Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố khoáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (arachis hypogaea l ) có năng suất khác nhau trồng tại thanh hóa (Trang 123 - 188)

3.4. Nghiên cứu hàm lượng khoáng trong lá

3.4.2. Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố khoáng

Để xác định mối quan hệ giữa hàm lượng khoáng trong lá với năng suất của các giống lạc chúng tôi đã lập đồ thị tương quan hình 3.28.

Đồ thị tương quan hình 3.28 cho thấy hàm lượng một số nguyên tố khoáng có tương quan không giống nhau với năng suất cây lạc, trong đó tương quan chặt nhất là hàm lượng nitơ (r = 0,84), sau đó đến hàm lượng phospho (r = 0,78), hàm lượng lưu huỳnh và hàm lượng magie (r = 0,74), hàm lượng kali (r = 0,62), hàm lượng molypđen (r = 0,56), hàm lượng sắt

(r = 0,25).

Các thời kỳ nghiên cứu

Lạc Lỳ

Sen Lai

y = 0,0684x + 1,5256 r = 0,84

0 2 4 6

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Hàm lượng nitơ . trong lá (%)

y = 0,0023x + 0,1697 r = 0,78

0,1 0,2 0,3 0,4

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Hàm lượng photpho . trong lá (%)

y = 0,0047x + 1,2596 r = 0,62

0,1 0,5 0,9 1,3

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Hàm lượng kali . trong lá (%)

y = 0,0019x + 0,1887 r = 0,74

0,1 0,2 0,3

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Hàm lượng lưu huỳnh . trong lá (%)

y = 0,0019x + 0,1887 r = 0,74

0,1 0,2 0,3 0,4

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Hàm lượng magie . trong lá (%)

y = 0,0001x + 0,0315 r = 0,25

0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Hàm lượng sắt . trong lá (%)

y = 0,0003x + 0,011 r = 0,56

0 0,01 0,02 0,03

0 10 20 30 40

Năng suất (tạ/ha) Hàm lượng molypđen . trong lá (%)

Hình 3.28. Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá với năng suất của các giống lạc năng suất cao và thấp ở

thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia

Các nghiên cứu về thành phần khoáng trong lá phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Lê (1990) [36], khi được bón bổ sung một số nguyên tố khoáng (Mo, Cu, Mn, B), các quá trình sinh lý, hoá sinh như hàm lượng diệp lục, độ cảm quang của diệp lục, cường độ quang hợp, hoạt tính enzym hô hấp hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời năng suất và phẩm chất hạt cũng tốt hơn so với đối chứng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Đình Chính và cs [8], chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô thời kỳ quả mẩy, số lượng nốt sần hữu hiệu, khả năng phân cành có xu hướng tăng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu của hai giống đều đạt cao nhất khi tăng liều lượng phân bón N, P, K.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, qua các vụ xuân năm 2013, 2014, 2015, 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa có sự khác nhau về năng suất, các giống được chia làm 3 nhóm theo năng suất, nhóm năng suất cao gồm L26 và TB25, nhóm năng suất thấp gồm lạc Lỳ, L12, Sen Lai, các giống còn lại thuộc nhóm năng suất trung bình. 10 giống lạc nghiên cứu đều thể hiện sự khác nhau về một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong đó nhóm giống lạc năng suất cao thể hiện một số đặc tính về trao đổi nước (hàm lượng nước trong lá, khả năng hút nước của lá, khả năng giữ nước của lá, cường độ thoát hơi nước, độ dẫn khí khổng), các chỉ số liên quan quang hợp (cường độ quang hợp, khối lượng chất khô tích lũy, chỉ số diện tích lá, hàm lượng diệp lục) và hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá (N, P, K, S, Mg, Fe, Mo) cao hơn so với các giống lạc thuộc nhóm năng suất thấp ở hầu hết các thời kỳ nghiên cứu, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở thời kỳ ra hoa rộ - đâm tia (đây là thời kỳ quyết định chủ yếu đến năng suất cuối cùng của các giống).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Đã đánh giá được năng suất của 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và đã phân thành 3 nhóm là nhóm năng suất cao gồm L26 và TB25, nhóm năng suất trung bình gồm L08, L14, L18, L19, L23 và nhóm năng suất thấp gồm lạc Lỳ, L12, Sen Lai.

