Nghiên cứu một số chỉ tiêu trao đổi nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (arachis hypogaea l ) có năng suất khác nhau trồng tại thanh hóa (Trang 77 - 89)

3.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của 10 giống lạc

3.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu trao đổi nước

Trong các hoạt động sinh lý liên quan với năng suất cây trồng, trao đổi nước được coi là một trong những chỉ tiêu sinh lý hàng đầu [54]. Hoạt động trao đổi nước trong cây tốt và ổn định có tác dụng làm ổn định và tăng năng suất cây trồng [31]. Trong đời sống thực vật, ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của các giống khác nhau có những biến đổi các hoạt động trao đổi nước cũng rất khác nhau, vì vậy nghiên cứu hoạt động trao đổi nước của các giống lạc có năng suất khác nhau sẽ cho thấy ảnh hưởng của nó đến năng suất của các giống.

3.3.1.1. Hàm lượng nước trong lá

Để hoạt động sống của cơ thể thực vật diễn ra bình thường tế bào cần phải no nước và đạt sự cân bằng về nước, điều này được phản ánh qua hàm lượng nước trong thân và lá. Hàm lượng nước trong lá có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biệt là liên quan tới quá trình thoát hơi nước, quang hợp của cây, qua đó ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.6.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, hàm lượng nước trong lá của các giống lạc giảm từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ quả vào chắc. Một số giống có hàm lượng nước trong lá thấp ở thời kỳ trước ra hoa như Sen Lai đạt 78,04%, lạc Lỳ đạt 80,73%, trong khi đó giống L26 đạt giá trị cao nhất là 85,35%. Ở

thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia hàm lượng nước trong lá của các giống giảm, điều này là do cây chuyển từ giai đoạn phát triển sinh dưỡng sang giai đoạn phát triển sinh sản nên các hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh, các hoạt động này đều liên quan đến hàm lượng nước trong thân và lá, điển hình là quá trình quang hợp và thoát hơi nước. Ở thời kỳ này sự sai khác về hàm lượng nước trong lá của nhóm giống lạc năng suất cao và thấp có ý nghĩa thống kê, các giống L18, L26, TB25 có hàm lượng nước cao nhất, giống Sen Lai có hàm lượng nước thấp nhất và chỉ đạt 76,07%. Thời kỳ quả vào chắc hàm lượng nước giảm mạnh do có liên quan đến sự già hóa của các mô và sự giảm sút các hoạt động trao đổi chất.

Bảng 3.6. Hàm lượng nước trong lá (%)

Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa  0,05.

Dựa vào số liệu bảng 3.6 và hình 3.6 cho thấy các giống năng suất cao L26, TB25 có hàm lượng nước trong lá cao hơn so với các giống năng suất thấp là Sen Lai, lạc Lỳ, L12 ở tất cả các thời kỳ nghiên cứu, thấp nhất là

Giống lạc

Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá

(trước ra hoa) 9-10 lá (chớm hoa)

Hoa rộ đâm tia

Quả vào chắc Lạc Lỳ 80,73bc2,25 78,93cd 2,04 78,74c0,57 74,87cd2,17

L12 82,85ab1,85 80,93bc 1,07 79,45bc1,92 75,45c1,24 Sen Lai 78,04c 1,36 77,21d 1,83 76,07d3,06 72,47d1,05

L14 81,86b 1,29 79,86bcd0,69 79,01bc0,68 76,86bc0,48 L23 83,85ab1,23 81,27ab 2,38 80,41bc1,36 75,36c 1,29 L08 85,32a 1,78 81,35ab 1,95 80,78b 1,47 78,64ab1,28 L19 83,64ab2,14 82,03ab 1,76 81,20ab2,19 78,88ab1,18 L18 84,96a 1,30 82,98a 0,65 82,96a 1,25 80,47a 0,95 TB25 84,53ab1,12 82,46ab 0,91 82,14a1,84 78,22ab1,76 L26 85,35a 2,09 83,85a 2,24 82,03a 1,71 80,58a0,98

giống Sen Lai và cao nhất là giống L26. Điều này cho thấy mối tương quan giữa hàm lượng nước trong lá với năng suất của các giống lạc (hình 3.6).

