3.4. Nghiên cứu hàm lượng khoáng trong lá
3.4.1. Nghiên cứu hàm lượng một số nguyên tố khoáng
Thuật ngữ “nguyên tố khoáng thiết yếu” hay “dinh dưỡng khoáng”
được Arnon và Stout đưa ra một phần đã nói lên được chức năng quan trọng của nó, mỗi một nguyên tố đều có một chức năng chung và riêng biệt mà không nguyên tố nào có thể thay thế được. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo trực tiếp nên các hợp chất hữu cơ cơ bản của chất nguyên sinh, tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất thông qua việc hình thành và khả năng xúc tác của enzym, tạo năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống. Ngoài ra các nguyên tố khoáng còn ảnh hưởng đến tính chất lý hóa của hệ keo nguyên sinh chất (độ nhớt, độ ưa nước, độ phân tán, độ bền…), từ đó ảnh hưởng đến tốc độ và cả chiều hướng của quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sinh lý của thực vật [19].
Ở thực vật nói chung và cây lạc nói riêng, các nguyên tố khoáng có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của các giống, trong đó một số nguyên tố ảnh hưởng lớn đến năng suất là nitơ, phospho, kali, lưu huỳnh, magie, sắt, molypđen. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam hầu hết đều tập trung vào việc xác định hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá mà chưa có những nghiên cứu so sánh hàm lượng các nguyên tố khoáng giữa những giống có năng suất cao và thấp, đặc biệt là trên đối tượng cây lạc. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành xác định hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá
của một số giống lạc có năng suất khác nhau trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem có sự khác biệt hay không.
3.4.1.1. Hàm lượng nitơ
Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng trong cây nên có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây. Khi thiếu nitơ, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp giảm dẫn tới năng suất cây trồng giảm [77].
Kết quả nghiên cứu hàm lượng nitơ trong lá của 10 giống lạc được trình bày trong bảng 3.18.
Bảng 3.18. Hàm lượng nitơ trong lá (% chất khô) Giống
lạc
Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá
(trước ra hoa)
9- 10 lá (chớm hoa)
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào chắc Lạc Lỳ 2,04e 0,08 2,49f 0,03 2,96f 0,03 2,84f 0,01
L12 2,75b 0,02 2,93de 0,03 3,61c 0,03 3,15c 0,06 Sen Lai 2,46cd 0,07 2,65f 0,11 3,04ef 0,08 2,79f 0,04 L14 2,13e 0,12 2,87e 0,11 3,18e 0,03 3,02e 0,04 L23 2,17de 0,06 2,97de 0,01 3,38d 0,12 3,19c 0,05 L08 2,36d 0,05 2,82e 0,01 3,42d 0,03 3,06de 0,04 L19 2,94ab 0,05 3,49b 0,04 4,02a 0,08 3,52b 0,02 L18 2,63bc 0,04 3,06d 0,05 3,74bc 0,03 3,21c 0,01 TB25 2,91ab 0,06 3,28c 0,04 3,87b 0,08 3,13cd 0,02 L26 3,02a 0,05 3,78a 0,09 4,13a 0,04 3,68a 0,02
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Phân tích số liệu bảng 3.18 cho thấy, hàm lượng nitơ trong lá của 10 giống lạc tăng dần từ thời kỳ trước nở hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm xuống khi quả vào chắc. Ở thời kỳ trước ra hoa, hàm lượng nitơ trong lá của giống L26 cao nhất đạt 3,02%, tiếp đến là giống L19 đạt 2,94% và TB25
đạt 2,91%, thấp nhất ở thời kỳ này là giống lạc Lỳ đạt 2,04%. Ở thời kỳ chớm hoa (9-10 lá) giống L26 có hàm lượng nitơ cao nhất đạt 3,78%, tiếp theo là giống L19 đạt 3,49% và giống TB25 đạt 3,28%, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 2,49%, sau đó đến giống Sen Lai đạt 2,65%. Hàm lượng nitơ của các giống tăng dần đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, ở thời kỳ này giống L26 đạt giá trị cao nhất là 4,13%, sau đó đến giống L19 đạt 4,02% và TB25 đạt 3,87%. Trong khi đó giống lạc Lỳ có hàm lượng nitơ trong lá thấp nhất ở thời kỳ này và chỉ đạt 2,96%, tiếp đó là giống Sen Lai đạt 3,04% và giống L14 đạt 3,18%.
