Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong facebook nhóm (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Ý kiến đáp viên về các khái niệm của nghiên cứu

Các đáp viên tham gia đều có sử dụng mạng xã hội Facebook và tham gia ít nhất 3 Facebook nhóm. Các đáp viên đều cho rằng khi họ tham gia vào các Facebook nhóm khác nhau họ có không gian riêng tư để trao đổi ý kiến của mình về một lĩnh vực nào đó với những người liên quan và cùng có chung lợi ích. Có 10 trên 10 sinh viên tham gia thảo luận đang là thành viên của ít nhất một Facebook nhóm cho mục đích học tập,

trao đổi ý kiến, làm bài tập nhóm. Cả 10 trên 10 đáp viên đều đồng ý rằng Facebook nhóm hỗ trợ rất tích cực, thuận tiện cho việc trao đổi ý kiến, tài liệu, giáo trình, thông tin giữa các thành viên với nhau.

Về kỳ vọng cá nhân, tất cả người tham gia phỏng vấn đều hiểu sự kỳ vọng của cá nhân là kết quả dự kiến sau một hành vi của một cá nhân, kỳ vọng cá nhân có thể là hình thức vật lý như niềm vui, nỗi buồn hay sự khó chịu; hay là sự tác động xã hội như xã hội thừa nhận những đóng góp, tiền thưởng, quyền lực, danh tiếng, sự tán dương;

kỳ vọng cá nhân cũng có thể là tự đánh giá tác động như sự tự mãn bản thân, tự hài lòng. Các đáp viên đều đồng ý là sự kỳ vọng cá nhân trong việc chia sẻ kiến thức thông qua Facebook nhóm đó có thể là hình thức vật lý như niềm vui khi đóng góp được điều gì đó có ích cho nhóm, hay đôi khi là việc được các thành viên trong nhóm tán dương, khen ngợi và cũng có việc cá nhân tự hài lòng về một việc tốt mình đã làm đó là chia sẻ những gì mình biết để giúp đỡ mọi người. Họ hoàn toàn đồng ý là kỳ vọng cá nhân có tác động đến việc họ chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm, và kỳ vọng càng cao thì việc chia sẻ càng nhiều.

Các đáp viên khi được hỏi về vấn đề việc thích giúp đỡ người khác có ảnh hưởng đến việc họ chia sẻ kiến thức? Câu trả lời tuyệt đối là có. Họ đều nói rằng, nếu thấy vấn đề của thành viên nào trong nhóm mà mình có khả năng đưa ra hướng giải quyết giúp thì họ sẽ sẵng sàng chia sẻ. Và các đáp viên cũng nói thêm việc giúp đỡ người khác khiến họ cảm thấy vui hơn và mối quan hệ giữa họ với các thành viên trong nhóm sẽ tốt hơn, tin tưởng hơn.

Tất cả đáp viên tham gia phỏng vấn đều có cũng suy nghĩ họ phải có lòng tin đối với các thành viên trong nhóm thì họ mới chia sẻ kiến thức, ví dụ như sự tin tưởng đối với các thành viên khác có thể có câu trả lời hoặc hướng giải quyết cho các vấn đề họ đưa ra, hoặc là những chia sẻ kín trong nhóm sẽ không bị công khai cho người khác biết chẳng hạn. Và những đáp viên còn khẳng định rằng việc nhóm đó có thân thiết, tin tưởng nhau nhiều hay không tác động rất lớn đến việc họ có sẵn sàng chia sẻ những gì họ có hay không và cũng tác động đến chiều sâu của kiến thức được chia sẻ.

Về sự nhận dạng, tất cả các đáp viên đều hiểu rằng đó là việc nhận biết ai đó có cùng chung nhóm với mình, và các đáp viên đều đồng ý rằng sự nhận dạng cùng nhóm sẽ có tác động đến ý thức, hành động của họ đối với nhóm đó. Và những người được hỏi cũng đã cho rằng khi họ có cảm giác thân thuộc trong một cộng đồng ảo sẽ phát triển một cảm giác tích cực đối với cộng đồng và sẵn sàng hơn trong việc chia sẻ kiến thức.