2. Đã xác định đa dạng di truyền của 10 giống lạc nghiên cứu, bằng chỉ thị phân tử RAPD đã nghiên cứu mức độ đa hình về phân tử và quan hệ di truyền của 10 giống lạc, chúng khác nhau về di truyền và có nguồn gốc khác nhau. Trên sơ đồ quan hệ di truyền, giống L26 và TB25 có năng suất cao thuộc hai nhánh khác nhau trong khi đó các giống năng suất thấp thuộc cùng một nhánh.

3. Đã đánh giá được một số chỉ tiêu sinh lý của 10 giống như chỉ tiêu trao đổi nước, hoạt động quang hợp. Các giống có năng suất cao có các chỉ tiêu sinh lý cao hơn giống năng suất thấp. Một số chỉ tiêu có mối tương quan chặt với năng suất, đặc biệt là chỉ số diện tích lá (r = 0,99), cường độ quang hợp (r = 0,97), khả năng hút nước của lá (r = 0,93). Một số chỉ tiêu tương quan khá chặt với năng suất là hàm lượng diệp lục (r = 0,89), khả năng giữ nước (r = 0,87), khối lượng chất khô tích lũy (r = 0,85).

4. Những giống năng suất cao có số lượng và khối lượng nốt sần cũng như sự phân bố nốt sần trên rễ phụ (0-10cm) cao hơn những giống năng suất thấp. Sự phân bố nốt sần trên rễ phụ (0-10cm) có tương quan rất chặt với năng suất lạc (r = 0,95 và r = 0,91), cao hơn số lượng và khối lượng nốt sần (r

= 0,76)

5. Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá của các giống có năng suất cao thường cao hơn các giống có năng suất thấp. Hàm lượng nguyên tố khoáng tương quan không giống nhau với năng suất, tương quan chặt nhất là

hàm lượng N (r = 0,84), sau đó đến hàm lượng P (r = 0,78), hàm lượng Mg, S (r = 0,74), hàm lượng K (r = 0,62). Hàm lượng Mo (r = 0,56) và Fe (r = 0,25) tương quan không chặt với năng suất.

Kiến nghị

1. Có thể dựa vào sự khác biệt về một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh như chỉ số diện tích lá, cường độ quang hợp, khả năng hút nước của lá, hàm lượng diệp lục, sự phân bố nốt sần ở rễ phụ, hàm lượng nitơ trong lá… để khảo sát bước đầu trong công tác chọn tạo, khảo nghiệm và đánh giá giống lạc có triển vọng cho năng suất cao.

2. Cần có những khảo nghiệm rộng hơn tại những vùng địa lý, khí hậu khác nhau, nghiên cứu đi sâu hơn nữa về các chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của các giống có năng suất cao cũng như khả năng chống chịu khác nhau.

3. Có thể giới thiệu giống L26 và TB25 để nông dân lựa chọn đưa vào sản xuất ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá hoặc những vùng có điều kiện tương tự.

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Văn Trọng, Nguyễn Như Khanh (2015), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) trồng tại Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học, Đại học sư phạm Hà Nội, số 4, tr. 114-120.

2. Lê Văn Trọng, Vũ Thị Thu Hiền (2015), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu trao đổi nước liên quan đến năng suất của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) trồng tại Thanh Hóa”, Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 19, tr. 40-46.

3. Lê Văn Trọng, Nguyễn Như Khanh, Vũ Thị Thu Hiền (2016), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) năng suất cao và thấp trồng tại Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Nxb Đại học Nông nghiệp, tập 14, số 6, tr. 852-859.

4. Lê Văn Trọng, Nguyễn Như Khanh, Trịnh Thị Hương (2016), “Phân tích đa dạng di truyền của mười giống lạc (Arachis hypogaea L.) trồng tại Thanh Hóa bằng kỹ thuật RAPD”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4, tr. 109-115.

5. Lê Văn Trọng, Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Tấn Lê (2016), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) có năng suất khác nhau trồng tại Thanh Hóa”, Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ hai, Đà Nẵng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 1285-1292.

