Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở XÃ BÌNH KIẾN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp, mục đích của việc khảo nghiệm là áp dụng những biện pháp vào trong thực tiễn giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân xã Bình Kiến, để kiểm chứng lại một lần nữa khẳng định tính khoa học, khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đưa ra.

Kết quả đạt được sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu các biện pháp, đồng thời rút kinh nghiệm cũng như nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân ra các địa phương trên toàn tỉnh.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

- Việc chỉ đạo đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, lồng ghép nhiều nội dung của các cuộc vận động, các phong trào ở cở sở vào giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân.

- Nâng cao chất lượng xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao chất lượng các tiêu chí đánh giá danh hiệu đạt chuẩn văn hóa.

- Mở các lớp tập huấn, chuyên giao khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, chăn nuôi nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng. Chú trọng thực hành các kiến thức, người dân được trực tiếp thực hành trên cây trồng, vật nuôi, để người dân tự nhận biết và thay đổi nhận thức

- Tổ chức tiến hành kiểm tra, rà soát đánh giá việc thực hiện của các thôn về phong trào xây dựng thôn văn hóa, thường xuyên tổ chức, tuyên truyền việc chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

- Đánh giá kết quả thực hiện phong trào” Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp”, việc huy động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, tường rào, đường đi, tham gia xây dựng các công trình giao thông, công trình công cộng.

- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa ở nông thôn.

- Xác định chỉ tiêu phát triển văn hóa, thể thao, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ là công tác văn hóa ở cơ sở.

- Đẩy mạnh việc huy động quỹ hỗ trợ xây dựng nếp sống văn hóa ở các khu dân cư.

- Chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nâng cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên thực hiện đảm bảo tiết kiệm, không phô trương hình thức, không mê tín, dị đoan, loại bỏ những nghi lễ không còn phù hợp và vận động nhân dân làm theo.

- Thực hiện tốt cuộc vận động” Ngày vì người nghèo” gắn với huy động mọi nguồn lực nhằm đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và năng lực tự quản của cộng đồng trong quá tình xây dựng nếp sống văn hóa, giữ vững danh hiệu gia đình “văn hóa”, xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa, thôn tin trên hệ thống đài truyền thanh xã, loa phát thanh ở các thôn về xây dựng nếp sống văn hóa, gắn với cuộc vận động” toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” , gắn với thực hiện các mô hình” Khu dân cư an toàn giao thông”, “ khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường”, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi...

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Trong khuôn khổ giới hạn của nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành khảo nghiệm các biện pháp giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân ở 04 thôn trên địa bàn xã Bình Kiến.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai lĩnh vực:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của 4 biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất cần thiết; cần thiết; không cần thiết

- Nhận thức về tính khả thi của 4 biện pháp đề xuất ở 3 mức độ:

+ Khả thi cao; khả thi; không khả thi

Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Việc tìm ra tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao công tác giáo dục nếp sống văn hóa tại xã Bình Kiến là rất cần thiết cho việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác công tác giáo dục nếp sống văn hóa tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.

Bảng 3.4.4. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

8 8

7

9

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 2 3 4

Series1 9

11

7

13

0 2 4 6 8 10 12 14

1 2 3 4

Series1

TT Biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Khả thi cao

Khả thi Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục nếp sống văn hóa

9 (60%)

6 (40%)

0

8 (53,3%)

7 (46,7%)

0

2

Xây dựng hệ thống các chính sách tạo cơ sỏ cho công tác giáo dục nếp sống văn hóa

11 (73,3%)

4 (26,7%)

0

8 (53,3%)

7 (46,7%)

0

3

Đổi mới, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục nếp sống văn hóa cho cộng đồng dân cư tại xã Bình Kiến

7 (46,7%)

8 (53,3%)

0

7 (46,7%)

8 (53,3%)

0

4

Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác giáo dục nếp sống văn hóa tại xã Bình Kiến

13 (86,6%)

2 (13,4%)

0 9

(60%)

6 (40%)

0

Kết quả trên cho thấy tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp là thuận và chặt chẽ, có mức độ nhất trí cao với độ tin cậy cao đạt 99%, các giải pháp được đánh giá cần thiết như thế nào thì cũng có tính khả thi như thế.

Ví dụ như:

Biện pháp 4: Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác giáo dục nếp sống văn hóa tại xã Bình Kiến thông qua công tác truyền thông, có mức độ cần thiết 86,6% thì cũng có mức độ khả thi cao 60%.

Biện pháp 2: Hoàn thiện chính sách công tác quản lý và giáo dục nếp sống văn hóa xã Bình Kiến thông qua công tác truyền thông 73,3% thì cũng có mức độ khả thi cao 53,3%. Tuy nhiên đây mới là những số liệu được khảo sát trên một phạm vi hẹp, để có thể khẳng định tính thành công của các nhóm biện pháp trên trong việc

nâng cao giáo dục nếp sống văn hóa tại xã Bình Kiến thông qua công tác truyền thông phải có một sự chỉ đạo đồng bộ từ các cấp để các biện pháp phải được triển khai thống nhất, kịp thời mới đem lại kết quả toàn diện.

Kết luận chương 3

Công tác giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân là một nhiệm vụ cần được thực hiện thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi cả một quá trình, cần sự nỗ lực phối hợp của nhiều lực lượng xã hội, trong đó người dân là yếu tố trung tâm, quyết định sự thành công của công tác giáo dục nếp sống văn hóa, bên cạnh đó là nâng cao vai trò của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Hội đoàn thể; nâng cao nhận thức trong Đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa và xây dựng nếp sống văn hóa trong đời sống xã hội.

Phát huy tính tự nguyện, tự giác, tự ý thức và vai trò tự quản của cộng đồn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phong trào phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Triển khai đồng bộ để đạt được kết quả cao nhất và sự phát triển bền vững của các phong trào, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại, loại bỏ những hũ tục lạc hậu, các tập quán lỗi thời, tiếp nhận các tập quán, văn hóa, văn minh phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Các cấp cần phối hợp và đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động, tạo sức mạnh tổng hợp của phong trào” Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chú trọng thực hiện các qui ước về nếp sống văn hóa, huy động mạnh mẽ các nguồn lực tham gia thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dưng nông thôn mới, đô thị văn minh, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)