Khi bàn về vấn đề “ có đi có lại”, thì các đáp viên đều đồng ý rằng việc họ nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm Facebook hoặc cộng đồng ảo trên mạng có tác động đến việc chia sẻ kiến thức của họ. Mọi người trong cuộc thảo luận đều nói rằng việc nhận được sự giúp đỡ trong nhóm đều khiến họ có một động lực để giúp đỡ lại và nó khiến cho họ tích cực hơn trong việc chia sẻ kiến thức hay các nguồn tài nguyên khác cho mọi người, vì họ tin rằng khi họ chia sẻ thì chắc chắn họ cũng sẽ nhận lại được sự chia sẻ khác từ các thành viên trong nhóm. Sự tương tác qua lại không những tạo một môi trường mà mọi người cảm thấy sự chia sẻ của mình không phải là một chiều, nó tạo môi trường trao đổi công bằng và giúp cho các cá nhân có thái độ tích cực với việc chia sẻ kiến thức.

Về tính tự hiệu quả, các đáp viên đều hiểu rằng đó là sự tin tưởng vào khả năng bản thân của mỗi người mà trong trường hợp này đó là tự tin về khả năng trả lời các câu hỏi của các thành viên khác đưa ra và tự tin về kiến thức mình có được. Họ đều đồng ý rằng khi bản thân cảm thấy tự tin về năng lực của mình đối với việc có thể trả lời câu hỏi của thành viên trong nhóm và nghĩ rằng kiến thức được chia sẻ đó sẽ hữu dụng cho các thành viên khác thì họ sẽ đóng góp cho mọi người cùng tham khảo. Bên cạnh đó các đáp viên còn bổ sung thêm, khi chia sẻ được những kiến thức hữu ích, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn vào những gì mình đã làm và có xu hướng tiếp tục chia sẻ nếu thấy cần thiết. Đồng thời tất cả các đáp viên đều trả lời rằng họ đã từng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình trong các Facebook nhóm khi họ tin là những chia sẻ đó có ích và khi nhận được những phản hồi tốt họ cảm thấy có động lực hơn trong đóng góp ý kiến ở những lần tiếp theo.

Ý kiến về thang đo dự kiến

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, từ 27 biến quan sát ban đầu trong thang đo dự kiến được dùng để đo lường 6 yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm được bổ sung thêm 03 biến quan sát, cụ thể: thang đo của biến tự hiệu quả, thang đo của biến cá nhân thích giúp đỡ, thang đo sự tương tác đều được thêm vào một biến quan sát. Như vậy từ 27 biến quan sát cho thang đo dự kiến ban đầu đã bổ sung thêm 03 biến quan sát. Thang đo chính thức của nghiên cứu sẽ bao gồm 30 biến quan sát cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Tóm tắt các thay đổi trong thang đo sau nghiên cứu định tính so với thang đo dự kiến

STT Tên

biến Gốc Sau nghiên cứu định tính Nguồn

Thang đo về sự kỳ vọng của cá nhân

1 KV1 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của tôi với các thành viên khác trong nhóm Facebook mà tôi tham gia, tôi sẽ nhận được sự hợp tác và lợi ích tốt hơn

Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ nhận được sự hợp tác và lợi ích tốt hơn.

Hsu và ctg, 2007 2 KV2 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của tôi

với các thành viên khác trong nhóm Facebook mà tôi tham gia, tôi sẽ được xem là đáng tin cậy.

Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ được xem là đáng tin cậy.

3 KV3 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của tôi với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ được công nhận và tôn trọng nhiều hơn.

Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ có được nhiều sự công nhận và tôn trọng từ các thành viên khác.

4 KV4 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của tôi Nếu tôi chia sẻ kiến thức của

với các thành viên khác trong nhóm Facebook mà tôi tham gia, mối quan hệ giữa tôi và họ sẽ được tăng cường

mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, mối quan hệ giữa tôi và các thành viên khác sẽ được tăng cường.

5 KV5 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của tôi với các thành viên khác trong nhóm Facebook mà tôi tham gia, tôi sẽ có bạn bè nhiều hơn

Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ có nhiều bạn bè hơn.

Thang đo về việc thích giúp đỡ người khác 6

GD1

Tôi thường chia sẻ những gì tôi biết cho các thành viên khác khi họ cần

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

Yu và ctg, 2010 7

GD2

Tôi cảm thấy rất thoải mái khi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ những thành viên khác

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

8

GD3

Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin với các thành viên khác là một sự trải nghiệm thú vị

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

9

GD4

Tôi cảm thấy rất vui khi giúp đỡ được người khác.

Từ nghiên cứu định tính Thang đo sự tin tưởng

10 TT1 Tôi tin rằng các thành viên trong nhóm sẽ làm mọi thứ trong khả năng của họ để giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm.