Hàm lượng nitơ trong lá của các giống giảm xuống ở thời kỳ quả vào chắc, ở thời kỳ này giống L26 vẫn có hàm lượng nitơ cao nhất đạt 3,68% và thấp nhất là giống Sen Lai đạt 2,79%. Sự giảm hàm lượng nitơ trong lá có liên quan đến sự giảm các hoạt động trao đổi chất khi cây vào thời kỳ già hoá như hoạt động quang hợp, cố định nitơ…
0 1 2 3 4 5
Trước ra hoa
Chớm hoa Hoa rộ - đâm tia
Quả vào chắc
Hàm lượng nitơ trong lá... (%)
Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26
Các giai đoạn nghiên cứu
Hình 3.21. Hàm lượng nitơ trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp
Hình 3.21 cho thấy, có sự liên quan giữa hàm lượng nitơ trong lá với năng suất cây lạc. Giống L26 và TB25 thuộc nhóm năng suất cao có hàm lượng nitơ tương đối cao ở hầu hết các thời kỳ, trong khi đó giống L12, Sen
Các thời kỳ nghiên cứu
Lạc Lỳ
Sen Lai
Lai, lạc Lỳ thuộc nhóm năng suất thấp có hàm lượng nitơ ở mức thấp. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của Reid và York, đó là sự thiếu nitơ ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt lạc và khi bị thiếu nitơ nghiêm trọng, sự phát triển của quả và hạt lạc bị kìm hãm rất mạnh. Các tác giả Huer và Lachover đã nhận thấy một phản ứng dương với nitơ khi được bón phospho, nhưng thấy năng suất bị giảm sút khi nitơ được bón không kèm với kali (theo Nguyễn Danh Đông, 1984) [18].
3.4.1.2. Hàm lượng phospho
Phospho có vai trò quan trọng về nhiều mặt với cây trồng, các hợp chất hữu cơ, các chất có hoạt tính sinh học cao đều được hình thành từ hai quá trình sinh học quan trọng là quang hợp và hô hấp, hai quá trình này đều có sự tham gia của phospho. Cây trồng rất mẫn cảm với phospho, thiếu phospho sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của nông sản [19]. Phospho là thành phần của nhiều chất hữu cơ quan trọng trong tế bào thực vật nên rất cần thiết cho tất cả các loại cây trồng [5], nhưng rõ rệt nhất là với cây họ Đậu, bởi vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, phospho còn thúc đẩy khả năng cố định nitơ của vi sinh vật cộng sinh trong nốt sần cây họ Đậu. Kết quả nghiên cứu hàm lượng phospho trong lá của 10 giống lạc được trình bày trong bảng 3.19.
Phân tích số liệu bảng 3.19 cho thấy, hàm lượng phospho trong lá của 10 giống lạc tăng dần từ thời kỳ trước khi nở hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm xuống khi quả vào chắc. Số liệu trong các thời kỳ nghiên cứu ít thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Ở thời kỳ trước ra hoa giống L26 có hàm lượng phospho cao nhất đạt 0,21%, thấp nhất là các giống lạc Lỳ, L14 và L23 đều đạt 0,14%. Ở thời kỳ chớm hoa, giống L26 có hàm lượng phospho cao nhất đạt 0,25%, sau đó đến giống L19 đạt 0,23%, thấp nhất là giống L14 đạt 0,16%.