65 70 75 80 85 90

Trước ra hoa

Chớm hoa

Hoa rộ - đâm tia

Quả vào Hàm lượng nước trong lá (%). chắc

Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26

Các giai đoạn nghiên cứu

Hình 3.6. Hàm lượng nước trong lá của các giống lạc năng suất cao và thấp

3.3.1.2. Cường độ thoát hơi nước của lá

Sự thoát hơi nước ở lá tạo ra động lực trên của quá trình hút nước và làm giảm nhiệt độ của lá giúp cho lá ít bị đốt nóng bởi ánh sáng mặt trời, đặc biệt khi quá trình thoát hơi nước diễn ra, khí khổng mở tạo điều kiện cho khí CO2 dễ khuếch tán vào bên trong và O2 thoát ra bên ngoài giúp cho quá trình quang hợp của cây diễn ra thuận lợi [69]. Đây là cơ sở để tăng sinh khối và là tiền đề để tăng năng suất cây trồng. Sự thoát hơi nước mạnh hay yếu của cây thể hiện qua cường độ thoát hơi nước. Kết quả nghiên cứu cường độ thoát hơi nước ở lá của 10 giống lạc được thể hiện trong bảng 3.7.

Số liệu trong bảng 3.7 cho thấy, cường độ thoát hơi nước ở lá của các giống lạc đạt giá trị thấp ở thời kỳ trước ra hoa và đạt cực đại ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, sau đó cường độ thoát hơi nước giảm xuống khi quả vào chắc.

Thời kỳ trước khi ra hoa, giống TB25 có cường độ thoát hơi nước cao nhất Các thời kỳ nghiên cứu

Lạc Lỳ

Sen Lai

đạt 8,85mmol/m2 /s, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 4,21mmol/m2 /s. Bước sang thời kỳ chớm hoa giống L26 đạt giá trị cao nhất là 10,21mmol/m2 /s, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 7,02mmol/m2 /s.

Bảng 3.7. Cường độ thoát hơi nước của lá (mmol/m2 /s)

Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa  0,05.

Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, giống L26 có cường độ thoát hơi nước cao nhất đạt 11,85mmol/m2 /s, sau đó đến giống L18 đạt 11,42mmol/m2/s và giống TB25 đạt 10,31mmol/m2 /s, trong khi một số giống có cường độ thoát hơi nước thấp ở thời kỳ này là giống Sen Lai đạt 6,78mmol/m2 /s lạc Lỳ đạt 8,75mmol/m2 /s. Ở thời kỳ quả vào chắc cường độ thoát hơi nước ở các giống đều giảm xuống, điều này có liên quan đến sự giảm cường độ quang hợp và hàm lượng nước trong lá.

Đồ thị hình 3.7 so sánh cường độ thoát hơi nước của giống lạc năng suất cao và thấp cho thấy, giống L26, TB25 có cường độ thoát hơi nước ở tất cả các thời kỳ nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với các giống L12, Sen Lai, lạc

Giống lạc

Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá

(trước ra hoa)

9-10 lá (chớm hoa)

Hoa rộ - đâm tia

Quả vào chắc Lạc Lỳ 4,21e 0,12 7,02f 0,05 8,75e 0,09 7,45d 0,32

L12 5,30d 0,07 7,52e 0,12 9,03e 0,24 6,36e 0,08 Sen Lai 5,57d 0,41 7,42e 0,23 6,78f 0,17 6,35e 0,13 L14 6,05c 0,05 8,01d 0,24 9,76d 0,35 8,20cd 0,16 L23 6,34c 0,25 8,08d 0,31 10,23c 0,04 8,91bc 0,26 L08 6,45c 0,31 7,67e 0,07 10,09c 0,18 8,59bc 0,24 L19 8,67a 0,23 8,72c 0,05 10,18c 0,06 9,35ab 0,16 L18 7,62b 0,29 9,49b 0,18 11,42b 0,20 8,54bc 0,18 TB25 8,85a 0,07 9,66b 0,16 10,31c 0,08 10,25a 0,17 L26 8,69a 0,21 10,21a 0,12 11,85a 0,13 9,46ab 0,15

Lỳ, sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê. Từ đó có thể rút ra nhận xét rằng, cường độ thoát hơi nước ở các giống lạc năng suất cao luôn cao hơn so với cường độ thoát hơi nước ở các giống lạc năng suất thấp. Như vậy cường độ thoát hơi nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự khác biệt về năng suất của các giống lạc.

0 4 8 12 16

Trước ra hoa

Chớm hoa

Hoa rộ - đâm tia

Quả vào

C ườn g độ th oá t h ơi n ước c ủa lá . 2 ( m m o l/ m /s ) chắc

Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26

Các giai đoạn nghiên cứu

Hình 3.7. Cường độ thoát hơi nước của giống lạc năng suất cao và thấp

3.3.1.3. Độ dẫn (độ mở) khí khổng

Khí khổng là loại tế bào có vai trò quan trọng đối với thực vật. Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện cho khí cacbonic khuếch tán vào bên trong lá cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp [54]. Như vậy mức độ đóng mở (độ dẫn) của khí khổng có liên quan trực tiếp đến sự trao đổi nước ở lá cũng như quá trình quang hợp của cây và do đó có liên quan đến năng suất của cây trồng. Kết quả nghiên cứu về độ dẫn khí khổng của các giống lạc được thể hiện trong bảng 3.8.

Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, độ dẫn khí khổng biến đổi thuận với sự biến đổi của cường độ thoát hơi nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển,

Các thời kỳ nghiên cứu

Lạc Lỳ

Sen Lai

độ dẫn khí khổng của các giống đều tăng từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, sau đó giảm dần khi quả vào chắc. Ở thời kỳ trước ra hoa, độ dẫn khí khổng của giống L26 cao nhất đạt 0,45mol/m2 /s, tiếp đến là giống L19 đạt 0,39mol/m2 /s, giống L14 và TB25 đều đạt 0,36mol/m2 /s, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 0,17mol/m2 /s. Độ dẫn khí khổng của các giống tăng lên ở thời kỳ chớm hoa, ở thời kỳ này giống L26 đạt giá trị cao nhất là 0,56mol/m2 /s, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 0,30mol/m2 /s.

Bảng 3.8. Độ dẫn khí khổng (mol/m2 /s)

Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa  0,05.

Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, giống L18 đạt giá trị cao nhất là 0,69mol/m2 /s, tiếp theo là giống L26 đạt 0,64mol/m2/s và TB25 đạt 0,62mol/m2 /s, thấp nhất là giống sen lai đạt 0,39mol/m2/s. Bước sang thời kỳ quả vào chắc, độ dẫn khí khổng của các giống đều giảm đáng kể, điều này có liên quan đến sự già hoá của lá và có liên quan trực tiếp đến sự giảm cường độ quang hợp và cường độ thoát hơi nước, ở thời kỳ này sự sai khác

Giống lạc

Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá

(trước ra hoa)

9-10 lá (chớm hoa)

Hoa rộ đâm tia

Quả vào chắc Lạc Lỳ 0,17d 0,02 0,30e 0,05 0,47cd 0,03 0,37ab 0,02

L12 0,20cd 0,01 0,32de 0,02 0,52bc 0,02 0,38ab 0,05 Sen Lai 0,19cd 0,05 0,34de 0,03 0,39d 0,03 0,31b 0,05 L14 0,36ab 0,12 0,34de 0,09 0,50bc 0,02 0,34b  0,07 L23 0,28bc 0,02 0,38de 0,05 0,59b  0,02 0,35b  0,11 L08 0,32b  0,06 0,37de 0,10 0,55bc 0,02 0,44ab 0,01 L19 0,39ab 0,09 0,40cd 0,01 0,61ab 0,02 0,49a  0,02 L18 0,35b  0,02 0,47bc 0,02 0,69a  0,02 0,36ab 0,12 TB25 0,36ab 0,08 0,49ab 0,05 0,62ab 0,09 0,40ab 0,05 L26 0,45a 0,05 0,56a 0,02 0,64ab 0,12 0,49a 0,02

giữa nhóm giống lạc năng suất cao và thấp không có ý nghĩa thống kê. Sự khác nhau về độ dẫn khí khổng của các giống cho thấy đây là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá năng suất vì nó liên quan trực tiếp tới cường độ thoát hơi nước và cường độ quang hợp. Tuy nhiên, để thấy được sự khác nhau giữa nhóm giống lạc năng suất cao và thấp chúng tôi đã lập đồ thị so sánh như hình 3.8.

Các giống lạc năng suất cao là L26, TB25 có độ dẫn khí khổng tốt hơn so với nhóm giống lạc năng suất thấp là lạc Lỳ, L12, Sen Lai. Đây là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá năng suất của cây lạc. Kết quả này phù hợp với những dẫn liệu khi lá bị héo, khí khổng đóng lại, quá trình cố định CO2 và tốc độ vận chuyển những sản phẩm quang hợp của cây bị giảm xuống, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng [18].

0 0,2 0,4 0,6 0,8

Trước ra hoa

Chớm hoa Hoa rộ - đâm tia

Quả vào chắc Độ dẫn khí khổng. (mol/m2 /s)

Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26

Các giai đoạn nghiên cứu

Hình 3.8. Độ dẫn khí khổng của giống lạc năng suất cao và thấp

3.3.1.4. Khả năng giữ nước của lá

Khả năng giữ nước của lá cây là một trong những chỉ tiêu đảm bảo sự cân bằng nước trong cây, là đại lượng biểu thị khả năng giữa nước của

Các thời kỳ nghiên cứu

Lạc Lỳ

Sen Lai

nguyên sinh chất tế bào chống lại sự mất nước. Kết quả phân tích khả năng giữ nước của lá được trình bày trong bảng 3.9.

