Đối với cây lạc, các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ lạc nhân. Chúng tôi đã tiến hành xác định năng suất trung bình và một số yếu tố cấu thành năng suất của 10 giống lạc trong vụ xuân năm 2013, 2014, 2015 tại Thanh Hóa.
Bảng 3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, có sự khác nhau về các yếu tố cấu thành năng suất của 10 giống lạc. Giống L26 có khối lượng 100 quả đạt 183,3g, khối lượng 100 hạt đạt 65,88g, tỷ lệ lạc nhân đạt 73,15%, số quả chắc/cây trung bình 18,75 quả/cây. Giống TB25 có khối lượng 100 quả đạt 186,3g, khối lượng 100 hạt đạt 51,68g, tỷ lệ lạc nhân đạt 78,07%, số quả chắc/cây đạt trung bình 17,69 quả/cây. Một số giống như lạc Lỳ, Sen Lai, L12 có tỷ lệ lạc nhân thấp, số quả chắc/cây ít hơn, trong đó giống lạc Lỳ có các chỉ số thấp
Giống lạc
Khối lượng 100 quả
(g)
Khối lượng 100 hạt
(g)
Tỷ lệ lạc nhân
(%)
Số quả chắc/cây
(quả) Lạc Lỳ 126,0h 2,27 37,36e 1,24 59,04e 2,42 10,14c 2,17
L12 141,1g 2,47 53,58cd 1,35 70,95bc 2,38 11,78c 2,84 Sen Lai 147,4f 1,49 50,60d 1,68 63,58d 2,64 14,00b 1,66 L14 160,3d 5,45 59,40b 2,43 71,74bc 2,38 14,68b 2,30 L23 159,7de 2,33 57,50b 2,25 69,76c 1,68 15,87ab 3,06 L08 171,0c 4,32 65,84a 0,76 71,06bc 0,95 16,32ab 1,85 L19 164,4d 2,54 65,86a 0,57 71,53bc 3,51 14,20b 3,09 L18 179,1ab 4,14 64,66a 2,43 72,32bc 1,87 17,09a 2,49 TB25 186,3a 1,33 51,68cd 1,72 78,07a 2,74 17,69a 3,40 L26 183,3ab 1,09 65,88a 1,35 73,15b 1,21 18,75a 1,27
nhất với khối lượng 100 quả đạt 126,0g, khối lượng 100 hạt đạt 37,36g, tỷ lệ lạc nhân đạt 59,04%, số quả chắc/cây trung bình 10,14 quả/cây. Các giống L08, L14, L18, L19, L23 có các yếu tố cấu thành năng suất ở mức trung bình.
Qua đó, theo số lần ở nhóm có chỉ số từ cao nhất đến thấp nhất có thể xếp số thứ tự các giống nghiên cứu về chỉ số này là: L26 >TB25 > L18 >
L08 > L19 > L23 >L14 > Sen Lai >L12>Lạc Lỳ .
Tiếp sau chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất là năng suất của các giống lạc thí nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành ba vụ trồng lạc tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kết quả được trình bày trong bảng 3.2 sau đây.
3.1.2. Năng suất 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa Bảng 3.2. Năng suất trung bình của 10 giống lạc trồng tại
huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa Giống
lạc
Năng suất quy đổi (tạ/ha) Phân nhóm Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Trung bình
Lạc Lỳ 23,4f 22,0e 23,9d 23,1f 3 L12 24,2ef 23,0d 25,8d 24,3ef 3 Sen Lai 25,9de 24,9d 29,6c 26,8e 3 L14 29,7c 28,3c 30,5bc 29,5d 2 L23 27,8cd 31,4b 31,6bc 30,3d 2 L08 30,5bc 31,1b 31,5bc 31,0c 2 L19 31,8b 31,2b 32,9b 32,0 cd 2 L18 33,1b 32,7b 32,6b 32,8bc 2 TB25 32,5b 32,9b 39,6a 35,0ab 1 L26 35,4a 36,2a 38,5a 36,7a 1
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Dựa vào số liệu năng suất thu được qua các năm và xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích phương sai (theo bảng 1.5, 1.6, 1.7, 1.8 phụ lục), 10 giống lạc được phân nhóm theo từng năm (2013 bảng 1.11, năm 2014 bảng
1.10 và năm 2015 bảng 1.9 phần phụ lục). Dựa vào kết quả phân nhóm qua 3 năm và bảng số liệu 3.2, 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa được phân thành ba nhóm như sau:
Nhóm năng suất cao: L26, TB25.