Bảng 3.19. Hàm lượng phospho trong lá (% chất khô) Giống
lạc
Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá
(trước ra hoa) 9- 10 lá (chớm hoa)
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào chắc Lạc Lỳ 0,14d 0,01 0,17cd 0,01 0,21b 0,01 0,12c 0,01
L12 0,19ab 0,01 0,20bcd 0,01 0,24ab 0,01 0,14c 0,02 Sen Lai 0,16cd 0,04 0,20bcd 0,01 0,23ab 0,02 0,21ab 0,02 L14 0,14d 0,01 0,16d 0,02 0,25a 0,02 0,20ab 0,01 L23 0,14d 0,02 0,20bcd 0,01 0,21b 0,01 0,20ab 0,02 L08 0,16cd 0,02 0,18bcd 0,01 0,23ab 0,01 0,18b 0,01 L19 0,20ab 0,02 0,23ab 0,05 0,25a 0,03 0,21ab 0,02 L18 0,18bc 0,01 0,22abc 0,02 0,24ab 0,01 0,20ab 0,01 TB25 0,19ab 0,02 0,21abc 0,03 0,24ab 0,02 0,22a 0,01 L26 0,21a 0,02 0,25a 0,03 0,26a 0,01 0,21ab 0,01
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia giống L16 có hàm lượng phospho cao nhất đạt 0,26%, sau đó đến giống L19 và L14 đều đạt 0,25%, giống TB25, L18, L12 đều đạt 0,24%, thấp nhất là giống lạc Lỳ và L23 đều đạt 0,21%. Đến thời kỳ quả vào chắc, hàm lượng phospho ở tất cả các giống đều giảm. Kết quả nghiên cứu hàm lượng P trong lá tương ứng với nghiên cứu của Ried, Reid nhận thấy một sự vận động nhanh chóng P từ các bộ phận lá của cây tới quả đang phát triển ở thời kỳ muộn của chu kỳ sinh trưởng phát triển, đồng thời kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Halbek và cs, Nicholaides và Reid, Prevot và Ollagnier, các tác giả này đều nhận thấy tỷ lệ P bị giảm trong cây lạc khi tuổi cây tăng lên (theo Nguyễn Danh Đông, 1984) [18].
Đồ thị so sánh hàm lượng P của các giống năng suất cao và thấp cho thấy, giống L26 có hàm lượng cao nhất ở thời kỳ trước ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộ- đâm tia, tiếp đến là giống TB25. Trong khi đó giống lạc Lỳ có hàm lượng P trong lá thấp nhất ở tất cả các thời kỳ nghiên cứu.
0 0,1 0,2 0,3
Trước ra hoa
Chớm hoa
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào
H àm lư ợn g ph ot ph o tr on g lá ... ( % ) chắc
Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26
Các giai đoạn nghiên cứu
Hình 3.22. Hàm lượng phospho trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp
Đồ thị cũng cho thấy các giống năng suất thấp có hàm lượng P thấp hơn so với giống năng suất cao, điều này có nghĩa hàm lượng P trong lá là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự khác biệt về năng suất của các giống nghiên cứu.
3.4.1.3. Hàm lượng kali
Kali là nguyên tố khoáng được cây hấp thụ với số lượng lớn [19]. Kali có mặt trong tế bào thực vật quy định các tính chất hóa keo của tế bào chất gây ảnh hưởng đến tất cả các quá trình trao đổi chất trong tế bào. Kali có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước của các keo sinh chất, do đó tăng khả năng chịu hạn, chịu rét của cây [5]. Kali làm tăng cường độ quang hợp, tăng quá trình vận chuyển các hợp chất carbonhyđrat trong cây, làm tăng năng suất cây trồng.
Kết quả nghiên cứu hàm lượng kali trong lá của 10 giống lạc được trình bày trong bảng 3.20.
Các thời kỳ nghiên cứu Hàm lượng phospho trong lá (%)
Lạc Lỳ
Sen Lai
Bảng 3.20. Hàm lượng kali trong lá (% chất khô) Giống
lạc
Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá
(trước ra hoa) 9- 10 lá (chớm hoa)
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào chắc Lạc Lỳ 1,01d 0,05 1,12f 0,01 1,37bc 0,02 1,03d 0,02
L12 1,30a 0,09 1,23e 0,01 1,42abc 0,01 1,03d 0,01 Sen Lai 1,06bcd 0,03 1,14f 0,05 1,33c 0,02 1,11bc 0,02 L14 1,05cd 0,02 1,13f 0,02 1,27d 0,15 1,15b 0,01 L23 1,08bcd 0,02 1,13f 0,01 1,39b 0,02 1,20a 0,02 L08 1,14bc 0,02 1,28d 0,01 1,41abc 0,01 1,19a 0,02 L19 1,17abc 0,02 1,32c 0,06 1,42abc 0,04 1,17ab 0,03 L18 1,19ab 0,03 1,36ab 0,04 1,43ab 0,02 1,21a 0,02 TB25 1,20ab 0,02 1,34bc 0,05 1,42abc 0,01 1,08c 0,02 L26 1,21ab 0,01 1,38a 0,03 1,45a 0,02 1,14b 0,02
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Phân tích số liệu bảng 3.20 cho thấy, hàm lượng kali trong lá của 10 giống lạc tăng dần từ thời kỳ trước khi nở hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm xuống khi quả vào chắc.
