CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở XÃ BÌNH KIẾN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
2.4. Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho cộng đồng dân cư tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
2.4.4. Công tác truyền thông, tuyên tuyền nếp sống văn hóa
Nhận thức tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục trong xây dựng nếp sống văn hóa cho người dân, Ban Chỉ đạo các cuộc vận động cở sở của xã Bình Kiến tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng và đồng bộ trong các ngành, các đoàn thể, cơ quan, trường học, các cộng đồng dân cư…đài Truyền thanh xã đã xây dựng chuyên mục phát thanh “Xây dựng nếp sống văn minh nông thôn” với 02 chuyên mục mỗi tháng, thời lượng phát sóng 15-20 phút/chuyên mục. Nội dung tuyên truyền được quan tâm đầu tư lựa chọn, sử dụng, tuyên truyền hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng, phổ biến đầy đủ nội dung các hành vi vi phạm nếp sống có văn hóa sẽ bị xử lý hành chính đến với mọi người dân và cán bộ, công chức, người lao động. Xây dựng các bài viết về gương người tốt việc tốt đọc trên đài truyền thanh xã hàng tuần, qua đó đã khích lệ động viên tinh thần của quần chúng nhân dân.
Trên thực tế, việc đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân hưởng ứng, thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác như cổ động trực quan, họp thôn; sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, quần chúng... đã tiến hành triển khai tuy nhiên có lúc, có nơi vẫn thiếu sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và tích cực nên hiệu quả vẫn chưa cao như các ngõ xóm chưa được nhân dân chấp hành treo cờ nghiêm túc, đầy đủ nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, thiếu sự quan tâm, đôn đốc nhắc nhở của chính quyền địa phương.
Thực hiện Đề án xây dựng thành phố Tuy Hòa” Sáng- xanh- sạch-đẹp; Đề án
”Rác không tiếp đất”, vận động xây dựng “con đường hoa”; mô hình “hoa đẩy rác”…Chính quyền và nhân dân xã Bình Kiến xác định việc xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong cộng đồng dân cư gắn kết chặt chẽ với phong trào xây dựng
“Phường văn minh đô thị”, “Xã nông thôn mới”. Từ năm 2016 thành phố Tuy Hòa phát phát động phong trào “Ngày chủ nhật xanh” với sự tham gia của lãnh đạo của
các ban ngành, Mặt trận và các Hội đoàn thể ở thành phố trực tiếp xuống từng thôn, khu phố cùng nhân dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị. Phong trào này được thực hiện mỗi tháng 2 lần vào ngày chủ nhật của tuần thứ hai và thứ tư hàng tháng, trong đó đợt cao điểm được tổ chức từ ngày 15-1 đến 28-2. Tập trung tuyên truyền người dân không vứt rác xuống lòng đường, vỉa hè, sông, ao hồ…;
khơi thông kênh mương nội đồng, hạn chế sử dụng túi nilon, tổ chức vận động 100% hộ dân ký bản cam kết bảo vệ môi trường…Qua đó góp phần hình thành nếp sống có văn hóa, ứng xử văn minh đối với môi trường sống của cộng đồng, nâng cao ý thức người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải. Xã Bình Kiến cũng tích cực vận động người dân chỉnh trang nhà ở dân cư, nhà văn hoá thôn, đường làng, ngõ phố, đặc biệt là vận động người dân trồng cây, trồng hoa để xanh hóa tường rào, làm đẹp các tuyến đường, khu vực công cộng. Bên cạnh đó, các ban ngành, hội đoàn thể của xã cũng phối hợp với các phường, xã giáp ranh thường xuyên tổ chức ra quân đảm bảo an toàn giao thông, trật tự, mỹ quan đô thị.
Công tác giữ gìn xanh, sạch, đẹp các di tích lịch sử, di tích văn hóa trên địa bàn xã Bình Kiến được quan tâm thực hiện tương đối tốt, bảo tồn và phát huy được giá trị của di tích, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm di tích, du lịch, tuy nhiên công trình công cộng và công viên trên địa bàn xã Bình Kiến còn ít, diện tích hẹp nên giá trị sử dụng chưa hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Hoạt động bảo tồn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương vẫn được duy trì, một số hoạt động truyền thống, tham gia các lễ hội của thành phố và của địa phương như lễ hội đua thuyền truyền thống sông Đà Rằng, đại hội TDTT, Chợ quê ngày hội, lễ hội cúng đình làng… thật sự là điểm nhấn đặc sắc của xã Bình Kiến.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hoạt động VHVN, TDTT chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; việc tổ chức các hoạt động chưa thường xuyên và tích cực, công tác xã hội hóa chưa được chính quyền địa phương quan tâm triển khai nhiệt tình. Một số hoạt động như bóng đá, bóng chuyền, liên hoan văn nghệ…chưa có chiều sâu, công tác tổ chức chưa thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân.
Công tác triển khai bổ sung thực hiện các nội quy, quy ước xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa được UBND xã Bình Kiến chỉ đạo tích cực, hầu hết Quy ước thôn, quy định đã được bổ sung những nội dung mới đáp ứng yêu cầu, quy định của pháp luật, tuy nhiên việc thực hiện Quy ước trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có lúc thực hiện chưa nghiêm túc, một số hộ gia đình chưa chấp hành nghiêm túc trong chấp hành tổ chức ma chay, hiếu hỷ còn rườm rà, một số cán bộ ở thôn, xã có lúc còn chưa thực sự gương mẫu chấp hành. Tình trạng rải vàng mã trên các tuyến đường vẫn tồn tại, dấu hiệu chuyển biến nhận thức của người dân còn chậm thay đổi. Còn để xảy ra tình trạng cơ sở thờ tự tôn giáo trái phép, mê tín dị đoan, lợi dụng người dân truyền bá tư tưởng, sản phẩm văn hóa đồi trụy tạo môi trường văn hóa không lành mạnh.
Bảng 2.4.4 Các hình thức giáo dục nếp sống văn hóa cho người dân
STT Các hình thức giáo dục %
1 Các ban ngành đoàn thể cấp xã xuống tổ chức hội nghị triển khai 90
2 Thông qua các buổi họp dân ở thôn 90,4
3 Thông qua phương tiện truyền thanh xã, loa phát thanh thôn 30,5 4 Thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao 80 5 Thông qua hoạt động xã hội, lao động tập thể 28
6 Thông qua hoạt động sản xuất hàng ngày 20
Kết quả khảo sát cho thấy, có 90% hoạt động giáo dục nếp sống cho người dân được tổ chức hội nghị do cấp xã tổ chức và thông qua các buổi họp của thôn(90,4%), thông qua phương tiện đài truyền thanh xã, loa phát thanh thôn (30,5%). Đây là những hình thức được sử dụng nhiều nhất, được thực hiện rất phổ biến trong hoạt động giáo dục, xây dựng nếp sống văn hóa cho người dân, nhưng tính thực tiễn không cao.
Thực trạng qua khảo sát cho thấy, bên cạnh những hình thức giáo dục truyền thống, chính quyền xã đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục nếp sống sát với thực tiền, tăng cường hoạt động trải nghiệm, phát huy tính tích cực của người dân thông
qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao(80%), thông qua hoạt động sản xuất(20%), thông qua hoạt động xã hội tập thể( 28%).
Bên cạnh một số hạn chế trong việc thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn là do bước đầu triển khai còn lúng túng, Chính quyền địa phương đặc biệt chú ý việc giáo dục đạo đức lối sống từng thành viên gia đình nhằm xây dựng ngay cái gốc ban đầu từ nhân dân.