Nhóm tiêu chí về thái độ, hành vi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức quản lý các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại tỉnh khăm muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 46)

1.3. Những tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ công chức quản lý các cơ

1.3.3. Nhóm tiêu chí về thái độ, hành vi

Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn nhận và cách hành động trước một vấn đề hay một tình huống cụ thể. Thái độ của công chức là sự thích hay không thích, đồng tình, phản đối hay thờ ơ trước một sự việc, hiện tượng hoặc trước một người, từ đó ảnh hưởng tới hành vi của họ khi ứng xử với sự việc, hiện tượng hoặc con người. Thông thường nếu có thái độ tích cực thì hành vi sẽ tích cực và ngƣợc lại.

Hành vi của công chức quản lý đƣợc hiểu là hành động của họ với đối tƣợng trong tình huống cụ thể. Nhƣ vậy, cùng một sự vật, hiện tƣợng, nếu công chức quản lý có thái độ, hành vi khác nhau thì sẽ có cách hành xử khác nhau, ra quyết định khác nhau và dẫn đến mang lại kết quả khác nhau.

Công chức là chủ thể thực thi công vụ, đóng vai trò rất quan trọng đối với nền công vụ. Chính vì vậy, khi xem xét, đánh giá năng lực công chức cần hết sức

quan tâm xem xét thái độ, hành vi của họ. Khi xem xét, đánh giá thái độ, hành vi của công chức hành chính, chúng ta cần đánh giá các nội dung sau đây:

a) Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan

Công chức quản lý là những người tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách, pháp luật, đồng thời cũng chính họ là người triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách đó vào đời sống xã hội. Bởi vậy, trong thực thi nhiệm vụ họ phải tuân thủ pháp luật; đồng thời, họ là người phải tiên phong, gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật để người dân tin tưởng thực hiện theo.

Nội quy, quy chế làm việc của cơ quan là những quy định có tính bắt buộc công chức phải tuân theo để duy trì kỷ cương, kỷ luật. Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan cũng là một tiêu chí đánh giá công chức, phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ. Công chức quản lý phải là tâm gương thực hiện pháp luật và những quy định của tổ chức.

b) Ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ

Ý thức trách nhiệm đối với người công chức quản lý cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là việc thực hiện đầy đủ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Nhà nước giao cho người đó. Ý thức trách nhiệm ở đây là công chức quản lý phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phục vụ Nhân dân, phục vụ Nhà nước để điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong thực thi công vụ. Nếu nhƣ công chức không nhận thức đúng vấn đề này, họ sẽ thực hiện công việc theo các ý muốn chủ quan của mình, theo các thói quen và cung cách do tự bản thân đặt ra. Điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả phục vụ Nhân dân.

Ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ biểu hiện ở việc công chức phải ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao;

thể hiện trách nhiệm của cá nhân về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Tự nhận trách nhiệm khi kết quả chƣa đạt yêu cầu; không né tránh những việc khó hoặc đùn đẩy việc khó cho người khác.

c) Ý thức tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ

Đây là tiêu chí đánh giá sự cầu tiến của công chức hành chính. Để thực thi công vụ tốt công chức hành chính cần phải có trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời công chức hành chính phải tự rèn luyện, học tập để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Một điều dễ nhận thấy đó là, nếu công chức thường xuyên đề cao trách nhiệm tự nghiên cứu, tự học để bổ sung kiến thức, nâng cao hiểu biết thì năng lực của công chức ngày càng cao hơn. Ngƣợc lại, nếu công chức hành chính không ý thức đƣợc việc tự học, tự rèn luyện thì sẽ rất dễ gặp phải tình trạng khó khăn trong thực thi công vụ, chất lƣợng và hiệu quả thực thi công vụ sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

d) Tinh thần hợp tác, phối hợp trong công việc và thái độ cầu thị

Trong thực thi công vụ, công chức phải tạo mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp, phải biết hợp tác, giúp đỡ và tƣ vấn, khuyên bảo, tôn trọng, chấp hành ý kiến của cấp trên, lắng nghe ý kiến phải hồi từ người khác; có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc; có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người. Trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao phải có thái độ thẳng thắn, trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi.

Trong hoạt động công vụ, để hoàn thiện bản thân mình, công chức hành chính cần coi trọng việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý từ đồng nghiệp, từ lãnh đạo, từ người dân một cách cầu thị, chân thành, nghiêm túc và thể hiện ý chí khắc phục những mặc còn hạn chế của bản thân để nâng cao hiệu quả công việc. Đó là những bài học từ kinh nghiệm thực tiễn, giúp cho công chức có thêm kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức quản lý các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại tỉnh khăm muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)