Về quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động” Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tại xã Bình Kiến

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở XÃ BÌNH KIẾN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

2.4. Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho cộng đồng dân cư tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.4.6 Về quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động” Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tại xã Bình Kiến

Thực trạng phong trào xây dựng thôn văn hóa từ quá trình đăng ký đến công nhận được phản ánh trong báo cáo tổng kết hàng quý, hàng năm của các ban ngành, các cấp sẽ cho ta một cái nhìn trung thực dưới góc độ tuyên truyền, vận động, giáo dục và quản lý.

Về phong trào, cuộc vận động triển khai về bề rộng nhưng chưa đồng bộ, tiến độ còn chậm. Việc tổ chức đăng ký còn nặng hình thức thủ tục, hơn là tổ chức ngày hội đăng ký, ký kết giao ước.

Về phía chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể còn thiếu thống nhất, chặt chẽ. Nhận thức đối với cuộc vận động chưa xác định đúng mức“thôn văn hóa” danh hiệu chung của cả cộng đồng dân cư phấn đấu để đạt được; chỉ chú trọng đến thôn có bề dày truyền thống, bỏ quên những nhân tố văn hoá mới. Trong triển khai, chỉ chú trọng quan tâm đến việc xây dựng quy ước văn hóa, tổ chức đăng ký xây dựng, chưa quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo thực hiện, đưa QƯVH vào cuộc sống; nội dung, quy trình triển khai thực hiện bất cập, cứng nhắc. Thủ tục bổ sung các nội dung vào QƯVH còn rườm rà, hoặc có quá nhiều bản cảm kết làm cho người dân thấy phức tạp, nội dung nặng về hình thức. Đặc biệt đáng chú ý là công tác tuyên truyền, thông tin, vận động quần chúng nhân dân tham gia chưa đạt hiệu quả cao, chưa liên tục. Sự lồng ghép, phối hợp đồng bộ giữa các cuộc vận động, phong trào khác nhau ở các thôn chưa được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn. Công tác chỉ đạo, thanh tra thiếu sâu sát, chưa thường xuyên, sơ kết thiếu kịp thời, công tác quản lý đang còn bất cập và gặp khó khăn. Các ban ngành, đoàn thể của xã chưa mạnh dạn có biện pháp mới đẩy mạnh phong trào, chạy theo thành tích dẫn đến chất lượng phong trào chưa cao.

Về phía người dân, các thôn đều đã đăng ký xây dựng nhưng chưa xem

việc vận động xây dựng GĐVH là hạt nhân cơ bản của phong trào, làm giảm hiệu quả cuộc vận động. Trong nhân dân, tình trạng xây dựng lăng mộ, tang ma, cưới xin tốn kém vẫn xảy ra; những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội (say rượu, trộm cắp, gây mất trật tự...) vẫn còn diễn ra; còn tình trạng sinh con thứ ba…

Bảng 2.4.6: Nhận xét của người dân về tổ chức các phong trào

STT Quy mô tổ chức %

1 - Tổ chức thường xuyên với quy mô lớn, rộng rãi trong cộng

đồng dân cư 60

2 - Quy mô nhỏ chỉ trong cán bộ thôn và những người liên quan 9 3 - Có sự phối hợp thống nhất giữa các cấp, các ngành, đoàn thể

và người dân 48,5

4 - Tổ chức mang tính hình thức, đơn lẻ, thiếu chiều sâu 87,2 5 - Chính quyền ít quan tâm, không có sự phối hợp nhịp nhàng

giữa các ban nghành. 40

6 - Nội dung tổ chức chưa đa dạng, phong phú, chưa phát huy

được sự tham gia đông đảo của cộng đồng 70,6

7 - Được sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc

của các ban ngành, đoàn thể 54,5

Từ thực trạng phong trào, các báo cáo đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động, các hoạt động giáo dục nếp sống được tổ chức thường xuyên, với quy mô rộng mang tính toàn dân( 60%), có sự phối hợp giữa các chính quyền, Hội đoàn thể ở địa phương và người dân trong cộng đồng(48,5%), các hoạt động được người dân ủng hộ, nhiệt tình tham gia( 55,5%). Tuy nhiên một số nội dung, quy mô tổ chức mang nặng tính hình thức, đơn lẻ, thiếu chiều sâu, không sát với nhiệm vụ giáo dục, thiếu nhất quán trong các hình thức triển khai( 87,2%), nội dung tổ chức chưa đa dạng, phong phú, chưa phát huy được sự tham gia đông đảo của cộng đồng( 70,6%), chính quyền ít quan tâm, không có sự phối hợp nhịp nhàn giữa các bàn ngành( 40%).

