Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở XÃ BÌNH KIẾN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Xã Bình Kiến trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính theo lịch sử phát triển của thành phố Tuy Hòa, điều kiện xã hội có quá nhiều biến động suốt chiều dài hình thành lịch sử - văn hóa của vùng đất Phú Yên, bởi thiên tai, địch họa v.v… làm cho dân cư và cuộc sống dân sinh cũng chịu nhiều tác động ảnh hưởng tương ứng.

Cách mạng Việt Nam thành công và đi lên từ xã hội phong kiến nửa thuộc địa nên có thể nói, công cuộc kiến quốc gặp vô vàn khó khăn, từ cuộc sống vật chất cho đến đời sống tinh thần.

Mục tiêu của việc giáo dục nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, xây dụng nông thôn mới, đầu tiên là phát xuất từ bối cảnh và nhu cầu bức thiết, nhìn từ vấn đề gia đình với tư cách là nền tảng căn bản của xã hội và gắn liền với nó, là nếp sống, lối sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, làm bệ phóng tốt chuẩn bị cho họ có thể bước ra ngoài xã hội, thực hiện vai trò và tư cách công dân của một xã hội. Quan hệ giữa những người dân trong cộng đồng là quan hệ tình nghĩa thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trong nhau. Mục tiêu của việc giáo dục nếp sống văn hóa là khơi dậy tính tích cực, nhiệt tình tham gia của người dân thì các hoạt động giáo dục nếp sống mới mang lại hiệu quả thiết thực. Xã hội thay đổi và luôn phát triển không ngừng, nên tất yếu buộc con người là chủ thể của xã hội, phải sống, học tập và rèn luyện sao cho phù hợp và đáp ứng được với nhu cầu xã hội, biết kế thừa truyền thống và giá trị tinh hoa của thời đại, sống có lý, có tình… Nói một cách ngắn gọn, đó chính là con người có nếp sống văn hóa.

Đưa được các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thực sự đi vào cuộc sống của người dân, để nhân dân được hiểu thì việc thực hiện công tác tuyên truyền là khâu hết sức quan trọng trong xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng thôn, xóm, khu phố sạch đẹp có vai trò của Mặt trận tổ quốc và các Hội đoàn thể là hết sức quan trọng đảm bảo tính mục tiêu xây dựng nếp sống văn hóa cho người dân trong cộng đồng dân cư được thực hiện thành công.

Vì sự lớn mạnh phát triển của đời sống vật chất của từng người dân và nhu cầu xã hội ngày càng đặt ra một cách bức thiết hơn, kết hợp với nhiều phong trào khác của các ngành trong xã hội, tất cả đã trở thành phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đây là một phong trào rộng lớn được phát động nhằm huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội… tích cực tham gia.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. (Tính đối tượng, văn hóa, vùng miền giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân)

Với lịch sử phát triển ngàn năm, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố Việt Nam với sự hình thành quốc gia - dân tộc bao chứa bên trong nhiều di sản văn hóa phong phú và đa dạng của nhiều dân tộc - tộc người, trên nhiều vùng đất trải dài từ Bắc chí

Nam, từ miền biển, vùng đồng bằng lên tận miền núi cao. Tính đa dạng văn hóa đã từ lâu trở thành điều kiện tồn tại và phát triển không chỉ của văn hóa mà còn của bản thân dân tộc. Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống có những nét riêng biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, sinh hoạt vật chất... chính điều đó trong quá trình xây dựng nếp sống văn hóa cho người dân chứng ta cũng cần quan tâm đến những đặc điểm văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, mỗi thành phần dân tọc có truyền thống và bản sắc của mình. Do vậy, văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng; trong giáo dục và xây dựng nếp sống văn hóa phải đảm bảo sự thống nhất và tính đa dạng phong phú, da dạng trong sự thống nhất không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Ở vùng đất Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên, sau ngày miền Nam được giải phóng, sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu.. Nét đặc sắc văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều vùng văn hóa. Con người Phú Yên mang cái chân chất thiệt thà của miền Trung, hiền hòa, mến khách của người dân xứ “nẫu”. Và ở đây, văn hóa của mảnh đất Tuy Hòa, nhất là văn hóa làng xã, cũng được xem xét trong bối cảnh như vậy.