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

Usoro và ctg, 2007

11 TT2 Các thành viên trong nhóm Facebook mà tôi tham gia có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau.

(Giữ nguyên, không chỉnh

sửa) Hsu và

ctg, 2007

12 TT3 Tôi có thể cải thiện khả năng của mình hơn khi có được những thông tin từ sự chia sẻ của nhóm Facebook mà tôi tham gia

Tôi có thể cải thiện khả năng của mình hơn khi có được những thông tin từ sự chia sẻ của các thành viên trong nhóm Facebook.

13 TT4 Nếu tôi chia sẻ vấn đề của mình cần được giúp đỡ thì tôi sẽ nhận được sự phản hồi và sự quan tâm từ các thành viên khác.

(Giữ nguyên, không chỉnh

sửa) Usoro và

ctg, 2007 Thang đo về sự nhận dạng

14 ND1 Tôi cảm thấy tự hào khi là thành viên của nhóm Facebook mà mình tham gia

Tôi cảm thấy tự hào khi là thành viên của nhóm Facebook

Yu và ctg, 2010 Hsu và ctg, 2007 15 ND2 Khi có ai đó chỉ trích nhóm, tôi

thấy điều đó giống như cá nhân mình bị chỉ trích

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

16 ND3 Tôi cảm thấy rằng nhóm Facebook của tôi quan tâm đến tôi

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

17 ND4 Khi nói về cộng đồng này, tôi thường nói “chúng tôi” thay vì

“họ”

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

Thang đo về sự tương tác qua lại

18 QL1 Khi tôi thực hiện chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin trong nhóm Facebook, tôi tin rằng sẽ nhận được sự phản hồi, bình luận trong tương lai.

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

Yu và ctg, 2010 19 QL2 Nhận được sự giúp đỡ từ người

khác khiến tôi có động lực hơn trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ lại

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

họ.

20 QL3 Khi tôi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin… (ví dụ: thắc mắc, muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó?) của mình trong nhóm, tôi hi vọng rằng mình sẽ nhận được sự hồi đáp.

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

21 QL4 Khi tôi chia sẻ kiến thức; kinh

nghiệm; thông tin cho cộng đồng, tôi hi vọng sẽ nhận được sự chia sẻ khi tôi cần

Từ nghiên cứu định tính Thang đo về sự tự hiệu quả

22 HQ1 Để chia sẻ kiến thức cho nhóm Facebook mà tôi tham gia, tôi cảm thấy rất tự tin trong việc đáp ứng, góp ý cho những thông điệp hoặc những bài báo được đăng bởi những người khác

Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc hồi đáp, góp ý cho những thông điệp hoặc những bài viết được đăng bởi các thành viên khác trong nhóm.

Hsu và ctg (2007) 23 HQ2 Để chia sẻ kiến thức cho nhóm

Facebook mà tôi tham gia, tôi cảm thấy rất tự tin trong việc cung cấp ý tưởng và quan điểm của mình cho người khác thông qua các cuộc thảo luận.

Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc chia sẻ ý tưởng và quan điểm của mình với mọi người trong nhóm thông qua các cuộc thảo luận.

24 HQ3 Để chia sẻ kiến thức cho nhóm Facebook mà tôi tham gia, tôi cảm thấy rất tự tin trong việc viết ra những bài báo hoặc những thông báo đến cho nhóm

Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc viết ra những bài báo hoặc những thông báo để chia sẻ kiến thức cho nhóm

Facebook.

25 HQ4 Để chia sẻ kiến thức cho nhóm Facebook mà tôi tham gia, tôi cảm

Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc chia sẻ kinh nghiệm,

thấy rất tự tin trong việc cung cấp kinh nghiệm, những hiểu biết chuyên môn như một ví dụ.

những hiểu biết chuyên môn cho mọi người trong nhóm Facebook như một ví dụ.

26 HQ5 Tôi cảm thấy rất tự tin về việc

mình có thể chia sẻ kiến thức hữu ích cho nhóm Facebook.

Từ nghiên cứu định tính Thang đo về chia sẻ kiến thức trong Facebook

nhóm

27 CS1 Tôi thường xuyên tham gia chia sẻ kiến thức cho các nhóm Facebook .

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

Yu và ctg, 2010 28 CS2 Tôi đã đóng góp kiến thức cho các

thành viên khác và điều đó khiến tôi khám phá thêm được nhiều điều mới.

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

29 CS3 Tôi thường tham gia vào thảo luận trong nhiều chủ đề chứ không hạn chế ở một chủ đề cụ thể.

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

Hsu và ctg (2007) 30 CS4 Khi thảo luận về một vấn đề phức

tạp tôi luôn tham gia vào những tương tác tiếp theo.

(Giữ nguyên, không chỉnh sửa)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong facebook nhóm (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)