Nhóm năng suất trung bình: L18, L19, L08, L23, L14.
Nhóm năng suất thấp: Lạc Lỳ, L12, Sen Lai.
Kết quả phân nhóm năng suất cho thấy các giống năng suất cao theo bảng 2.1 đều được xếp vào nhóm năng suất cao hoặc trung bình theo kết quả nghiên cứu và một số giống lạc năng suất thấp khi tiến hành thực nghiệm cũng thuộc nhóm năng suất thấp. So với năng suất ở bảng 2.1 thì năng suất quy đổi của các giống nghiên cứu ở mức chưa cao và đều đạt mức trung bình.
Tuy nhiên trong điều kiện trồng ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, 10 giống nghiên cứu đã thể hiện rõ sự khác biệt về năng suất qua các năm tương ứng với sự khác biệt về một số yếu tố cấu thành năng suất.
Như vậy, có thể có nhận xét rằng số liệu về thứ tự của 10 giống lạc này theo chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất là tương ứng hầu như hoàn toàn với số thứ tự của các giống lạc về chỉ tiêu năng suất của chúng.
23,1 24,3 26,8
29,5 30,3 31 32 32,8 35 36,7
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Năng suất (tạ/ha).
Lạc lỳ L12 S e n la i
L14 L23 L08 L19 L18 TB 25 L26
Các giống lạc nghiên cứu
Hình 3.1. So sánh năng suất trung bình của 10 giống lạc qua 3 năm
Nhóm năng suất thấp Nhóm năng suất trung bình Nhóm năng suất cao
3.1.3. Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Để xác định yếu tố nào có liên quan chặt hơn với năng suất của các giống lạc, chúng tôi đã lập đồ thị tương quan hình 3.2.
y = 4,2774x + 32,896 r = 0,97
0 50 100 150 200
0 10 20 30 40
Năng suất (tạ/ha) Khối lượng 100 quả.. (g)
y = 1,4724x + 12,844 r = 0,70
0 20 40 60 80
0 10 20 30 40
Năng suất (tạ/ha) Khối lượng 100 hạt.. (g)
y = 0,9337x + 41,969 r = 0,78
0 20 40 60 80 100
0 10 20 30 40
Năng suất (tạ/ha) Tỉ lệ lạc nhân. (%)
y = 0,575x - 2,2837 r = 0,95
0 4 8 12 16 20
0 10 20 30 40
Năng suất (tạ/ha)
Số quả chắc/cây
Hình 3.2. Tương quan giữa một số chỉ tiêu cấu thành năng suất với năng suất của 10 giống lạc
Đồ thị tương quan hình 3.2 cho thấy, khối lượng 100 quả có tương quan chặt nhất với năng suất của các giống (r = 0,97), sau đó đến số quả chắc/cây (r = 0,95). Tỷ lệ lạc nhân và khối lượng 100 hạt cũng có tương quan khá chặt với năng suất (r = 0,78 và r = 0,70). Như vậy, các yếu tố như khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ lạc nhân, số quả chắc/cây đều có tương quan với năng suất của 10 giống lạc, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Xuân Sửu (2006) [52] về mối quan hệ giữa năng suất quả và một số chỉ tiêu nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong vụ thu ở Gia Lâm - Hà Nội và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải và cs (2011) [22] đó là các
dòng, giống có tổng số quả trên cây, khối lượng 100 quả lớn, tỷ lệ nhân cao, sinh trưởng, phát triển tốt đều cho năng suất cao ở cả vụ xuân và vụ thu.
Sau khi đã phân loại được các giống năng suất cao và thấp của 10 giống lạc được thực nghiệm trong đề tài, câu hỏi đặt ra là quan hệ di truyền giữa các nhóm năng suất cao thấp khác nhau ra sao? Để sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi sử dụng phương pháp hóa sinh phân tử để nghiên cứu sự đa hình của 10 giống lạc.