Thực trạng nếp sống văn hóa của cộng đồng dân cư xã Bình Kiến

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 60 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở XÃ BÌNH KIẾN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

2.3. Thực trạng nếp sống văn hóa của cộng đồng dân cư xã Bình Kiến

Trong đó, công tác “xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” là bước đi quan trọng, tiến hành các hoạt động văn hóa giáo dục nhằm mở mang dân trí, chăm sóc sức khỏe, bồi dưỡng đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, tạo dựng lối sống văn minh, hình thành những phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với trào lưu tiến bộ của thời đại, làm nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bảng 2.3.1: Đánh giá hoạt động của các tổ chức tự quản, các quỹ (%) Nội dung hoạt động Rất hiệu

quả

Hiệu quả

Bình thường

Không

hiệu quả Tổng 1. Ban an ninh, trật tự 31,2 50,5 15,1 3,2 100

2. Tổ hòa giải 38,3 49,2 11,4 1,1 100

3. Quỹ khuyến học 47,6 42,3 10,1 0,7 100

4. Quỹ đền ơn đáp nghĩa 19,1 39,7 38,7 3,5 100

5. Quỹ phúc lợi 9,1 27,1 58,4 5,4 100

6. Khác 36,2 11,8 48,5 3,5 100

Khảo sát thực tế ở 04 thôn trên địa bàn xã Bình Kiến, điều nhận thấy sau khi phát động phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa của người dân trong cộng đồng dân cư có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong đó, sự ra đời của các tổ chức tự quản (tổ hoà giải, ban kiểm soát, ban an ninh v.v…) và các quỹ (quỹ khuyến học, khuyến nông, đền ơn đáp nghĩa, tương trợ, phúc lợi v.v…) mức độ hiệu quả của các tổ chức tự quản, hoạt động của các quỹ rất hiệu quả( 47,6%), đã thực sự phát huy được tinh thần tự nguyện của người dân, ý thức vì cộng đồng, góp phần thay đổi bộ mặt thôn xóm về an ninh trật tự, môi trường cảnh quan, sinh hoạt văn hoá. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ tự quản, các loại quỹ có lúc cũng chưa phát huy hết hiệu quả( 5,4%), một số ít bộ phận dân cư chưa thực sự tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng dân cư.

Bảng 2.3.2: Mức độ tham gia các phong trào của người dân (%) 1. Thường xuyên tham gia tất cả các phong trào 54,4 2. Thỉnh thoảng tham gia phong trào nào lớn 25,5

3. Hiếm khi tham gia 17,6

4. Chỉ tham gia khi bị bắt buộc 0,8

5. Không bao giờ tham gia 2,1

Theo tinh thần Nghị quyết TW 5, phát động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị các cấp, từ trong đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội… tích cực tham gia. Cuộc vận động trở thành phong trào có sức lan tỏa, trên cơ sở tổng hợp, phối hợp một cách toàn diện bởi phong trào xây dựng gia đình văn hóa của ngành văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

do Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; và các phong trào do các Hội đoàn thê chủ trì phát động ở các khu dân cư như: “Xây dựng gia đình nông dân văn hoá”,“Cựu chiến binh gương mẫu” , “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo”

v.v... được sự hưởng ứng của đa số người dân trong xã, các vấn đề của cộng đồng đều được chia sẻ, thể hiện qua mức độ tham gia các hoạt động cũng như những đóng góp của người dân vào hoạt động của cộng đồng là “ rất thường xuyên”(54,4%), đã tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy hoạt động của các phong trào và đã đem lại những thành quả nhất định.

Tuy nhiên người dân chưa thấy đươc hiểu quả do các phong trào mang lại cho cộng đồng, thỉnh thoảng tham gia các phong trào lớn (25,5%), một số phong trào còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích nên chưa mang lại hiệu quả cao, có (17,6%) người dân hiếm khi tham gia các phong trào, các hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa; do đó, cần thay đổi nội dung, hình thức hoạt động của các hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, các phong trào ở cộng đồng dân cư là thực sự cần thiết để mang lại hiệu quả cao hơn làm cơ sở tốt cho việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.

Bảng 2.3.3: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội (%)

Nội dung Cưới Tang Lễ hội 1. Tổ chức nhiều ngày, cỗ bàn linh đình, phô trương. 11.1 15.4 47.8

2. Tổ chức ít ngày, đơn giản 56.8 61.5 23.5

3. Đầy đủ các thủ tục nghi lễ truyền thống rườm rà,

phức tạp 21.6 9.6 33.5

4. Đầy đủ các thủ tục, nghi lễ truyền thống nhưng đơn

giản hóa, nhanh gọn 84.3 82.1 75.8

5. Đầy đủ các nghi lễ truyền thống, mức độ lớn nhỏ

tùy hoàn cảnh 73.9 64.7 41.5

Bên cạnh đó, nhiều hủ tục được xóa bỏ trên tinh thần tự hiểu, tự nguyện và vì cộng đồng, thuần phong mỹ tục được phát huy; môi trường văn hoá phát triển theo lành mạnh, có định hướng; mối quan hệ giữa bà con lối xóm khăng khít hơn; các hiện tượng tiêu cực như cờ bạc rượu chè, gây rối trật tự rất ít xảy ra; việc cưới, việc tang không còn tổ chức phô trương, lãng phí( 84%); các hoạt động văn hóa, thể thao được chú trọng thường xuyên được tổ chức nhân các ngày lễ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng( 75%) v.v...

