CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.7 Phân tích hồi quy tuyến tính
4.7.4 Kiểm định sự khác nhau theo các đặc điểm cá nhân
Ngoài mục tiêu nghiên cứu đã đề cập ở trên, tác giả cũng muốn nghiên cứu thêm trong số các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân thì yếu tố nào tạo có thể tạo nên sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức của sinh viên trong các Facebook nhóm. Do vậy, các kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trị trung của chia sẻ kiến thức với các nhóm tổng thể khác (nhóm theo giới tính, theo trình độ học vấn, theo chuyên ngành học, theo thời gian đã tham gia Facebook) được sử dụng để kiểm tra vấn đề này bằng phép kiểm định T-Test và phân tích phương sai ANOVA.
Để tiến hành kiểm định trị trung bình, trước tiên phải tiến hành kiểm định Levene test để kiểm tra sự bằng nhau về phương sai của tổng thể. Việc kiểm định Levene test được thực hiện với giả thuyết H0 cho rằng trị trung bình của hai tổng thể bằng nhau.
Nếu kết quả kiểm định có mức ý nghĩa quan sát sig.<0,05 thì bác bỏ giả thuyết H0. Kết quả của việc chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 liên quan đến việc lựa chọn loại kiểm
+0,257 +0.311
+0,274
+0,276
+0,271 +0,269
CHIA SẺ KIẾN THỨC TRONG FACEBOOK
NHÓM KỲ VỌNG CỦA CÁ NHÂN
THÍCH GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
SỰ TIN TƯỞNG
SỰ TƯƠNG TÁC QUA LẠI
SỰ TỰ HIỆU QUẢ SỰ NHẬN DẠNG
định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể: kiểm định trung bình với phương sai bằng nhau hay kiểm định trung bình với phương sai khác nhau. Trong trường hợp biến phân loại có từ ba nhóm trở lên thì phải tiến hành phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA), với giả thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa các nhóm. Nếu kết quả kiểm định có mức ý nghĩa quan sát sig.< 0,1 (tức là kiểm định với độ tin cậy lớn hơn 90%) thì bác bỏ giả thuyết H0. Kết quả của việc chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp kiểm định phân tích sâu ANOVA nhằm xác định sự khác biệt trong các trị trung bình nhóm xáy ra ở đâu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
4.7.4.1 Kiểm định theo nhóm giới tính
Từ bảng 4.23 kết quả của kiểm định Levene có mức ý nghĩa khi thực hiện với hành vi chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo giới tính người sử dụng là 0,449 lớn hơn so với 0,05 nên phương sai tổng thể là bằng nhau. Tương ứng kiểm định T- Test trong trường hợp phương sai bằng nhau là 0,337 lớn hơn 0,05 nên có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm giữa nam và nữ.
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo giới tính người sử dụng
Kiểm định Lenvene Kiểm định T-Test
F Mức ý
nghĩa
Mức ý nghĩa Chia sẻ kiến thức
trong các Facebook nhóm
Phương sai bằng nhau 0,574 0,449 0,337 Phương sai không bằng nhau
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Lý do để tác giả thực hiện kiểm định sự khác biệt về hành vi chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm để tìm hiểu xem có hay không sự khác biệt này vì ở giới tính khác nhau sẽ có sự quan tâm, tính cách, hay xu hướng hành vi riêng, nhưng kết quả
kiểm định cho thấy hành vi chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Điều này có thể giải thích là do xã hội phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi nên việc chia sẻ trở nên dễ dàng, thông tin, kiến thức phong phú, và người dùng mạng internet hay mạng xã hội đã nhận thức đực rằng việc chia sẻ này là tốt cho mọi người và cũng tốt cho chính bản thân họ.
4.7.4.2 Kiểm định theo trình độ học vấn
Lý do của kiểm định sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức theo trình độ học vấn giữa cao đẳng và đại học xem có sự khác biệt hay không, vì bậc học khác nhau nên cách tư duy cũng như tiếp cận vấn đề của sinh viên là khác nhau.
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo trình độ học vấn người sử dụng
Kiểm định Lenvene Kiểm định T-Test
F Mức ý
nghĩa
Mức ý nghĩa Chia sẻ kiến thức
trong các Facebook nhóm
Phương sai bằng nhau 0,175 0,676 0,816 Phương sai không bằng nhau
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Từ bảng 4.24 kết quả của kiểm định Levene có mức ý nghĩa khi thực hiện với hành vi chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo trình độ học vấn người sử dụng là 0,676 lớn hơn so với 0,05 nên phương sai tổng thể là bằng nhau. Tương ứng kiểm định T-Test trong trường hợp phương sai bằng nhau là 0,816 lớn hơn 0,05 nên có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm giữa trình độ học vấn cao đẳng và đại học.
