Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong facebook nhóm (Trang 59 - 66)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Việc đo lường yếu tố sự kỳ vọng của cá nhân đối với việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm được thực hiện bằng 05 biến quan sát.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả yếu tố “sự kỳ vọng của cá nhân”

Biến Nội dung

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn KV1 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các

thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ nhận được sự hợp tác và lợi ích tốt hơn.

2 5 3,77 1,032

KV2 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ được xem là đáng tin cậy.

2 5 3,53 0,947

KV3 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ có được nhiều sự công nhận và tôn trọng từ các thành viên khác.

2 5 3,60 0,927

KV4 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, mối quan hệ giữa tôi và các thành viên khác sẽ được tăng cường.

2 5 3,61 0,889

KV5 Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ có nhiều bạn bè hơn.

2 5 3,62 1,050

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Theo kết quả tại bảng 4.2 thì, biến có giá trị trung bình cao nhất là KV1 – “Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ nhận được sự hợp tác và lợi ích tốt hơn” (3,77), trong khi đó biến KV2 – “Nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với các thành viên khác trong nhóm Facebook, tôi sẽ được xem là đáng tin cậy.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,53). Như vậy, sự chia sẻ kiến thức dựa trên sự hợp tác và lợi ích được đánh giá cao.

4.2.2 Yếu tố “thích giúp đỡ người khác”

Việc đo lường yếu tố “thích giúp đỡ người khác” đối với việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm được đo lường bởi 04 biến quan sát. Trong đó, biến có giá trị trung bình cao nhất là GD4 – “Tôi cảm thấy rất vui khi giúp đỡ được người khác”

(3,43) và biến có giá trị thấp nhất là GD3 – “Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin với các thành viên khác là một sự trải nghiệm thú vị” (3,29).

Bảng 4.3: Thống kê mô tả yếu tố “thích giúp đỡ người khác”

Biến Nội dung

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn GD1 Tôi thường chia sẻ những gì tôi biết cho

các thành viên khác khi họ cần 1 5 3,41 1,074

GD2

Tôi cảm thấy rất thoải mái khi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ những thành viên khác

1 5 3,40 1,063

GD3

Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin với các thành viên khác là một sự trải nghiệm thú vị

1 5 3,29 1,008

GD4 Tôi cảm thấy rất vui khi giúp đỡ được

người khác. 1 5 3,43 1,128

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Điều này cho thấy rằng việc giúp đỡ được người khác là yếu tố tích cực nhất, nhưng bên cạnh đó vẫn có sinh viên chưa nhận thấy việc chia sẻ kiến thức là một sự trải nghiệm thú vị.

4.2.3 Yếu tố “ sự tin tưởng”

Việc đo lường tác động của sự tin tưởng được thực hiện qua 04 biến quan sát.

Theo bảng 4.4, biến có giá trị trung bình cao nhất là biến TT1 – “Tôi tin rằng các thành viên trong nhóm sẽ làm mọi thứ trong khả năng của họ để giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm” (3,31) và biến TT2 – “Các thành viên trong nhóm Facebook mà tôi tham gia có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau” có giá trị trung bình thấp nhất (3,2).

Điều này nói lên rằng, sự tin tưởng đối với sự sẵn sàng giúp đỡ phù hợp với khả năng của các thành viên khác được đánh giá cao, nó giống như lòng tốt của con người sẵn sàng giúp đỡ người khác trong khả năng của mình, còn tin tưởng giữa các thành

viên trong nhóm dường như không cao, vì các thành viên tham gia có thể không quen biết nhau từ trước.

Bảng 4.4: Thống kê mô tả yếu tố “sự tin tưởng”

Biến Nội dung

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn TT1 Tôi tin rằng các thành viên trong nhóm sẽ

làm mọi thứ trong khả năng của họ để giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm.

1 5 3,31 1,130

TT2 Các thành viên trong nhóm Facebook mà tôi tham gia có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau.

1 5 3,20 1,038

TT3 Tôi có thể cải thiện khả năng của mình hơn khi có được những thông tin từ sự chia sẻ của các thành viên trong nhóm Facebook.

1 5 3,25 ,907

TT4 Nếu tôi chia sẻ vấn đề của mình cần được giúp đỡ thì tôi sẽ nhận được sự phản hồi và sự quan tâm từ các thành viên khác.

1 5 3,26 1,080

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) 4.2.4 Yếu tố “sự nhận dạng”

Việc đo lường tác động của sự tin tưởng được thực hiện qua 04 biến quan sát.

Bảng 4.5: Thống kê mô tả yếu tố “sự nhận dạng”

Biến Nội dung Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn ND1 Tôi cảm thấy tự hào khi là thành viên

của nhóm Facebook 1 5 3,21 ,990

ND2 Khi có ai đó chỉ trích nhóm, tôi thấy điều đó giống như cá nhân mình bị chỉ trích

1 5 3,29 1,062

ND3 Tôi cảm thấy rằng nhóm Facebook

của tôi quan tâm đến tôi 1 5 3,27 ,916

ND4 Khi nói về cộng đồng này, tôi thường

nói “chúng tôi” thay vì “họ” 1 5 3,39 1,077

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20)

Trong đó, biến có giá trị trung bình cao nhất là biến TT1 – “Khi nói về cộng đồng này, tôi thường nói “chúng tôi” thay vì “họ”” (3,39) và biến ND1 – “Tôi cảm thấy tự hào khi là thành viên của nhóm Facebook” có giá trị trung bình thấp nhất (3,21).

