Khuyến khích sự tương tác qua lại

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong facebook nhóm (Trang 99 - 102)

Kết quả phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy sự tương tác qua lại có tác động tích cực đối với việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm ( hệ số B là 0,271) đứng thứ tư trong nhóm các yếu tố nghiên cứu.

Biến QL3 “Khi tôi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin… (ví dụ: thắc mắc, muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó?) của mình trong nhóm, tôi hi vọng rằng mình sẽ nhận được sự hồi đáp.” có trị trung bình cao nhất trong nhóm yếu tố sự tương tác qua lại và biến QL “Khi tôi thực hiện chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin trong nhóm Facebook, tôi tin rằng sẽ nhận được sự phản hồi, bình luận trong tương lai.” có trị trung bình 3,5 đứng thứ hai trong nhóm. Hai biến này có điểm chung là đều muốn có sự phản hồi trả lời từ các thành viên khác, một bên là thắc mắc muốn hỏi cần được giải đáp, một bên là chia sẻ kiến thức, thông tin, kinh nghiệm…có được cho mọi người. Để tăng sự phản hồi, trả lời từ các thành viên trong nhóm thì chính bản thân cá nhân người hỏi, chia sẻ mang tính gợi mở, phải chủ động kêu gọi sự tương tác, và cảm ơn khi các thành viên chia sẻ, quan trọng là các thành viên phải biết cách chia sẻ sao cho thu hút sự quan tâm chú ý như chia sẻ bằng cách đặt câu hỏi, đính kèm bằng hình ảnh bắt mắt có liên quan đến chủ đề. Và quan trọng không kém để tăng sự tương tác đó là phải tìm ra những người ảnh hưởng trong nhóm và gắn thẻ họ vào chủ đề, quản lý của nhóm phản hồi nhanh chóng đối với các chủ đề mới, và chia sẻ này phải có định hướng để tạo ra sự phản biện, hoặc có thể chia sẻ lại trên tường của nhóm.

Hai biến QL2 “Nhận được sự giúp đỡ từ người khác khiến tôi có động lực hơn trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ lại họ.” có trị trung bình 3,5 đứng thứ ba trong nhóm và QL4 “Khi tôi chia sẻ kiến thức; kinh nghiệm; thông tin cho cộng đồng, tôi hi vọng sẽ nhận được sự chia sẻ khi tôi cần.” có trị trung bình 3,43 thấp nhất trong nhóm. Hai yếu tố này chủ yếu về sự có qua có lại, nghĩa là nhận được sự giúp đỡ thì sẽ giúp lại người khác và khi giúp đỡ người khác cũng hi vọng mình sẽ được người khác giúp lại khi cần. Vì thế, chỉ cần khuyến khích sự tương tác từ tất cả các thành viên trong nhóm thì chắc chắn sự có qua có lại sẽ hình thành và những tương tác của những chủ đề tiếp theo sẽ được các thành viên trong nhóm hưởng ứng tích cực.

Nói tóm lại, để nâng cao sự tương tác qua lại thì quản lý nhóm (có thể là giảng viên) sẽ có sự khuyến khích trong việc trả lời những câu hỏi được đưa lên và gắn thẻ những thành viên khác vào chủ đề đó, đưa ra các gợi ý mở, khuyến khích việc đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề, và mỗi cá nhân nên có cách chia sẻ sao cho thu hút người xem và gợi lên sự tìm tòi khám phá cho họ, quá trình tương tác như vậy sẽ làm cho sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm được nhiều hơn, mọi người sẽ có sự quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với các chia sẻ, ý kiến của các thành viên còn lại, như vậy thì sự chia sẻ kiến thức được thực hiện nhiều hơn và nhiều thành viên trong nhóm tham gia hơn tạo điều kiện để kiến thức mới được hình thành.

5.2.5, Nâng cao sự tự hiệu quả của cá nhân

Kết quả phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy “ sự tự hiệu quả” có tác động tích cực lên cá nhân đối với việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm (có hệ số B là 0,269).

Biến HQ1 “Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc hồi đáp, góp ý cho những thông điệp hoặc những bài viết được đăng bởi các thành viên khác trong nhóm.” có giá trị trung bình là 3,72 cao nhất trong nhóm yếu tố tự hiệu quả. Biến HQ4 “Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc chia sẻ kinh nghiệm, những hiểu biết chuyên môn cho mọi người trong nhóm Facebook như một ví dụ.” có trị trung bình là 3,57 cao thứ ba trong nhóm yếu

tố. Biến HQ2 “Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc chia sẻ ý tưởng và quan điểm của mình với mọi người trong nhóm thông qua các cuộc thảo luận.” giá trị trung bình là 3,51 và HQ3 “Tôi cảm thấy rất tự tin trong việc viết ra những bài báo hoặc những thông báo để chia sẻ kiến thức cho nhóm Facebook.” có giá trị trung bình 3,38.

Từ giá trị trung bình của các biến tác giả có nhận xét như sau: cá nhân chỉ cảm thấy tự tin trong việc phản hồi hay góp ý, bình luận trong các cuộc thảo luận, chia sẻ của người khác hơn là tự đưa ra chủ đề hay chủ động chia sẻ nội dung mới (viết một thông báo mới hay là một bài báo mới) điều này cho thấy người tham gia chưa chủ động lắm trong việc chia sẻ, cũng như chưa thực sự tự tin vào bản thân, họ lo ngại khi họ đưa ra chia sẻ hoặc câu hỏi sẽ không được hưởng ứng từ những thành viên khác hoặc nếu tự viết thông báo hoặc bài báo thì sẽ sợ sai, vì nếu sai thì mọi người cười chê, không tôn trọng.

Vì thế, để tăng tính tự hiệu quả của cá nhân để thì các trưởng nhóm Facebook hoặc nhà quản trị có thể chủ động đưa ra đề tài, nội dung mới thông qua việc đặt câu hỏi hay những chia sẻ gợi mở cho nhóm để khuyến khích các thành viên tham gia, và nên ghi nhận những đóng góp của những thành viên khác chủ động chia sẻ, và có lời khen, phản hồi nhanh chóng về chia sẻ đó. Sự ghi nhận, khen ngợi, bình luận đó sẽ khích lệ rất nhiều đối với người chia sẻ, đồng thời người quản lý nhóm nên phát huy sở trường của các thành viên, và giúp các thành viên thấy được việc chia sẻ kiến thức cho người khác là họ đang làm những công việc có ích, tạo môi trường cởi mở, không sợ sai trong nhóm, những điều này sẽ thúc đẩy các thành viên của nhóm tự nguyện hơn trong chia sẻ vốn kiến thức, kinh nghiệm của mình. Và quan trọng nhất là phải quy định nội quy trong nhóm: không được cười hay chế nhạo hoặc nói xấu người khác hay có bình luận không hay khi có chia sẻ không đúng, mà nên có sự góp ý, nhận xét thảo luận về vấn đề chưa đúng đó để giúp người chia sẻ kiến thức chưa đúng và các thành viên còn lại hiểu đúng về vấn đề.

Biến HQ5 “Tôi cảm thấy rất tự tin về việc mình có thể chia sẻ kiến thức hữu ích cho nhóm Facebook.” có trị trung bình là 3,58. Ta có thể thấy, cá nhân sẽ cảm thấy vui

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong facebook nhóm (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)