CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2 Các nghiên cứu trước có liên quan
Nghiên cứu của Usoro và ctg (2007)
Usoro và ctg (2007) đã tiến hành nghiên cứu vai trò sự tin tưởng trong việc chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo toàn cầu thông qua khảo sát 120 đáp viên. Sự tin tưởng được chấp nhận rộng rãi là một điều quan trọng trong quá trình quản lý kiến thức.
Nghiên cứu này nghiên cứu sự tin tưởng dựa trên ba tiêu chí: năng lực, tính toàn vẹn và lòng nhân từ; Usoro và ctg (2007) đã tiến hành khảo sát một cộng đồng ảo toàn cầu để kiểm định các giả thuyết về niềm tin liên quan đến việc chia sẻ kiến thức. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng tất cả ba yếu tố của khía cạnh sự tin tưởng đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo, trong đó niềm tin dựa vào sự nhận thức tính toàn vẹn của sự tin tưởng đã được phát hiện là yếu tố tác động mạnh nhất của hành vi chia sẻ kiến thức. Những phát hiện của nghiên cứu này đã cho thấy các khía cạnh của sự tin tưởng củng cố lẫn nhau; mặc dù về mặt lý thuyết chúng riêng biệt, những khía cạnh này xuất hiện theo kinh nghiệm và không thể tách rời. Sau nghiên cứu, Usoro và ctg (2007) đề nghị rằng để cho việc chia sẻ kiến thức được kích hoạt thì sự tin tưởng phải được tồn tại trong cả ba khía cạnh.
(Nguồn: Usoro và ctg, 2007)
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Usoro và ctg (2007)
Hsu và ctg (2007)
Hsu và ctg (2007) thực hiện nghiên cứu kiểm tra các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo xét trên hai quan điểm môi trường và cá nhân.
Khảo sát này thực hiện dựa trên web, chủ yếu người xem ở Đài Loan, một số ở Trung Quốc và Hong Kong, kết thúc cuộc khảo sát có 768 khách ghé xem trang web nhưng chỉ có 274 bảng khảo sát hoàn chỉnh và được sử dụng để phân tích số liệu trong nghiên
Tính toàn vẹn dựa trên sự tin tưởng
Năng lực dựa trên sự tin tưởng
Lòng nhân từ dựa trên sự tin tưởng
Chia sẻ kiến thức trực tuyến
cứu. Nghiên cứu này tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa sự tin tưởng, tính tự hiệu quả và sự kỳ vọng, và đã đề xuất một lý thuyết nhận thức xã hội (SCT), mô hình nghiên cứu bao gồm: hành vi chi sẻ kiến thức chịu sự tác động bởi: sự tự hiệu quả, kết quả mong đợi trong yếu tố cá nhân; và các khía cạnh của sự tin tưởng thuộc yếu tố môi trường. Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát trực tuyến 768 người nhưng chỉ có 274 bảng câu hỏi là hoàn chỉnh và được dùng để phân tích trong bài.
(Nguồn: Hsu và ctg, 2007) Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hsu và ctg ( 2007)
Kết quả cho thấy các giả thuyết nghiên cứu đều được hỗ trợ trong nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu đã chứng minh rằng yếu tố niềm tin có tác động tích cực đến chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo; bên cạnh đó, tính tự hiệu quả và sự mong đợi của cá nhân cũng có tác động đáng kể đến việc chia sẻ kiến thức .
Cá nhân
Kiến thức tự hiệu quả
Sự kỳ vọng của cá nhân Mối quan hệ kỳ
vọng Môi trường
Tính kinh tế dựa trên sự tin tưởng
Tính thông tin dựa trên sự tin tưởng
Sự nhận dạng dựa trên sự tin tưởng
Hành vi Chia sẻ kiến thức
Nghiên cứu của Sun và ctg (2009)
Sun và ctg (2009) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo: Dựa trên lý thuyết vốn xã hội và phạm vi thói quen cá nhân. Mục đích của nghiên cứu là để phát triển một tích hợp về sự hiểu biết các nhân tố khuyến khích việc chia sẻ kiến thức trong các cộng đồng ảo và tìm hiểu liệu thói quen có tạo ra một sự sẵn sàng trong việc chia sẻ kiến thức hay không. Sun và ctg (2009) đã tích hợp lý thuyết vốn xã hội và phạm vi thói quen cá nhân để xây dựng mô hình kiểm định. Bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát với thang đo likert 5 điểm, với các câu trả lời từ 1 là rất không đồng ý và đến 5 là rất đồng ý. Các số liệu khảo sát được đăng trực tuyến trên mạng Internet từ tháng một đến tháng năm năm 2007 và kết quả là có 227 người được hỏi đã từng chia sẻ kiến thức trên các cộng đồng ảo tại Đài Loan.