Điều này nói lên rằng các thành viên trong mỗi nhóm Facebook đều có cùng một điểm chung hoặc sở thích nào đó, và khi nói chuyện về nhóm thì họ cảm thấy như đang nói chuyện về cộng đồng của mình.

4.2.5 Yếu tố “sự tương tác qua lại”

Việc đo lường tác động của sự tương tác qua lại được thực hiện qua 04 biến quan sát.

Bảng 4.6: Thống kê mô tả yếu tố “sự tương tác qua lại”

Biến Nội dung

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn QL1 Khi tôi thực hiện chia sẻ kiến thức, kinh

nghiệm, thông tin trong nhóm Facebook, tôi tin rằng sẽ nhận được sự phản hồi, bình luận trong tương lai.

1 5 3,61 1,034

QL2 Nhận được sự giúp đỡ từ người khác khiến tôi có động lực hơn trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ lại họ.

1 5 3,50 1,029

QL3 Khi tôi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin… (ví dụ: thắc mắc, muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó?) của mình trong nhóm, tôi hi vọng rằng mình sẽ nhận được sự hồi đáp.

1 5 3,63 ,968

QL4 Khi tôi chia sẻ kiến thức; kinh nghiệm; thông tin cho cộng đồng, tôi hi vọng sẽ nhận được sự chia sẻ khi tôi cần

1 5 3,43 1,027

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Trong đó, biến có giá trị trung bình cao nhất là biến QL3 – “Khi tôi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin… (ví dụ: thắc mắc, muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó?) của mình trong nhóm, tôi hi vọng rằng mình sẽ nhận được sự hồi đáp” (3,63) và biến

QL2 – “Khi tôi thực hiện chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin trong nhóm Facebook, tôi tin rằng sẽ nhận được sự phản hồi, bình luận trong tương lai (3,5).

Kết quả trả lời của đáp viên hoàn toàn phù hợp với tâm lý chung, đó là khi họ đưa ra một vấn đề gì cho nhóm thì luôn muốn có lại sự hồi đáp từ số đông.

4.2.6 Yếu tố “ sự tự hiệu quả”

Việc đo lường tác động của sự tự hiệu quả được thực hiện qua 04 biến quan sát.

Bảng 4.7: Thống kê mô tả yếu tố “sự tự hiệu quả”

Biến Nội dung

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn HQ1 Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc hồi đáp,

góp ý cho những thông điệp hoặc những bài viết được đăng bởi các thành viên khác trong nhóm.

1 5 3,72 0,915

HQ2 Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc chia sẻ ý tưởng và quan điểm của mình với mọi người trong nhóm thông qua các cuộc thảo luận.

1 5 3,51 1,001

HQ3 Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc viết ra những bài báo hoặc những thông báo để chia sẻ kiến thức cho nhóm Facebook.

1 5 3,38 0,940

HQ4 Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc chia sẻ kinh nghiệm, những hiểu biết chuyên môn cho mọi người trong nhóm Facebook như một ví dụ.

1 5 3,57 0,969

HQ5 Tôi cảm thấy rất tự tin về việc mình có thể chia sẻ kiến thức hữu ích cho nhóm

Facebook.

1 5 3,58 1,037

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Trong đó, biến có giá trị trung bình cao nhất là biến HQ1 – “Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc hồi đáp, góp ý cho những thông điệp hoặc những bài viết được đăng bởi các thành viên khác trong nhóm.” (3,72) và biến HQ3 – “Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc

viết ra những bài báo hoặc những thông báo để chia sẻ kiến thức cho nhóm Facebook.(3,38).

Kết quả trả lời của đáp viên cho là họ tự tin khi có ý kiến phản hồi lại một vấn đề được người khác đưa ra, nhưng lại ít tự tin khi mình tự đưa ra một vấn đề hay một thông báo mới cho nhóm.

4.2.7 Yếu tố “sự chia sẻ kiến thức”

Biến sự chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm được đo lường bởi 04 biến quan sát.

Bảng 4.8: Thống kê mô tả yếu tố “sự chia sẻ kiến thức”

Biến Nội dung

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn CS1 Tôi thường xuyên tham gia chia sẻ kiến

thức cho các nhóm Facebook . 2 5 3,39 ,575

CS2 Tôi đã đóng góp kiến thức cho các thành viên khác và điều đó khiến tôi khám phá thêm được nhiều điều mới.

2 5 3,41 ,621

CS3 Tôi thường tham gia vào thảo luận trong nhiều chủ đề chứ không hạn chế ở một chủ đề cụ thể.

2 5 3,42 ,594

CS4 Khi thảo luận về một vấn đề phức tạp tôi luôn tham gia vào những tương tác tiếp theo.

2 5 3,44 ,698

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Trong đó, biến có giá trị trung bình cao nhất là biến CS4 – “Khi thảo luận về một vấn đề phức tạp tôi luôn tham gia vào những tương tác tiếp theo” (3,44) và biến CS1 –

“Tôi thường xuyên tham gia chia sẻ kiến thức cho các nhóm Facebook .” (3,39)

Điều này nói lên rằng các thành viên đều mong muốn cùng nhau thảo luận và khám phá ra kiến thức mới khi có một vấn đề khó được đưa ra.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong facebook nhóm (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)