- Về nhận thức, cần thấy rõ phong trào xây dựng“ Thôn văn hóa” không phải là một “đề án phát triển kinh tế”, không đem lại những lợi ích trước mắt, mà là một cuộc vận động lớn, lâu dài, toàn diện, không chỉ về văn hoá, đạo đức lối sống mà còn tác động đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Mặt khác, việc từ bỏ hệ nếp nghĩ thói quen, lối sống cũ và tiếp nhận, hình thành những thói quen, lối sống, cách nghĩ mới là vấn đề hoàn toàn không đơn giản, có thể giải quyết trong một thời gian ngắn.

- Về vấn đề phối kết hợp giữa các phong trào, hiện có quá nhiều phong trào tiến hành đồng thời, gây ra tình trạng chồng chéo, lẫn lộn mục tiêu, ý nghĩa, làm mất đi sức mạnh tổng hợp, tính kết nối hỗ trợ, ảnh hưởng tiến độ, và nảy sinh tiêu cực chạy theo thành tích ở cấp điều hành, người dân mất phương hướng.

- Thực trạng báo cáo tổng kết phản ánh một cách chung chung về ưu điểm và hạn chế cũng là nguyên nhân làm cho phong trào không phát triển.

Như vậy, cần phải khẳng định lại rằng, những chủ trương về văn hoá của Đảng và Nhà nước ta hết sức đúng đắn trong xác định vai trò, nội dung, phương hướng chiến lược bảo tồn và phát triển; thực trạng tồn tại, vướng mắc của phong trào chính là ở khâu tổ chức, thực hiện: quy trình, nhân sự, sự nhiệt tình năng nổ ở những người có tâm huyết v.v… Đó cũng là các vấn đề giải pháp sẽ tập trung vào, mang tính chất gợi mở.

- Về nội dung: Xây dựng thôn văn hóa, đặc biệt chú ý đến nếp sống là mặt ổn định của lối sống, bao gồm những cách thức, QƯVH đã trở thành thói quen trong sinh hoạt thường ngày như lao động sản xuất, tổ chức đời sống xã hội. Những giá trị truyền thống cần củng cố như tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lao động cần cù, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, lối sống trọng tình, hiếu thảo thủy chung v.v... làm nòng cốt cho nếp sống văn hóa mới hiện nay.

Cần phải có thái độ đúng đắn về vai trò và sự tồn tại của các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, một hình thức văn hoá tâm linh phổ biến, một mặt của đời sống hương thôn, có truyền thống lâu đời trong cội nguồn văn hoá dân tộc: tín ngưỡng thổ thần đất đai, vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, tiền nhânv.v...; thể hiện nhu cầu tâm linh chính đáng của con người, phản ánh trình độ phát triển của con người và

xã hội, không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực, mà có những giá trị về mặt tinh thần quan trọng, giúp người dân cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống. Vì vậy, việc thừa nhận và tôn trọng tín ngưỡng dân gian không phải là bao che, lưu giữ những mê tín, hủ tục, mà cần được hiểu đó là sự thừa nhận ý thức tín ngưỡng, ý thức tâm linh. Trong một số điều khoản “thiêng hoá”, khoác lên bên trên lớp áo tâm linh, hương ước đã tỏ ra hiệu quả trong việc hạn chế những hành động phá hoại, xâm hại thiết chế truyền thống (đình, chùa, miếu vũ v.v...), công trình công cộng, cảnh quan thiên nhiên, các vùng cấm địa.

- Về hình thức: Xây dựng nếp sống văn hoá ở nông thôn hiện nay không thể không lấy làng, xã làm đơn vị căn bản. Bởi, ngoài những lợi thế về cơ sở hình thành từ vai trò lịch sử, làng xã là nơi hội tụ ý thức cộng đồng, tinh thần tự quản, lưu giữ chất bản địa đậm nét nhất. Mặt khác, về kinh tế thôn/làng là đơn vị thích hợp nhất để hình thành các loại hình hợp tác tự nguyện.

Kết quả khảo sát cho thấy, đơn vị thôn/ làng ít nhiều đã có sự xáo trộn (tách, nhập) trước những yêu cầu về quản lý hành chính, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn sức sống truyền thống. Đây là thực tế mà các ban ngành, đoàn thể phải tính đến trong quá trình thực thi xây dựng thôn văn hoá.

Bên dưới làng, dòng họ là một tổ chức có tính dân sự, một thực thể khách quan mà sự vận động của nó có liên quan đến kinh tế văn hóa xã hội và gia đình. Thực tế cách quản lý truyền thống, cho thấy sự cưỡng chế hành vi của cá nhân và tính liên đới trách nhiệm bằng dòng họ, sự tự ước chế, kiểm soát lẫn nhau giữa cá nhân, giữa tập thể với tập thể... đem lại hiệu quả cao.