Tuy nhiên còn một số ít bộ phận người dân vẫn tổ chức cưới theo phong tục cũ, không còn phù hợp gây tốn kém, phô trương, ăn uống linh đình nhiều ngày(11%); lễ cúng ma chay còn nhiều nghi lễ phức tạp, lạc hậu( 15,4%)

Bảng 2.3.4: Vấn đề cảnh quan môi trường văn hóa (%)

- Có cổng thôn 100

- Có đình làng 100

- Có nhà sinh hoạt văn hóa 100

- Nhà ông / bà ở hiện nay là do cha ông để lại 47.5

- Nhà xây mới theo kiến trúc xưa 35

- Nhà xây mới theo kiến trúc hiện đại 65

Nét xưa của cảnh quan, kiến trúc đậm nét làng quê đang có chiều hướng mai một, những ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống ở xã Bình Kiến cũng không còn

quá nhiều(47,5%). Không gian xanh dần nhường chỗ cho những khối bê tông, gạch đá trong làng, do nhu cầu về nhà ở và dân số tăng nhanh, hiện tượng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, những ngôi nhà được xây theo kiến trúc hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều( 65%). Rồi cả cánh đồng rộng hàng chục héc-ta, cả tuyến đường trục chính ra đồng dài vài kilômet nhưng không có một bóng mát cho nông dân ngồi nghỉ giải lao… cảnh quan làng quê dần mất đi vẻ bình yên, không khí trong lành.

Bảng 2.3.5: Mức độ và các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân (%) Tổng số người trả lời: 80

Các hoạt động bảo vệ môi trường

Số ý kiến theo từng mức

độ Điểm

TB

Thứ Thường bậc

xuyên

Hiếm khi

Không bao giờ Đào hố rác, vận động thành viên

trong gia đình giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định

185 11 4 5,68 2

Xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh thiết yếu cho gia đình( Nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh)

160 30 10 5,15 4

Dịch chuyển và vận động người dân dịch chuyển chuồng và gia xúc ra khu nhà ở, khu nấu ăn.

182 15 3 5,62 1

Dọn dẹp thu gom rác thải xung

quanh gia đình và cộng đồng 191 9 0 5,82 3

Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí môi trường được đánh giá là ít tốn kém kinh phí, nhưng lại khó thực hiện vì muốn hoàn thành tiêu chí này thì ý thức của người dân là quyết định trong việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, nhưng để thay đổi nếp sinh hoạt là một vấn đề khó.

Mặc dù trong thời gian qua nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường cảnh quan được nâng lên, người dân tự đầu tư các công trình nước sạch, nhà vệ sinh, nhà

tắm hợp vệ sinh(4), việc đổ rác đúng nơi quy định, đúng thời gian để được thu gom được chấp hành nghiêm túc(2), không chăn nuôi gần nơi ở, nơi sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và cộng đồng(3), thường xuyên tham gia phong trào"

"Ngày chủ nhật xanh- sạch- đẹp" dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực xung quanh nhà ở( 1). Đây là tiền đề tốt cho việc hình thành nếp sống và thói quen sinh hoạt, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ môi trường sống, ăn uống hợp vệ sinh, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bao thuốc, vỏ chai sau khi sử dụng còn vương vãi trên đồng ruộng, chưa được thu gom để đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng.

Bảng 2.3.6: Văn hóa ứng xử

- Lãnh đạo chính quyền địa phương có quyền quyết định tất cả các công

việc chung của địa phương 9.6

- Nhân dân địa phương cùng họp bàn với lãnh đạo chính quyền địa

phương để đưa ra các quyết định công việc chung 83.7 - Chỉ người cao tuổi mới được họp bàn đưa ra quyết định chung 15.6 - Chỉ nam giới mới được tham gia bàn bạc quyết định công việc chung

của địa phương 5.3

- Quan hệ làng xóm thân thiện, hòa thuận 96.8

- Trong gia đình ông bà, cha mẹ là người quyết định mọi việc, con cái

không có quyền tham gia 47.5

- Trong gia đình, nam giới có quyền quyết định mọi việc 19.5 - Trong gia đình, các thành viên bình đẳng cùng nhau trao đổi ý kiến 78.5 - Ông bà, cha mẹ là người định hướng cho con cái quyết định 74.6 - Ông bà, cha mẹ thường dạy con cái những điều hay lẽ phải, những

truyền thống của họ tộc, tổ tiên. 82,5

- Các thành viên trong gia đình hòa thuận, trên kính dưới nhường 89.8

- Khác 57.8

Chúng tôi đã khảo sát thực trạng về nếp sống văn hóa của người dân trong đời sống sinh hoạt gia đình, cộng đồng. Qua khảo sát cho thấy đa số thành viên trong gia đình đều tôn trọng, yêu thương, thường xuyên trao đổi với nhau(78,5%).