Ở thời kỳ trước ra hoa giống L12 có hàm lượng K cao nhất đạt 1,30%, sau đó đến giống TB25 đạt 1,20%, thấp nhất là các giống lạc Lỳ đạt 1,01%. Ở thời kỳ từ 9-10 lá (chớm hoa), giống L26 có hàm lượng K cao nhất đạt 1,38%, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 1,12%. Đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, sự sai khác giữa các giống ít có ý nghĩa thống kê, giống L26 có hàm lượng K cao nhất đạt 1,45%, sau đó đến giống L18 đạt 1,43%, giống TB25, L19, L12 đều đạt 1,42%, thấp nhất là giống L14 đạt 1,27%. Đến thời kỳ quả vào chắc, hàm lượng K ở tất cả các giống đều giảm, kết quả này phù hợp với nghiên của Reid (theo Nguyễn Danh Đông, 1984) [18] về hàm lượng K trong cây, đó là K được vẫn chuyển tới quả đang phát triển làm cho nồng độ K ở thời kỳ sau thấp hơn các thời kỳ trước đó.
0 0,5 1 1,5
Trước ra hoa
Chớm hoa
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào chắc
Hàm lượng kali trong lá... (%)
Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26
Các giai đoạn nghiên cứu
Hình 3.23. Hàm lượng kali trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp
Hàm lượng K của các giống năng suất cao lớn hơn các giống năng suất thấp, đặc biệt là ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, ở thời kỳ này hàm lượng K trong lá của giống L26 cao nhất và đạt 1,45%, trong khi đó giống Sen Lai có hàm lượng K trong lá thấp nhất đạt 1,33%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy hàm lượng K trong lá là chỉ tiêu liên quan với năng suất của các giống lạc và kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Alireza Hosseinzadeh và cs (2012) [72].
Kết quả nghiên cứu hàm lượng N, P, K trong lá phù hợp với những nghiên cứu của Zhou Lu-ying và cs (2007) [101] khi nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón N, P, K đối với các đặc điểm sinh lý, năng suất và tỷ lệ lạc nhân của lạc. Ở công thức bón N, P, K đã làm tăng hàm lượng chất diệp lục và protein hòa tan, cường độ quang hợp nâng cao và các hoạt động của một số enzym qua đó làm tăng năng suất và phẩm chất của lạc.
Các thời kỳ nghiên cứu
Lạc Lỳ
Sen Lai
3.4.1.4. Hàm lượng lưu huỳnh
Cũng như nitơ và phospho, lưu huỳnh là thành phần bắt buộc để xây dựng nên hàng loạt các hợp chất hữu cơ quan trọng của chất nguyên sinh. Lưu huỳnh có vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết trao đổi chất và năng lượng [19]. Lưu huỳnh là một thành phần của các axit amin chủ yếu và kích thích cây ra hoa, kéo dài thời gian ra hoa, thiếu S sẽ cản trở quá trình hình thành diệp lục, cây sinh trưởng kém và ít lá hơn cây bình thường, sự hút S có liên quan với sự hút N và P [18]. Kết quả nghiên cứu hàm lượng S trong lá được trình bày trong bảng 3.21.
Bảng 3.21. Hàm lượng lưu huỳnh trong lá (% chất khô) Giống
lạc
Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá
(trước ra hoa) 9- 10 lá (chớm hoa)
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào chắc Lạc Lỳ 0,140e 0,005 0,159d 0,011 0,225c 0,01 0,176c 0,007
L12 0,212ab 0,003 0,232ab 0,007 0,253abc 0,005 0,193abc 0,006 Sen Lai 0,166de 0,005 0,203c 0,008 0,230bc 0,015 0,119d 0,009 L14 0,197bc 0,013 0,214bc 0,006 0,231bc 0,008 0,182bc 0,001 L23 0,186cd 0,002 0,215bc 0,005 0,248abc 0,016 0,192abc 0,004 L08 0,209ab 0,004 0,235ab 0,006 0,244abc 0,003 0,211a 0,014 L19 0,205b 0,007 0,224abc 0,010 0,250abc 0,003 0,196abc 0,007 L18 0,219ab 0,011 0,239a 0,013 0,257ab 0,007 0,202ab 0,007 TB25 0,227a 0,010 0,245a 0,008 0,256ab 0,007 0,187bc 0,009 L26 0,226a 0,007 0,242a 0,004 0,261a 0,003 0,205a 0,004
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Bảng số liệu 3.21 cho thấy, hàm lượng S trong lá của các giống lạc đều tăng từ thời kỳ trước khi ra hoa (7 lá) đến khi ra hoa rộ-đâm tia. Ở thời kỳ trước ra hoa và chớm hoa giống TB25 có hàm lượng S cao nhất đạt giá trị 0,227% và 0,245%, tuy nhiên ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, hàm lượng S trong lá của giống L26 cao nhất đạt 0,261%, sau đó đến giống L18 đạt 0,257%, thấp
nhất là giống lạc Lỳ đạt 0,225%. Sau thời kỳ này hàm lượng S của các giống đều giảm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Reich về mức lượng S trong lá trong chu kỳ sinh trưởng của cây lạc (theo Nguyễn Danh Đông, 1984) [18], mức lượng S dao động xung quanh 0,20% trong lá ở thời kỳ ra hoa tối đa (từ 6-10 tuần), sau đó mức lượng S tăng lên nhanh chóng và giảm dần khi quả vào chắc.
