CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở XÃ BÌNH KIẾN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
2.5. Đánh giá thực trạng
Thực trạng cho thấy trong những năm gần đây Cấp ủy, chính quyền và người dân quan xã Bình Kiến quan tâm đến công tác giáo dục và phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống nhân dân trong cộng đồng dân cư; bên cạnh đó Chính quyền xã Bình Kiến đã xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình, văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa theo các chỉ đạo của tỉnh và thành phố như:
Đề án nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; thực hiện Đề án phát triển xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; thực hiện Đề án “Rác không tiếp đất”, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị…
Song song đó, cấp ủy và chính quyền xã Bình Kiến đã triển khai và tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội ở địa bàn dân cư. Nổi bật là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và phát triển trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, được sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng nhân dân, đã từng bước góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, giao thông nông thôn ngày càng thuận tiện, nhựa và bê tông hóa liên thôn, liên xã, đáp
ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân; văn hóa nông thôn có nhiều tiến bộ, mối quan hệ “Tình làng nghĩa xóm” ngày càng thắt chặt, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi; các phong trào thi đua xóa đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển; việc đầu tư cơ sở vật chất cho văn hóa được chú trọng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên và phát huy được hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vui chơi giải trí, tham gia sáng tạo và hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã Bình Kiến.
Tuy nhiên, Việc xây dựng các mô hình hoạt động văn hóa ở các thôn vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và chưa có sức thu hút cao đối với quần chúng nhân dân, nội dung giáo dục nếp sống văn hóa mới chưa đáp ứng thực tế, chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và công đồng;
Điều kiện thu nhập và mức sống của người dân còn có sự chênh lệch xa giữa các ngành nghề kinh tế, khó khăn nhất vẫn là người nông dân trồng lúa, chăn nuôi;
nhiều người dân vẫn duy trì thói quen sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chưa chủ động mạng dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý chưa đúng quy định, sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ, tình trạng chăn nuôi hợp vệ sinh chưa đảm bảo.
Những giá trị văn hóa truyền thống, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, các thành viên trong gia đình ngày càng thiếu sự gắn kết… xu hướng này xảy ra khá phổ biến nhất là đối tượng lao động thanh niên làm ăn ở các thành phố lớn, sinh viên đi học ở xa.
Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tội phạm, các tệ nạn xã hội, mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân vẫn còn xảy ra, sự vô trách nhiệm đối với các vấn đề của cộng đồng vẫn còn trong một bộ phận nhân dân và những biến đổi tiêu cực trong lối sống, nếp sống gia đình, bất hòa, cãi vã, bạo lực gia đình, ly hôn, sinh con thứ ba
trong cộng đồng dân cư tại xã Bình Kiến đang tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định về mặt xã hội.
2.5.2 Nguyên nhân thực trạng
Do điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của địa phương và sự hỗ trợ của thành phố còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; việc đầu tư kinh phí cho lĩnh vực văn hóa còn nhiều hạn chế, một số hoạt động trên lĩnh vực văn hóa thông tin chưa được đầu tư thỏa đáng kể cả về phương diện vật chất và con người; một số hoạt động chỉ mang tính phong trào, thiếu bền vững.
Công tác chỉ đạo, giám sát của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục nếp sống cho người dân còn nhiều hạn chế, không phát huy hết vai trò của ngành mình nên kết quả đạt chưa cao.
Sự bố trí, sắp xếp cán bộ chuyên trách tại cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, năng lực đội ngũ làm công tác văn hóa, giáo dục văn hóa còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó lại thường xuyên thay đổi vị trí công tác, từ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ văn hóa và phong trào văn hóa ở địa phương.
Mặt khác, do chưa có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người tham gia hoạt động trên lĩnh vực văn hóa ở cơ sở nên chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng văn hóa trong cộng đồng dân cư.
Kết luận chương 2
Kết quả qua khảo sát đánh giá thực trạng nếp sống văn hóa và thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân ở cộng đồng dân cư tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho thấy việc thực hiện nếp sống văn hóa mới của người dân đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, từng bước làm thay đổi bộ mặt đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Tuy nhiên công tác giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân còn nhiều hạn chế, phương pháp, hình thưc tổ chức giáo dục còn chưa đổi mới, chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức, sinh hoạt văn hóa của người dân ở vùng nông thôn, nội dung giáo dục nếp sống văn hóa còn nặng tính lý luận, chưa gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Chúng ta cần giải quyết những hạn chế trên để nâng cao chất lượng công tác giáo dục nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Vấn đề này chúng tôi sẽ tập trung giải quyết trong chương 3.
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HOÁ