(Nguồn: Sun và ctg, 2009)
Vốn quan hệ Sự trao đổi lẫn nhau
Vốn cấu trúc Vị trí trung tâm
Vốn nhận thức
Quyền sử dụng trong lĩnh vực
Tự đánh giá chuyên môn
Động cơ cá nhân
Thích giúp đỡ Danh tiếng
Phạm vi thói quen Thói quen cá nhân
Hành vi chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo (KS)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Sun và ctg (2009)
Mô hình nghiên cứu của Sun và ctg (2009) cụ thể là (1) sự tương tác qua lại, (2) vị trí trung tâm, (3) tự đánh giá chuyên môn, (4) quyền sử dụng lâu hơn trong cùng lĩnh vực, (5)danh tiếng, (6) thích giúp đỡ, (7) thói quen cá nhân, ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) sự tương tác qua lại, (2) vị trí trung tâm, (4) cá nhân có quyền sử dụng lâu hơn trong lĩnh vực, (6) thích giúp đỡ, (7) thói quen cá nhân là có ảnh hưởng tích cực đến việc chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo.
Nghiên cứu của Yu và ctg (2010)
Yu và ctg (2010) đã thực hiện nghiên cứu khám phá ra các yếu tố tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức tự nguyện trong một cộng đồng ảo khảo sát 442 thành viên trong 3 cộng đồng trực tuyến tại Đài Loan. Cụ thể là (1) thích giúp đỡ người khác, (2) văn hóa chia sẻ (thang đo của văn hóa chia sẻ là: sự công bằng, sự nhận dạng thành viên nhóm và sự cởi mở), (3) nhận thức sự hữu dụng/liên quan tác động đến hành vi chia sẻ kiến thức trong các weblog.
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Yu và ctg (2010)
(Nguồn: Yu và ctg, 2010)
HÀNH VI CHIA SẺ KIẾN THỨC THÍCH GIÚP ĐỠ
VĂN HÓA CHIA SẺ
SỰ TRAO ĐỔI LẪN NHAU SỰ CÔNG
BẰNG
SỰ CỞI MỞ
Trong đó: thích giúp đỡ là việc cá nhân giúp đỡ người khác chỉ vì họ thích vậy và giúp không vì mục đích về tiền hoặc danh tiếng. Đối với văn hóa chia sẻ được xác định bị tác động bởi ba yếu tố (sự công bằng: việc được đối xử công bằng trong cộng đồng; sự nhận dạng là thành viên nhóm: mối quan hệ và mục đích chia sẻ của từng nhóm; sự cởi mở: là việc thông tin, kiến thức được trao đổi một cách tự do giữa các cá nhân và các cá nhân luôn sẵn lòng trao đổi với nhay để có thể học hỏi thêm từ những thành viên trong nhóm). Nhận thức được sự hữu dụng/có liên quan là việc cá nhân cảm thấy sự chia sẻ của các thành viên khác trong nhóm đem lại lợi ích cho bản thân và việc nhận được sự giúp đỡ cũng thôi thúc cá nhân đó có động lực để chia sẻ kiến thức của mình với mọi người.
Kết luận của nghiên cứu này là chỉ có hai yếu tố nhận thức về sự công bằng và sự cởi mở thuộc văn hóa chia sẻ cùng với thích giúp đỡ và nhận thức được sự hữu dụng/liên quan có ảnh hưởng đối với việc chia sẻ tri trong các weblog.
Từ những kết quả của nghiên cứu này làm tiền đề cho các nghiên cứu sau phát triển để nghiên cứu hành vi chia sẻ kiến thức thông qua các trang mạng xã hội của Fakeh và ctg (2013) hay chia sẻ kiến thức trong các Facebook Nhóm của Pi và ctg (2013).
Nghiên cứu của Fakeh và ctg (2013)
Dựa trên nghiên cứu của Yu và ctg (2010) Fakeh và ctg (2013) đã đề xuất một mô hình tìm hiểu các yếu tố đóng góp tích cực cho việc chia sẻ kiến thức trên các trang mạng xã hội. Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra những yếu tố khuyến khích việc chia sẻ kiến thức trên các trang mạng xã hội, xác định lý do mọi người chọn sử dụng hoặc tham gia vào các trang mạng xã hội này và để khám phá các loại thông tin được chia sẻ và sử dụng nhiều trên các trang mạng xã hội. Thực hiện khảo sát 160 sinh viên của trường đại học công nghệ Mara Malaysia là những người có tham gia các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Blogger, Myspace, Friendster, hi5 và Tagged để kiểm định mô hình. Fakeh và ctg đề cập tới ba yếu tố chính đó là (1) yếu tố cá nhân/cộng đồng;
(2) yếu tố nội dung; và (3) yếu tố công nghệ có tác động đến quá trình chia sẻ kiến thức trên các trang mạng xã hội.
