.... điều đó giúp đến
gần hơn tri thức của các em thiếu nhi. Điều này chứng tỏ, từ rất nhỏ ông đã yêu thích những gì gần gủi thân thiện với ông và cong chứng tỏ đƣợc tình yêu của ông dành cho quê hương đất nước.Và ông muốn đưa những tình cảm đó giúp cho các bé hòa lẫn với cuộc sống bình thường giản dị mà lại gần gủi thiên nhiên, khơi dậy được tình yêu quê hương đất nước cho các bé ngay từ nhỏ. Đó là tâm niệm cũng như ước mơ của ông.
Các từ ngữ chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa có số lƣợng không nhiều (7 từ ngữ), vì thế tần số xuất hiện của các từ ngữ này cũng không nhiều (18 lần). Thêm vào đó, tần số xuất hiện của chúng cũng không đồng đều. Có những từ đƣợc tác giả sử dụng nhiều lần ngay trong một bài thơ hoặc xuất hiện trong nhiều bài thơ. Nhƣng cũng có những từ ngữ chỉ xuất hiện 1 lần. Chẳng hạn:
Trong bài Mƣa, từ mƣa đã xuất hiện 7 lần, nhƣng trong bài Nghe thầy đọc thơ, từ mƣa chỉ xuất hiện 1 lần.
Xét về mặt ý nghĩa, các từ ngữ chỉ hiện tƣợng tự nhiên xuất hiện trong thơ Trần Đăng Khoa tương đối đa dạng. Nó dường như bao quát được hết tất cả các hiện tượng thiên nhiên có trong cuộc sống hàng ngày, từ mƣa, gió, sấm, chớp, bão, nắng,...
Ví dụ:
Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mƣa giữa trời
(Nghe thầy đọc thơ) Nghe hàng chuối vườn em
Gió trở mình trăn trở
(Nửa đêm tỉnh giấc) Bố em đi làm về
Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mƣa
(Mƣa)
Trong thơ Trần Đăng Khoa, có những bài thơ xuất hiện rất nhiều các từ ngữ chỉ các hiện tƣợng tự nhiên khác nhau.
Ví dụ:
Nắng bập bình cửa sổ Mây bồng bềnh về đâu Em ngồi trên dông bão
Áo bạc màu nắng gió Ngang trời - nhƣ nổi sóng Nhà máy nào vừa dựng Khói bay trắng một miền
(Đi tàu hỏa)
Có thể nhận thấy, bài thơ Đi tàu hỏa trong ví dụ (4) đề cập đến 4 hiện tƣợng tự nhiên. Đó là nắng, dông bão, nắng gió, sóng.
Sự xuất hiện nhiều hay ít các từ ngữ chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nội dung tư tưởng mà tác phẩm cần thể hiện.
Tập thơ có 13 từ ngữ chỉ vật thể tự nhiên, trong đó có 55 từ ngữ chỉ từ xƣng hô, bộ phận của vật thể tự nhiên và trạng thái, hoạt động của vật thể tự nhiên. Với 55 từ ngữ ấy đã có tần số xuất hiện tương đối nhiều 95 lần /105 bài thơ.
Có những vật thể tự nhiên xuất hiện khá nhiều trong tập thơ của Trần Đăng Khoa, điển hình nhất là Trăng (38/95 lần):
Ví dụ:
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng nhƣ quả chín Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn nhƣ mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân
Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em...
(Trăng ơi…từ đâu đến?)
Ở ví dụ trên, bài thơ với 24 câu thơ nhƣng từ trăng đƣợc lặp lại đến 12 lần. Việc lặp lại này là có dụng ý nghệ thuật, giúp chuyển tải nội dung mà tác giả muốn thể hiện.
Tóm lại, trong thơ Trần Đăng Khoa, các từ ngữ chỉ thiên nhiên đích thực có số lượng tương đối lớn và với tần số xuất hiện cũng khá cao. Các từ ngữ chỉ thiên nhiên này thuộc về nhiều kiểu loại từ rất phong phú và không thể phủ nhận rằng, chúng đã đem đến những giá trị nhất định trong việc thể hiện ý đồ nội dung và nghệ thuật của tác giả.