Việc giáo dục nếp sống văn hóa là một nội dung quan trọng của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện thống nhất, qui mô trên khắp cả nước, tất yếu, sẽ được thể hiện dưới nhiều sắc thái khác nhau và mang lại những kết quả khác nhau, bởi sự chi phối của những giá trị đặc trưng của văn hoá các vùng, miền.

Vấn đề đặt ra là trên nền tảng thống nhất chung với qui mô rộng lớn đó, ở tầm vĩ mô, địa phương phải có sự vận dụng, có sự bổ sung phù hợp để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả cuộc vận động ở ngay chính trên địa bàn xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Để đảm bảo thành công nhiệm vụ giáo dục và xây dựng nếp sống văn hóa cho người dân ở vùng nông thôn phải đảm bảo nguyên tắc cốt lõi sau:

- Bảo đảm sự phù hợp một cách tương đối với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống của vùng nông thôn, cộng đồng của dân sinh sống ở nông thôn, nơi cái gốc để sản sinh văn hóa và nuôi dưỡng văn hóa truyền thống.

- Bảo đảm phù hợp trình độ hiểu biết, nhận thức của người dân hay chính là điểm thục tại của bối cảnh văn hóa của cộng đồng và nó được quy định bởi yếu tố nền tảng là mặt bằng trình độ phát triển, nhất là về giáo dục và kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật hiện có, cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa đang diễn ra.

- Đánh giá, phát hiện các vấn đề thuận lợi để khai thác, hạn chế để điều chỉnh, khắc phục, tránh trở ngại hoặc định hướng, dẫn dắt sự phát triển về kinh tế- xã hội- văn hóa theo chiều thuận mà không tạo ra những xung đột văn hóa, tâm lý xã hội. Xử lý, loại trừ những tập tục lạc hậu trong đời sống cũng như tiếp nhận những yếu tố văn hóa tiến bộ.

- Tôn trọng tính đa dạng của văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa con người với văn hóa, bao gồm cả văn hóa bên trong và văn hóa bên ngoài. Đề cao chủ thể văn hóa các dân tộc, đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng tri thức địa phương trong các hoạt động phát triển.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. (Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nâng cao chất lượng, nội dung giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân).

Cũng cần lưu ý rằng việc giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân ở cộng đồng dân cư chỉ thuần túy thực hiện thông qua phát động, rồi có lên, có xuống, không phát động thì dừng lại… mà chưa coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt, bao trùm lên bên trên mọi hoạt động xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc. Tất cả, chỉ vẫn để nhằm xây dựng, tạo lập một nếp sống, lối sống có văn hóa, một đời sống có văn hóa mà chưa có những phương thức mới, những biện pháp mới. Cho nên, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều khía cạnh, cần được nhìn nhận và mổ xẻ một cách nghiêm túc, ngõ hầu có thể tìm ra giải pháp khắc phục, chế ngự.

Giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân là một trong các tiêu chi cơ bản trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, mà ở đó mỗi tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Với tư cách là tổ chức đại diện cho

các tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các hội đoàn thể giữa vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục nếp sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới, được thể hiện các cuộc vận động, các hoạt động, tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn hóa mới, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Do vậy, quá trình giáo dục nếp sống văn hóa cho cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa gắn với cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hiện nay cần chú ý hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng, đi đúng vào thực chất, trọng tâm, có nghĩa là chú trọng nhiều hơn đến nội dung và hiệu quả hơn là hình thức.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi (Văn hóa của xã Bình Kiến phải được nhìn nhận, xem xét từ sự đặc trưng trong tính đa dạng của văn hóa Việt Nam).

Cho nên ở đây, chúng tôi chỉ chú trọng đến việc đề xuất hướng đi mang tính qui trình một cách cơ bản nhất, để phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên cũng như lịch sử xã hội đặc thù của xã Bình Kiến mà có sự vận dụng linh hoạt, chủ động cho phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực.

Bản thân khi nguyên cứu cũng mạnh dạn chỉ ra rằng trong việc giáo dục nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư tại xã Bình Kiến góp phần xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình thực hiện “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, vấn đề thí điểm điển hình ở những trường hợp cụ thể để làm gương, tiến tới nhân rộng ra các xã đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, cũng là bài học kinh nghiệm mang nhiều giá trị tham khảo bổ ích.

Một phần của tài liệu Giáo dục nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã bình kiến thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)