Khi tiến hành kiểm định sự khác biệt của việc chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo bậc học tác giả kỳ vọng rằng sẽ có sự khác biệt trong sự chia sẻ kiến thức giữa bậc học đại học sẽ nhiều hơn so với bậc cao đẳng, nhưng kết quả kiểm định cho thấy hai bậc học này không có sự khác nhau trong chia sẻ kiến thức ở các Facebook,
có thể do mẫu của nghiên cứu chưa bao quát hết các bậc học: trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
4.7.4.3 Kiểm định theo chuyên ngành đào tạo
Kiểm định sự khác nhau trong chia sẻ kiến thức theo chuyên ngành đào tạo: Sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, công nghệ thông tin (IT).
Kết quả ở bảng 4.25 cho thấy mức ý nghĩa của kiểm định Levene của chuyên ngành đào tạo là 0,873 lớn hơn 0,05 do đó có thể kết luận phương sai các nhóm đống nhất và không vi phạm hay kiểm định Anova có cơ sở về mặt thống kê và có thể sử dụng tốt.
Kết quả ở kiểm định Anova cho thấy mức ý nghĩa là 0,25 >0,05, do đó ta có thể kết luận là không có sự khác biệt trong việc chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm giữa các chuyên ngành đào tạo của người sử dụng.
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định One-way ANOVA cho chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo chuyên ngành đào tạo của người sử dụng
Kiểm định Lenvene Kiểm định Anova Levene
Statistic Mức ý nghĩa F Mức ý nghĩa
Phương sai bằng nhau 0,308 0,873 1,352 0,25
Phương sai không bằng nhau
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Nhận định của tác giả khi tiến hành kiểm định sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức đối với chuyên ngành học là những ngành học như Công nghệ thông tin là ngành học tiếp xúc nhiều với môi trường máy tính, internet, phần mềm…nên sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn, hay ngành Kinh tế là một ngành học năng động và sinh viên kinh tế là những người năng động, thích cái mới, dễ thích nghi với những tính năng, phần mềm mới thì sẽ có xu hướng rộng rãi hơn, thích chia sẻ cho mọi người hơn. Nhưng kết quả lại là không có sự khác biệt, có thể là do tuổi trẻ năng động và sinh viên nói chung tiếp cận công nghệ như nhau nên việc chia sẻ kiến thức cũng không khác nhau nhiều.
4.7.4.4 Kiểm định theo thời giam tham gia Facebook
Kiểm định sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức theo thời gian tham gia sử dụng Facebook : từ 1 đến 3 năm; trên 3 năm dưới 5 năm; trên 5 năm.
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định One-way ANOVA cho chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo thời gian tham gia Facebook của người
sử dụng
Kiểm định Lenvene Kiểm định Anova Levene
Statistic Mức ý nghĩa F Mức ý nghĩa
Phương sai bằng nhau 1,768 0,172 0,141 0,868
Phương sai không bằng nhau
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 20) Kết quả ở bảng 4.26 cho thấy mức ý nghĩa của kiểm định Levene của thời gian tham gia Facebook là 0,172 lớn hơn 0,05 do đó có thể kết luận phương sai các nhóm đống nhất và không vi phạm hay kiểm định Anova có cơ sở về mặt thống kê và có thể sử dụng tốt. Kết quả ở kiểm định Anova cho thấy mức ý nghĩa là 0,868 >0,05, do đó ta có thể kết luận là không có sự khác biệt trong việc chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm đối với thời gian tham gia Facebook của người sử dụng.
Đối với thời gian tham gia Facebook tác giả muốn kiểm định sự khác biệt là vì theo thông thường thì ai tham gia cái gì lâu hơn thì sẽ thành thạo hơn trong việc sử dụng và ứng dụng các công cụ của nó. Nhưng kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức đối với thời gian tham gia lâu hay mới. Điều này có thể giải thích được việc ứng dụng các công cụ dụng cụ của các trang mạng xã hội như Facebook được phổ biến nhanh chóng và mọi người đều có thể hiểu và sử dụng được, nhất là đối với giới tre như sinh viên thì việc chia sẻ cách sử dụng và sử dụng phổ biến các công cụ này là điều dễ hiểu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày kết quả phân tích số liệu thu thập được từ khảo sát. Trong đó có kết quả kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết. Kiểm định thang đo được thực hiện bằng các kiểm định hệ số Cronbach;s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA. Kết quả từ 30 biến quan sát đo lường cho 07 khái niệm trong nghiên cứu thì sau khi kiểm định thang đo và phân tích nhân tố EFA vẫn còn đủ 30 biến quan sát đo lường cho 07 khái niệm trong nghiên cứu. Các yếu tố nghiên cứu từ giả thuyết vẫn được giữ nguyên. Sau phân tích mô hình hồi quy, tất cả các giả thuyết được xây dựng từ cơ sở lý thuyết được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích còn cho thấy không có sự khác biệt trong chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm theo giới tính, trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo hay thời gian tham gia sử dụng Facebook của người sử dụng.