0 0,1 0,2 0,3
Trước ra hoa
Chớm hoa
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào
Hàm lượng lưu huỳnh trong lá... (%) chắc
Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26
Các giai đoạn nghiên cứu
Hình 3.24. Hàm lượng lưu huỳnh trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp
Đồ thị hình 2.24 so sánh hàm lượng lưu huỳnh trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp cho thấy, hàm lượng S của giống lạc năng suất cao L26 và TB25 ở các thời kỳ đều có giá trị tương đối cao, đặc biệt là giống L26. Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, hàm lượng S của giống L26 là 0,261%, đây là chỉ số cao nhất trong các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống L26 và cao nhất trong các giống nghiên cứu. Trong khi đó, các giống lạc năng suất thấp như lạc Lỳ, L12, Sen Lai có hàm lượng S tương đối thấp ở hầu hết các thời kỳ, đặc biệt là giống lạc Lỳ. Ở thời kỳ ra hoa rộ- đâm tia, hàm lượng S của giống lạc Lỳ đạt 0,225%.
Các thời kỳ nghiên cứu
Lạc Lỳ
Sen Lai
Kết quả nghiên cứu hàm lượng S trong lá phù hợp với nghiên cứu của Alireza Hosseinzadeh và cs (2012) [72], lưu huỳnh là một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây lạc.
3.4.1.5. Hàm lượng magie
Magie tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục, ảnh hưởng đến nhiều quá trình trao đổi chất nhờ khả năng tham gia điều tiết hoạt động của các enzym. Mg tham gia điều tiết nhiều quá trình trao đổi chất trong tế bào, kích thích tăng hiệu lực sử dụng N, P, K của cây, kích thích ra hoa, kết quả sớm, nâng cao chất lượng hạt, nếu thiếu Mg sẽ ảnh hưởng đến lục lạp, sinh tổng hợp diệp lục. Kết quả nghiên cứu hàm lượng Mg trong lá được trình bày trong bảng 3.22.
Bảng 3.22. Hàm lượng magie trong lá (% chất khô) Giống
lạc
Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá
(trước ra hoa)
9- 10 lá (chớm hoa)
Hoa rộ - đâm tia
Quả vào chắc Lạc Lỳ 0,218cd 0,003 0,299ab 0,008 0,307c 0,005 0,270ab 0,03
L12 0,215cd 0,004 0,276b 0,004 0,329ab 0,011 0,292a 0,008 Sen Lai 0,231bc 0,008 0,295ab 0,009 0,319ab 0,005 0,274ab 0,008 L14 0,249ab 0,011 0,296ab 0,012 0,309bc 0,004 0,272ab 0,004 L23 0,268a 0,011 0,309a 0,014 0,314b 0,008 0,271ab 0,005 L08 0,217cd 0,007 0,312a 0,005 0,322ab 0,002 0,274ab 0,003 L19 0,234bc 0,005 0,302a 0,007 0,326ab 0,005 0,263ab 0,004 L18 0,229bc 0,015 0,304a 0,008 0,315ab 0,009 0,283a 0,008 TB25 0,210d 0,001 0,311a 0,006 0,335a 0,004 0,248b 0,009
L26 0,276a 0,005 0,306a 0,007 0,324ab 0,009 0,286a 0,003
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Phân tích số liệu bảng 3.22 cho thấy, hàm lượng Mg trong lá của 10 giống lạc tăng dần từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm xuống khi quả vào chắc. Các số liệu ở các thời kỳ ít có sự sai khác có ý