Ở những giống có % lượng nước mất so với lượng nước tổng số càng nhỏ thì khả năng giữ nước càng cao. Bảng số liệu 3.9 cho thấy, khả năng giữ nước của tất cả các giống nghiên cứu đều tăng lên từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và khả năng giữ nước của các giống như TB25, L26 ở các thời kỳ đều tốt hơn so với các giống còn lại, đặc biệt là cao hơn nhiều so với các giống như lạc Lỳ, Sen Lai, L12.

Bảng 3.9. Khả năng giữ nước của lá (% lượng nước mất/lượng nước tổng số)

Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa  0,05.

Ở thời kỳ trước khi ra hoa, % lượng nước bị mất so với lượng nước tổng số của giống lạc Lỳ cao nhất đạt 16,61%, điều này cho thấy giống lạc Lỳ có khả năng giữ nước kém nhất, trong khi đó giống L26 có giá trị là 10,47%

thể hiện khả năng giữ nước tốt nhất. Ở thời kỳ này lượng nước của các giống Giống

lạc

Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá

(trước ra hoa)

9-10 lá (chớm hoa)

Hoa rộ đâm tia

Quả vào chắc Lạc Lỳ 16,61a 0,19 15,72a 0,35 13,09b 0,37 13,34a 0,21

L12 13,55e 0,12 15,03b 0,19 12,77bc 0,11 12,57b 0,05 Sen Lai 15,01c 0,12 15,29b 0,21 14,43a 0,25 13,24a 0,14 L14 16,41a  0,15 14,38c 0,15 12,58c  0,34 11,22d  0,35 L23 14,57d  0,26 12,07e 0,12 11,48f  0,29 11,94c  0,22 L08 15,69b  0,31 14,25c 0,51 11,65ef 0,21 10,98e  0,24 L19 14,28d  0,05 12,52d 0,08 12,03d  0,12 11,55d  0,37 L18 14,42d  0,09 12,72d 0,39 11,97de 0,07 9,75f  0,12 TB25 11,97f 0,25 10,15g 0,23 9,53g 0,17 9,67f 0,15 L26 10,47g 0,41 11,52f 0,35 9,36g 0,14 9,20g 0,32

dễ bị mất đi do khả năng giữ nước kém của các mô non, sau đó khả năng giữ nước của lá tăng dần đến các thời kỳ tiếp theo.

Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia khả năng giữ nước thể hiện sự khác biệt ở hầu hết các giống nghiên cứu, trong đó thể hiện rõ giữa nhóm giống lạc năng suất cao và thấp, lượng nước bị mất so với lượng nước tổng số ở thời kỳ này của giống TB25 là 9,53%, giống L26 là 9,36%, trong khi đó ở giống lạc Lỳ là 13,09% và giống Sen Lai là 14,43%. Như vậy, ở thời kỳ này giống L26 và TB25 có khả năng giữ nước tố hơn hẳn so với giống lạc Lỳ và Sen Lai.

0 4 8 12 16 20

Trước ra hoa

Chớm hoa

Hoa rộ - đâm tia

Quả vào Khả năng giữ nước của lá (%). chắc

Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26

Các giai đoạn nghiên cứu

Hình 3.9. Khả năng giữ nước của lá của các giống lạc năng suất cao và thấp

Hình 3.9 cho thấy khả năng giữ nước của lá thể hiện rõ giữa nhóm giống lạc năng suất cao và năng suất thấp. Giống L26 và TB25 có khả năng giữ nước của lá tốt hơn so với các giống lạc Lỳ, L12, Sen Lai ở tất các các thời kỳ nghiên cứu. Kết quả này cho thấy đây là chỉ tiêu có tương quan chặt tới năng suất của các giống lạc.

Các thời kỳ nghiên cứu Khả năng giữ nước của lá (% lượng nước mất/lượng nước tổng số)

Lạc Lỳ

Sen Lai

3.3.1.5. Khả năng hút nước phục hồi của lá

Khả năng phục hồi sức trương sau khi héo thể hiện khả năng hút nước của lá trong điều kiện thiếu nước. Những giống có lượng nước lá không hút được sau khi héo càng nhỏ thì khả năng hút nước của lá càng cao. Khả năng hút nước của lá liên quan mật thiết với hàm lượng nước trong lá, vốn liên quan với đặc tính hóa lý của tế bào chất và sự cân bằng nước trong cây, do đó ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu khả năng hút nước của lá được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Khả năng hút nước của lá

(% lượng nước lá không hút được sau khi héo so với lượng nước bão hòa của lá)

Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa  0,05.

Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, khả năng hút nước của lá tăng từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm dần khi chuyển sang thời kỳ quả vào chắc. Ở thời kỳ trước ra hoa lượng nước mà lá không hút

Giống lạc

Các thời kỳ nghiên cứu 7 lá

(trước ra hoa)

9-10 lá (chớm hoa)

Hoa rộ đâm tia

Quả vào chắc Lạc Lỳ 6,86b 0,09 6,53a 0,15 6,12a 0,05 5,67c 0,09

L12 7,07b 0,12 6,52a 0,02 5,15c 0,04 5,24d 0,04 Sen Lai 9,23a 0,14 6,34b 0,05 5,26b 0,15 6,95a 0,11 L14 5,78e  0,13 5,73b  0,06 4,85d  0,26 4,49f  0,17 L23 6,62c  0,12 5,08d  0,05 5,21bc 0,07 4,08g  0,09 L08 6,71bc  0,24 5,49c  0,09 4,27f  0,15 5,97b  0,08 L19 5,25g  0,06 5,24d  0,09 5,04c  0,05 5,16d  0,05 L18 5,47f  0,05 5,40c  0,13 5,19bc 0,18 4,79e  0,05 TB25 5,12g 0,03 5,02d 0,03 4,39e 0,13 4,43f 0,10 L26 6,22d 0,05 5,43c 0,11 4,04g 0,08 3,79h 0,02

được sau khi héo của giống Sen Lai lên tới 9,23%, trong khi đó của giống TB25 chỉ là 5,12%.

Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, lá của các giống L26, L08, TB25 có khả năng hút nước tốt hơn so với những giống còn lại, đặc biệt là giống Sen Lai, lạc Lỳ, trong đó % lượng nước lá không hút được sau khi héo của giống L26 là nhỏ nhất và đạt 4,04%, tiếp đến là giống L08 đạt 4,27% và TB25 đạt 4,39%, giống lạc Lỳ có giá trị cao nhất đạt 6,12%. Bước sang thời kỳ quả vào chắc, khả năng hút nước của lá của các giống giảm xuống do cây đã chuyển sang giai đoạn già hoá.

Hình 3.10 cho thấy khả năng hút nước của lá thể hiện rõ giữa nhóm giống lạc năng suất cao và năng suất thấp tương tự như khả năng giữ nước.

Khả năng hút nước của lá ở các giống L26 và TB25 tốt hơn so với các giống lạc Lỳ, L12, Sen Lai. Như vậy khả năng hút nước của lá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất cây lạc.

0 2 4 6 8 10

Trước ra hoa

Chớm hoa

Hoa rộ - đâm tia

Quả vào Khả năng hút nước của lá (%). chắc

Lạc lỳ L12 Sen lai TB25 L26

Các giai đoạn nghiên cứu

Hình 3.10. Khả năng hút nước phục hồi của lá của giống lạc năng suất cao và thấp

Các thời kỳ nghiên cứu Khả năng hút nước của lá (% lượng nước lá không hút được)

Lạc Lỳ

Sen Lai

3.3.1.6. Tương quan giữa một số chỉ tiêu trao đổi nước với năng suất của các giống lạc năng suất cao và thấp

y = 0,3023x + 70,865 r = 0,75

74 76 78 80 82 84

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha)

Hàm lượng nước. trong lá (%)

y = -0,3213x + 21,211 r = 0,87

0 4 8 12 16

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Khả năng giữ nước. của lá (%)

y = -0,1207x + 8,5133 r = 0,93

0 2 4 6 8

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Khả năng hút nước. của lá (%)

y = 0,2342x + 2,4244 r = 0,72

0 4 8 12 16

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha)

Cường độ thoát hơi nước. (mmol/m2 /s) y = 0,0134x + 0,1378

r = 0,80

0 0,2 0,4 0,6 0,8

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Độ dẫn khí khổng.. (mol/m2 /s)

Hình 3.11. Tương quan giữa một số chỉ tiêu trao đổi nước với năng suất của giống lạc năng suất cao và thấp ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia

Khả năng giữ nước của lá (% lượng nước mất)

Khả năng hút nước của lá (% lượng nước lá không hút được)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (arachis hypogaea l ) có năng suất khác nhau trồng tại thanh hóa (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)