Trong mối quan hệ gia đình thì ông bà, cha mẹ là người định hướng cho con cái quyết định( 74,6%) thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng sự lựa chọn của con cái trong gia đình, người đàn ông trong gia đình có quyền quyết định mọi việc ( 19,5%).

Bên cạnh đó tình trạng đối xử thiếu công bằng, tình trạng vi phạm các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, ly hôn vẫn xảy ra và đang có chiều hướng gia tăng, sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò của gia đình, một số gia đình còn xem việc giáo dục là nhiệm vụ của nhà trường và xã hội, nhiều gia đình lại khắc khe, có phương pháp giáo dục không đúng, đánh đập con cái, thiếu không khí giáo dục dân chủ, thể hiện sự tôn trọng với con cái.

Quan hệ hàng xóm, láng giềng cũng được người dân rất quan tâm, quan hệ hàng xóm thân thiện, hòa thuận(96.8%). Nhiều chính sách của nhà nước được đưa ra cho nhân dân bàn và thống nhất( 83,7%), người dân hài lòng và cho rằng chính quyền đã thực hiện đảm bảo quyền dân chủ của người dân về những đề quan trọng liên quan đến đời sống, kinh tế, an sinh xã hội và mọi nội dung đều được họp bàn sau đó thống nhất và quyết định những công việc chung, chính quyền không áp đặt để quyết định. Đây là cơ sở tốt cho việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, đảm bảo nguyên tắc huy tính làm chủ của người dân.

Tuy nhiên qua khảo sát ở các thôn, người dân vẫn cho rằng vấn đề dân chủ vẫn còn mang tính hình thức, xem nhẹ ý kiến của người dân. Nhân dân chưa thực sự được làm chủ, còn có biểu hiện vô trách nhiệm với người dân, có thái độ không đúng mực thay vì phục vụ nhân dân, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân nhưng không đưa ra lấy ý kiến nhân dân mà hành chính hóa, nên hiệu quả xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả chưa cao. Việc lãnh đạo chính quyền địa phương có quyền quyết định tất cả các công việc chung của địa phương( 9,6%), cũng như chỉ có nam giới mới được tham gia bàn bàn các công việc chung của địa phương(5%).

Sự kết hợp thành công giữa phong trào xây dựng nếp sống văn hóa và phong trào kế hoạch hóa gia đình, với những hiệu quả thực tế là một ví dụ về việc nhận thức sức mạnh của tính cộng đồng, dư luận xã hội vào thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong điều kiện mới.

Việc đưa tiêu chí sinh con có kế hoạch vào trong nội dung đánh giá công nhận “gia đình văn hoá”, “khu dân cư văn hóa” là một việc làm thiết thực, đầy tính thời sự.

Làng xã là nơi tồn tại các quan niệm cổ truyền về gia đình, con cái như “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “đông con lắm phúc”, “nối dõi tông đường”; đây cũng là nơi mà điều kiện chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, việc làm v.v… chưa được đảm bảo. Sinh con nhiều là một thực tế đang diễn ra phổ biến, gia đình đông con là một vấn đề nan giải, trở lại thành nguyên nhân đói nghèo, công tác giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.

Kế hoạch hóa gia đình là một phong trào lớn, ra đời từ lâu, nhưng từ khi phối hợp với phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt ở các thôn trên địa bàn xã Bình Kiến. Người dân đã nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của cuộc vận động và ý thức được trong việc quyết định thực hiện kế hoạch hoá gia đình

Những kết quả đó cho thấy việc giáo dục nếp sống văn hóa đang từng bước tạo dựng được dấu hiệu tốt trong cộng đồng dân cư ở xã Bình Kiến trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần bàn, đặc biệt trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cặp phạm trù kế thừa - phát triển, truyền thống - hiện đại, hành chính - phi hành chính, kinh nghiệm - tri thức, lý thuyết - thực tế v.v…

Từ những số liệu trên, có thể thấy khá rõ được một cách một số khía cạnh trong nếp sống văn hóa của cộng đồng dân cư, giáo dục nếp sống văn hóa gắn với các phong trào, các cuộc vận động trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)