6. Lê Văn Trọng, Vũ Thị Thu Hiền (2016), “Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) năng suất cao và thấp trồng tại Thanh Hóa”, Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11, tr. 53-59.

7. Lê Văn Trọng (2016), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của 10 giống lạc (Arachis hypogaea L.) trồng tại Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 6(84), tr. 58-68.

8. Lê Văn Trọng, Hà Thị Hương (2016), “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học, Đại học Hồng Đức, số 30(8), tr.

134-144.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Vũ Tiến Bình, Nguyễn Quý Quyết, Vũ Quang Sáng (2014), “Ảnh hưởng của organic 88, molipdatnatri lên hoạt động quang hợp và hình thành năng suất lạc, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11, tr.

41-46.

2. Nguyễn Văn Bộ (2005), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Tiêu chuẩn ngành, 10TCN 449-2001, Viện thổ nhưỡng nông hóa.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Chinh (2005), Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Chinh, Hà Đình Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2010),

“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc đạt năng suất và hiệu quả cao tại Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 34-40.

7. Vũ Đình Chính, Vũ Thị Thu Hiền (2009), “Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trong điều kiện vụ xuân tại Ý Yên - Nam Định”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(5), tr.

563-571.

8. Vũ Đình Chính, Trần Thị Niên (2012), “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trong điều kiện vụ thu đông tại Hoằng Hóa - Thanh Hóa”, Tạp chí khoa học và phát triển, 10(6), tr. 821- 829.

9. Vũ Đình Chính, Đỗ Thành Trung (2010), “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trên đất huyện Việt Yên - Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(3), tr. 367-374.

10. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Đào, Phạm Văn Toản, Gowda C.L.

(2000), Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Đường Hồng Dật (2007), Cây lạc và biện pháp thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất, Nxb Thanh Hóa.

12. Vũ Anh Đào, Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Chu Hoàng Mậu (2010), “Đánh giá sự đa dạng di truyền ở mức phân tử của một số giống đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) địa phương”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 57(9), tr. 85-90.

13. Trương Đích (1999), 265 giống cây trồng mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Phạm Văn Cường (2013), “Quang hợp và tích luỹ chất khô của một số giống cao lương (Sorghum bicolor (L.) Moench) trong điều kiện hạn”, Tạp chí Khoa học Phát triển, 11(8), tr.

1073-1080.

15. Trần Văn Điền, Luân Thị Đẹp, Trần Đình Long (2005), “Nghiên cứu quan hệ tương quan giữa một số tính trạng với năng suất của một số giống đậu tương gieo trồng trong vụ xuân tại tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (Đặc san 35 năm thành lập trường Đại học Nông lâm), tr. 10-13.

16. Nguyễn Văn Đính (2004), “Nghiên cứu khả năng quang hợp và năng suất một số giống khoai tây trồng trên đất Mê Linh - Vĩnh Phúc”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, số 4, tr. 96-99.

17. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005), “So sánh tám giống khoai tây ở điều kiện trung du Vĩnh Phúc về quang hợp và năng suất”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 2, tr. 72-74.

18. Nguyễn Danh Đông (1984), Cây lạc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Hoàng Thị Hà (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà, Nguyễn Hữu Thành (2006), Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Đình Chính, Đinh Thái Hoàng (2010), “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và bước đầu thử khả năng kết hợp của một số dòng, giống lạc ưu tú”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(3). tr. 375-383.

22. Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Đình Chính (2011), “Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân và vụ thu trên đất Gia Lâm, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(5). tr.

697-704.

23. Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Công Điển, Đỗ Thị Hường, Vũ Hồng Quảng, Phạm Văn Cường (2014), “Đặc tính quang hợp, chất khô tích lũy và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ cây khác nhau”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(2), tr. 146-158.

24. Vũ Văn Hiếu, Nông Thị Huệ, Nguyễn Thị Oanh, Ninh Thị Thảo, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Phương Thảo (2015), “Phân tích đa dạng di truyền của các mẫu giống cam sành tại Hà Giang bằng chỉ thị RAPD và ISSR”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số 6: 867-875.