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Fakeh và ctg và ctg (2013)
(Nguồn: Fakeh và ctg, 2013) Yếu tố cá nhân và cộng đồng là hai yếu tố được lồng vào nhau để có tác động đến việc chia sẻ. Yếu tố nội dung là yếu tố được cung cấp bởi các trang mạng xã hội như:
loại thông tin chia sẻ, sự tương tác. Yếu tố công nghệ là sự liên kết các trang web, là sự chuyển hướng, các công cụ hỗ trợ…
Theo kết quả của nghiên cứu này thì cả ba yếu tố đều có tác động tích cực đến việc chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội. Trong yếu tố cá nhân/cộng đồng thì niềm tin có ảnh hưởng cao nhất và yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất là yếu tố mối quan hệ. Đối với
Yếu tố công nghệ
• Dễ sử dụng
• Chuyển hướng
• Tương tác
• Đường truyền hữu dụng
• Các công cụ hỗ trợ Yếu tố nội dung
• Cởi mở
• Lợi ích
• Danh tiếng
• Chi tiết
• Tính hữu dụng
Yếu tố cá nhân/xã hội
• Tin tưởng
• Văn hóa xã hội
• Công bằng
• Thái độ cá nhân
• Sự thích chia sẻ
• Mối quan hệ
CHIA SẺ KIẾN THỨC
TRÊN MẠNG XÃ
yếu tố nội dung thì yếu tố cởi mở có ảnh hưởng lớn nhất và yếu tố sự hữu dụng là có ảnh hưởng ít nhất nhưng yếu tố nội dung vẫn có ý nghĩa cao đối với việc chia sẻ kiến thức trên mạng vì giá trị trung bình của yếu tố này là 3.77. Yếu tố công nghệ cũng có sự ảnh hưởng tích cực đối với quá trình chia sẻ thông tin, kiến thức trên các trang mạng xã hội, trong yếu tố công nghệ thì tính tương tác có ảnh hưởng nhiều nhất và dễ sử dụng có ảnh hưởng ít nhất với mức giá trị trung bình 3,68.
Ngoài ra nghiên cứu này còn chỉ ra được loại thông tin nào được chia sẻ nhiều nhất trên các trang mạng xã hội. Theo kết quả của nghiên cứu này thì các vấn đề thời sự đang được bàn tán ở hiện tại bao gồm các sự kiện, các tin tức xảy ra trong các tổ chức, trong nước và các thông tin về xã hội của các nước.
Nghiên cứu của Fakeh và ctg đã bổ sung thêm vào yếu tố công nghệ có tác động đến việc chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội so với nghiên cứu của Yu vào ctg (2010), những người tham gia vào các mạng xã hội cảm nhận thấy có điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ như có các công cụ để hỗ trợ, đường truyền tới những nguồn thông tin thuận tiện, dễ sử dụng, tương tác trao đổi dễ dàng giữa các thành viên…khuyến khích họ hơn trong việc chia sẻ thông tin kiến thức, kinh nghiệm của mình cho các thành viên khác trong cộng đồng.
Nghiên cứu của Pi và ctg (2013)
Pi và ctg (2013) điều tra các yếu tố khuyến khích đến ý định chia sẻ kiến thức của các thành viên trong các nhóm của Facebook. Pi và ctg đã thực hiện nghiên cứu bằng việc khảo sát trực tuyến trên các trang mạng xã hội như Facebook, Plurk, Hệ thống điện tử Ban Bulletin, và cuộc khảo sát ghi rõ rằng chỉ dành cho người sử dụng có tham giá Facebook nhóm, và kết quả là có 271 bảng khảo sát hợp lệ. Các yếu tố trong nghiên cứu bao gồm (1) văn hóa chia sẻ (bị ảnh hưởng bởi: sự cởi mở, sự công bằng, nhận dạng); (2) thái độ đối với chia sẻ (bị ảnh hưởng bởi: uy tín, ý thức về giá trị bản thân); (3) chỉ tiêu chủ quan (bị ảnh hưởng bởi yếu tố ý thức về giá trị bản thân) tác động đến ý định chia sẻ kiến thức trong nhóm Facebook.
(Nguồn: Pi và ctg, 2013) Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Pi và ctg (2013)
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
Thái độ chia sẻ kiến thức và chỉ tiêu chủ quan đối với ý định chia sẻ kiến thức:
nghiên cứu đã tìm ra rằng các thành viên trong các nhóm Facebook sẵn sàng chia sẻ kiến thức khi họ nhận thấy việc chia sẻ đó có ích cho các thành viên trong nhóm.