Cùng với thiết chế dòng họ, yếu tố gia đình, văn hóa cá nhân có vị trí quan trọng trong làng xã, là nhân tố tạo nên sự đột phá, sáng tạo cho phong trào xây dựng“ thôn văn hóa”. Gia đình là tế bào của xã hội, nhận định này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi các giá trị bị phá vỡ bởi sự đánh mất vai trò của một số thiết chế làng xã truyền thống. Nhà nước quản lý xã hội thông qua các đơn vị làng, làng quản lý thành viên thông qua dòng họ, dòng họ quản lý con em qua gia đình. Trước khi là thành viên của làng, cá nhân đó thuộc về gia đình. Con người sinh ra, lớn lên, gia đình là nơi đầu tiên góp phần quan trọng vào hình thành thói

quen, tính cách, nhân cách. Không có một tổ chức, cộng đồng nào có vai trò giáo dục, ảnh hưởng mạnh đến cá nhân như gia đình. Quan trọng hơn, “Gia đình là yếu tố giảng đạo lý, thủ đắc những đức tính mà nhà trường hiện đại không có. Ở đây trẻ con được bao bọc bởi tình cảm, được dẫn dắt bởi long tôn kính, chịu ảnh hưởng tôn giáo tổ tiên…”. Vì thế, khi một thành viên trẻ tuổi “rời xa các luật lệ mà ngày xưa đã hướng dẫn hành vi của họ, chính là họ đã thoát ly từ những ngày đầu ảnh hưởng của gia đình, thoát ly cái cơ cấu hùng mạnh mà với sự trung gian của nó, họ nhận được các nguyên tắc chỉ đạo đời sống của họ…” [8, tr. 564-565]. Gia phong - nếp nhà là nền tảng giáo dục tiên quyết cần đề cao.

- Về tổ chức: Một nguyên tắc quan trọng là muốn thực thi các chủ trương, chính sách tất yếu phải thông qua các cơ chế, thiết chế vận hành của xã hội. Trong thực tế, không có sự xung đột gay gắt giữa thiết chế hành chính và phi hành chính, mà vấn đề là ở chỗ cả hai chưa tìm được tiếng nói chung, kết hợp hài hoà, tạo ra những phương thức quản lý mạch lạc, sự tương tác hiệu quả trong vận hành quản lý làng xã. Những nghiên cứu về làng xã và di sản hương ước sẽ cho thấy sự giao thoa ở mức độ nào là phù hợp.

Trong cuộc vận động xây dựng“ nông thôn mới”, ngoài những thiết chế hành chính, bên cạnh các tổ chức hành chính, phải xem trọng vai trò của những thiết chế phi hành chính/thiết chế truyền thống: làng - dòng họ - gia đình, với những ảnh hưởng nhất định trong đời sống hiện nay. Vai trò xã hội về nhiều mặt của người già có phần giảm sút do có sự cạnh tranh của nhiều thiết chế mới, song ở khía cạnh quan hệ nội tại, vẫn có những ảnh hưởng nhất định trong quan hệ lối xóm, sinh hoạt lễ nghi, giữ được chất keo gắn kết trong hành động tương thân tương ái, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, trợ tang v.v… Vì vậy, cần phải tôn trọng và tạo điều kiện cho các tổ chức phi hành chính phát huy vai trò; đồng thời, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội( Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội người cao tuổi) làm lực lượng nòng cốt cho phong trào, hình thành sức mạnh tổng hợp trên tinh thần vừa tự nguyện vừa áp chế. Trong đó, đặc biệt coi trọng thiết chế Ban quản lý thôn, trong vai trò là cầu nối giữa dân và chính quyền cơ sở, để người dân chủ động tiếp nhận, thực hiện và làm chủ phong trào. Đó chính là

người trực tiếp đứng ra tổ chức các sinh hoạt cộng đồng như lễ hội, cúng tế, hoạt động tương trợ v.v... Ở đấy, cần xem trọng vai trò của thôn trưởng dưới góc nhìn truyền thống, đặc biệt là xem xét trong diễn trình lịch sử lập xã, vừa là trợ thủ đắc lực cho bộ máy chính quyền rất gần dân. Hiện nay, trong vai trò trung gian giữa chính quyền địa phương cơ sở với nhân dân, được tín nhiệm bầu lên, thôn trưởng đang ngày càng phát huy vai trò. Hơn nữa, cần đề cao tinh thần trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của các cơ quan Nhà nước, bởi chúng ta đang đặt nền móng, xây dựng một nhà nước pháp quyền theo tinh thần sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)