25. Võ Minh Hoàn, Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Tấn Lê (2015), “Nghiên cứu thăm dò năng suất, phẩm chất hạt của năm giống lạc (Arachis

hypogaea L.) trồng trên đất bazan”, Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ hai, Đà Nẵng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 768-783.

26. Đinh Thái Hoàng, Vũ Đình Chính (2011), “Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống lạc TB25 trong vụ xuân tại Gia Lâm - Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và phát triển, 9(6), tr. 892-902.

27. Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2010), “Phân tích sự đa dạng di truyền của 20 giống vừng (Sesamum indicum L.) bằng kỹ thuật RAPD”, Tạp chí Công nghệ sinh học, 8(4), tr. 1847-1853.

28. Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Như Khanh, (2011), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu trao đổi nước liên quan đến tính chịu hạn của 20 giống vừng (Sesamum indicum L.)”, Tạp chí Khoa học tự nhiên và công nghệ ĐHQG Hà Nội, 27(3), tr. 179-189.

29. Võ Thị Mai Hương, Trần Thị Kim Cúc (2012) “Nghiên cứu ảnh hưởng của chitosan oligossacaride lên sinh trưởng và năng suất cây lạc giống lạc L14” Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 73(4), tr. 126-135.

30. Đỗ Thị Hường, Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2013), “Đặc tính quang hợp và tích lũy chất khô của một số dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo”, Tạp chí Khoa học và phát triển, 11(2), tr. 154-160.

31. Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng (2008), Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Văn Đính, Võ Văn Toàn (2012), Giáo trình sinh học phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Lê Văn Khánh, Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh (2015), “Khả năng tích lũy chất khô và vận chuyển hydratcarbon của các dòng lúa khang dân 18 cải tiến”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(4), tr. 534-542.

34. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Lan, Lê Đinh Hải (2009), “So sánh một số dòng, giống lạc và xác định lượng phân bón cho lạc xuân tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(6), tr. 717-722.

36. Nguyễn Tấn Lê (1990) “Tác động của chất ức chế hô hấp ánh sáng và một số nguyên tố vi lượng đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển sinh lý sinh hóa của cây lạc tại Quảng Nam - Đà Nẵng trong vụ đông xuân 1990”, Tạp chí Sinh học 12(3): 27-32.

37. Nguyễn Tấn Lê, Vũ Đình Ngàn (2010) “Nghiên cứu đời sống cây lạc (Arachis hypogea L.) trong điều kiện nóng hạn ở vụ hè tại Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40), tr.117- 124.

38. Trần Đình Long, Hoàng Tuyết Minh (2001), Một số giống cây trồng mới ở Việt Nam (1990 - 2000), Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

39. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong (2013), Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

40. Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Thị Hoa Lan (2005), “Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống lạc trồng (Arachis hypogeae L.), Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1304-1307.

41. Chu Hoàng Mậu, Vũ Thị Thu Thủy, Lê Phương Dung, Ngô Thị Liêm (2007), “Sự đa dạng di truyền phân tử của một số giống lạc (Arachis

hypogaea L.) có khả năng chịu hạn khác nhau”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6, tr. 30-33.

42. Chu Hoàng Mậu (2008), Phương pháp phân tích di truyền hiện đại trong chọn giống cây trồng, Nxb Đại học Thái Nguyên.

43. Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Hoàng Thị Thao, Đỗ Tiến Phát (2010), “Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) bằng kỹ thuật RAPD”. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. 72(10), tr.116-121.

44. Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Đinh Ngọc Hương, Hoàng Văn Mạnh, Lê Đức Huấn (2011), “Sự đa dạng trong hệ gen của một số giống đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) địa phương”. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. 85(09)/2, tr. 3-9.

45. Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Như Khanh (1982), Thực hành sinh lý thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. A.C. Molotov (1966), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb Bông lúa (nguyên bản tiếng Nga).

47. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

48. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Đức Thành, Trần Thùy Linh (2007), “Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 14, tr. 44-48.

49. Đinh Thị Phòng, Ngô Thị Lam Giang (2008), “Phân tích mối quan hệ di truyền của 19 giống đậu tương bằng chỉ thị RAPD”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 6(3), tr. 327-334.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (arachis hypogaea l ) có năng suất khác nhau trồng tại thanh hóa (Trang 123 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)