Ngoài ra, họ sẽ nỗ lực hết sức để chia sẻ kiến thức của mình khi họ nhận thấy các thành viên trong nhóm mong chờ điều đó. Nghiên cứu cũng đã cung cấp thêm bằng chứng rằng các chỉ tiêu chủ quan đến ý định của hành vi trực tiếp và gián tiếp thông qua thái độ. Danh tiếng được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến thái độ chia sẻ kiến thức. Việc chia sẻ kiến thức trong nhóm Facebook được tin rằng sẽ giúp nâng cao uy tín và được sự tôn trọng từ những người khác. Mối quan hệ mong đợi không hỗ trợ cho việc chia sẻ kiến thức vì các thành viên của nhóm Facebook trong nghiên cứu này không nhận được bất kỳ một phần thưởng vật chất hay mối quan hệ tương tác trực
Danh tiếng
Mối quan hệ mong đợi
Ý thức giá trị bản thân
Sự công bằng
Nhận dạng
Sự cởi mở
Thái độ chia sẻ kiến thức
Chỉ tiêu chủ quan
Văn hóa chia sẻ trên mạng xã
hội
Ý định chia sẻ kiến thức trong Facebook Nhóm
Nhân tố bậc một
Nhân tố bậc hai
tiếp, sự chia sẻ kiến thức ở đây đơn giản chỉ là một cuộc thảo luận trên mạng. Ý thức giá trị bản thân theo nghiên cứu là có tác động đến việc chia sẻ kiến thức vì họ cảm thấy thú vị, thoải mái khi chia sẻ. Chỉ tiêu chủ quan: thái độ đối với chia sẻ kiến thức trong nhóm Facebook bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong nhóm những người mong đợi việc chia sẻ.
Văn hóa chia sẻ trên mạng xã hội đối với ý định chia sẻ kiến thức: kết quả nghiên cứu cho thấy được đối xử công bằng, nhận dạng và sự cởi mở thuộc văn hóa chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội có tác động đến chỉ tiêu chủ quan và ý định chia sẻ kiến thức. Khi các thành viên trong một nhóm của Facebook thấy mình được đối xử bình đẳng, như là một phần của nhóm hoặc được khuyến khích việc chia sẻ kiến thức, họ sẽ tích cực hơn trong việc chia sẻ kiến thức vì họ nghĩ việc chia sẻ đó đang được mong đợi.
Pi và ctg (2013) tập trung nghiên cứu kỹ hơn về hành vi chia sẻ kiến thức trong phạm vi nhóm trong Facebook, đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong tương lai.
Từ hướng nghiên cứu này các tổ chức như các công ty có thể tận dụng những nhóm Facebook để quảng bá giới thiệu sản phẩm về sản phẩm, hình ảnh công ty; những tổ chức giáo dục có thể tận dụng Facebook nhóm như là một công cụ hỗ trợ cho việc học của học sinh, sinh viên.
Nghiên cứu của Choi và ctg, 2014
Choi và ctg (2014) thực hiện nghiên cứu khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ kiến thức trong một trang mạng xã hội thực hành. Nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố quyết định đến việc chia sẻ kiến thức trong những trang mạng xã hội thực hành, mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các lý thuyết xã hội về nhận thức, lý thuyết vốn xã hội, và lý thuyết chấp nhận công nghệ. Đây là một nghiên cứu theo tiến độ, mô hình được đề xuất và được tham khảo ý kiến từ các chuyên gia công nghệ thông tin Hàn Quốc. Choi và ctg (2014) đã đóng góp vào lý thuyết khám phá các nhân tố quyết đinh chia sẻ kiến thức của cá nhân khi tham gia các trang mạng xã hội thực hành qua một cái nhìn toàn diện không chỉ ở bối cảnh của xã hội mà nó
còn xét đến các yếu tố công nghệ. Nghiên cứu tiếp theo sẽ được khảo sát, và sử dụng Facebook làm nền tảng nghiên cứu hơn là một mạng xã hội thực hành nói chung để có được đóng góp không những trên phương diện lý thuyết mà còn trên cả phương diện thực tế.
(Nguồn: Choi và ctg, 2014) Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Choi và ctg (2014)
Sự nhận thức xã hội
• Tự hiệu quả
• Sự kỳ vọng của cá nhân Vốn xã hội Vốn cấu trúc
• Mối quan hệ trực tuyến Vốn quan hệ
• Sự cam kết
• Sự tin tưởng
• Sự nhận diện
• Sự trao đổi lẫn nhau Vốn nhận thức
• Chia sẻ tầm nhìn
• Chia sẻ ngôn ngữ Sự chấp nhận công nghệ
• Nhận thức được tính hữu dụng
• Nhận thức được tính dễ sử dụng
• Nhận thức được sự thú vị
Chia sẻ kiến thức H6
H5 H1 H2
H3 H4
H7 H8 H9
H10 H11
H12